Viêm lợi hôi miệng là tình trạng hay gặp phải ở những người không chăm sóc, bảo vệ khoang miệng đúng cách dẫn đến miệng bị nhiễm khuẩn. Thực tế cho thấy, viêm lợi hôi miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi hay giới tính nào. Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về cách chữa viêm lợi hôi miệng phù hợp với từng độ tuổi, có được hiệu quả nhất nhé.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lợi hôi miệng
Một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm lợi phổ biến như:
- Chưa đảm bảo vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: Điều này là một trong những lý do ít người để ý đến, gây nên các vấn đề về khoang miệng. Đây chính là nguyên nhân lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các mảnh vụn thức ăn bám lại trên răng, hình thành mảng bám cao răng cứng đầu, sau đó tấn công phá hủy sâu hơn, từ đó phá hủy các mô liên kết, gây viêm nướu..
- Chế độ ăn uống không khoa học, hợp lý: Một chế độ ăn uống đúng giờ, đúng giấc, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng góp phần ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh răng miệng.
- Sử dụng thuốc lá, rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas,… gây nên những mảng bám màu ngả vàng trên khóe miệng.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Đối với một số người cần dùng thuốc an thần, chống trầm cảm, thuốc dạng sủi trong thời gian kéo dài sẽ dẫn đến khô miệng, giảm tiết nước bọt. Điều này dễ dàng gây nên triệu chứng viêm lợi.
- Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác hiếm gặp gây nên viêm lợi hôi miệng như: Do nội tiết tố thay đổi, gặp những bệnh mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp,…

Cách chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà
Chữa viêm lợi bằng tỏi
Tỏi không chỉ là nguyên liệu sử dụng thường xuyên trong các món ăn mà còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, tỏi được dùng chữa trị viêm lợi hôi miệng bằng cách sau:
- Rửa sạch, bóc vỏ và đập dập tỏi. Sau đó đắp một lượng vừa đủ vào vị trí viêm trong khoang miệng từ 5 – 10 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, duy trì trong thời gian từ 2 – 4 tuần để giảm đau, viêm lợi.
Chữa viêm lợi bằng mật ong
Với cách trị viêm lợi bằng mật ong, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi dùng mật ong. Lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ cho vùng viêm nướu, sau đó để yên 7 – 10 phút. Súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Đây là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện để hạn chế tình trạng viêm lợi, hôi miệng. Hãy kiên trì thực hiện trong vòng 2 – 3 tuần, mỗi ngày 2 lần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.

Cây thuốc nam chữa viêm lợi
Chữa viêm chân răng bằng hoa cúc
Hoa cúc là một loại hoa quen thuộc, chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Vì thế có thể dùng nước cốt hoa cúc tiêu diệt vi khuẩn gây nên viêm lợi, tụt lợi. Nếu không có thời gian giã nát hoặc ép lấy nước cốt đắp lên vùng bị tổn thương trong khoang miệng. Có thể lấy hoa cúc pha trà và sử dụng trong vòng 28 – 30 ngày giúp giảm sưng viêm lợi, hôi miệng hiệu quả.

Chữa viêm chân răng bằng lá lốt
Lá lốt có chứa thành phần chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ tốt. Nhờ đó, sử dụng hỗn hợp lá lốt và muối tinh giã nhuyễn sẽ loại bỏ được tình trạng viêm chân răng, viêm lợi kéo dài.
Chữa viêm chân răng bằng gừng
Để loại bỏ các vấn đề răng miệng như tụt lợi, viêm chân răng, có thể sử dụng nước gừng uống hàng ngày. Lưu ý không nên lạm dụng phương pháp này để tránh gây nóng trong. Chỉ nên uống nước gừng tối đa 3 lần mỗi ngày.
Thuốc chữa viêm lợi hôi miệng
Thuốc chữa viêm lợi được khuyên dùng Penicillin V
Penicillin V là một loại kháng sinh đặc biệt được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng miệng, hoặc nhiễm trùng da và mô mềm. Thành phần chính: Penicillin V kali (400.000 IU), tá dược vừa đủ
Hướng dẫn sử dụng:
- Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
- Người lớn: Ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 viên.
- Trẻ em: 40.000 đến 80.000 IU / kg / ngày mỗi ngày, chia làm 3-4 lần.
Lưu ý: Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc chữa viêm lợi hiệu quả Metronidazol Stada
Metronidazole Santa là một loại kháng sinh đặc trị có tác dụng mạnh đối với bệnh viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí gây ra với thành phần chính của thuốc bao gồm metronidazole. Ngoài ra, Metronidazol Stada còn được các bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh nha khoa nghiêm trọng khác.
Hướng dẫn sử dụng: Uống sau bữa ăn không làm tổn thương dạ dày, ngày uống 3 lần, mỗi lần 200mg.
Thuốc chữa viêm lợi an toàn Clindamycin
Clindamycin là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng nặng và viêm lợi cấp tính. Khi thuốc vào cơ thể sẽ ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, khiến vi khuẩn suy yếu dần và biến mất. Thành phần của Clindamycin có chứa: Clindamycin hydrochloride, nước, ethylenediaminetetraacetic acid, benzyl alcohol và tá dược vừa đủ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Viêm lợi nhẹ: ngày 4 lần, 150-300mg / lần
- Viêm lợi nặng: Cũng có thể dùng 4 lần / ngày nhưng tăng liều lượng lên 300-450mg / lần.

Một số lưu ý khi chữa viêm lợi hôi miệng
Để đảm bảo quá trình trị viêm lợi hôi miệng đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:
- Không được tự ý sử dụng thuốc: hầu hết các loại thuốc chữa viêm nướu đều là thuốc kháng sinh, thuốc chỉ được sử dụng theo chỉ định và chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào để sử dụng.
- Vệ sinh răng miệng: Với các loại thuốc bôi ngoài da, việc chải răng tốt sẽ giúp thuốc đạt được hiệu quả tối đa. Ngược lại, nếu bạn sử dụng thuốc trong khi răng chưa sạch sẽ có thể khiến tình trạng viêm lợi trở nên trầm trọng hơn. Một số sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay như bộ đôi nước súc miệng Valentine và kem đánh răng dược liệu Thái Dương với thành phần chính là nano bạc có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus hiệu quả.
Xem thêm về nước súc miệng Valentine: Tại đây
- Cẩn thận với tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc điều trị viêm lợi, tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra. Nhiều bệnh nhân gặp phải điều này. Tuy nhiên, nếu tác dụng phụ của thuốc trở nên nghiêm trọng hoặc bạn gặp phải những tình trạng không được đề cập trong phần tác dụng phụ của thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để theo dõi kịp thời và bạn cũng nên kê đơn đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Có thể để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Hy vọng bài viết trên sẽ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị viêm lợi uống thuốc gì, viêm lợi chữa trị thế nào. Có nhiều loại thuốc điều trị viêm nướu răng khác nhau, vì vậy ngoài bất kỳ loại thuốc nào trên thị trường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xem xét và tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.
Xem thêm:
[TOP 7] Cách chữa hôi miệng bằng phương pháp dân gian hiệu quả