[Bật mí] 5+ cách điều trị hơi thở có mùi tại nhà hiệu quả

Cách điều trị hơi thở có mùi tại nhà
5/5 - (2 bình chọn)

Hơi thở có mùi không những gây cảm giác khó chịu mà còn làm cho chúng ta kém tự tin trong giao tiếp, thậm chí có thể bị người khác xa lánh. Nhiều người thắc mắc tại sao mình vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà hơi thở vẫn có mùi. Sau đây, Sao Thái Dương sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hơi thở có mùi hiệu quả.

1, Hơi thở có mùi do đâu?

Khi chúng ta ăn uống, các hạt thức ăn bám trên kẽ răng, răng, nướu và đặc biệt là trên bề mặt lưỡi, nếu không được loại bỏ ngay sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn tự nhiên trong khoang miệng tấn công, làm vỡ các hạt thức ăn đó. Quá trình này xảy ra sẽ làm giải phóng một loạt các hợp chất gây mùi hôi ở miệng. Nguyên nhân này thường thấy khi chúng ta vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách

Hôi miệng cũng có thể xảy ra nếu chúng ta để lớp cao răng quá dày, vi khuẩn sẽ tập trung tại cao răng và gây ra mùi hôi. Những mảng bán tích tụ trên răng cũng có thể làm mòn răng và khiến răng bị sâu. Khi bị sâu răng, đặc biệt là lỗ sâu to, rộng khiến cho thức ăn dễ dàng tồn đọng lại và việc vệ sinh răng miệng cũng khó hơn, dẫn đến hôi miệng.

Hơi thở có mùi do đâu?
Hơi thở có mùi do đâu?

2, Tại sao vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà hơi thở vẫn có mùi?

Bạn thắc mắc rằng, mình chải răng đều đặn mỗi ngày, đã lấy cao răng thường xuyên mà tại sao hơi thở vẫn có mùi? Vậy thì mùi hôi có thể do những nguyên nhân sau đây:

2.1, Hơi thở có mùi khi thức dậy vào buổi sáng

Buổi sáng khi thức dậy, hơi thở có mùi hôi là điều hết sức bình thường. Theo các chuyên gia nghiên cứu, hiện tượng này được gọi là “Chứng hôi miệng vào buổi sáng”. Nguyên nhân là do thiếu lượng nước bọt cần thiết. Nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có mùi. Khi chúng ta ngủ một giấc ngủ dài vào ban đêm, lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt hết các vi khuẩn gây mùi, do đó chúng còn tồn tại trong miệng và gây ra chứng hôi miệng vào buổi sáng.

2.2, Hơi thở có mùi khi thở bằng miệng

Thở bằng miệng sẽ làm miệng bị khô, mất đi lượng nước bọt cần thiết để diệt vi khuẩn, khiến cho khả năng làm sạch vi khuẩn của nước bọt bị giảm đi. Trường hợp này thường xảy ra khi chúng ta tập thể dục, do vậy cần bổ sung nước thường xuyên trong quá trình tập luyện.

2.3, Hơi thở có mùi do ăn các loại thực phẩm dễ gây mùi

Những gia vị hằng ngày như hành, tỏi,… lại rất dễ dàng khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Mùi này tồn tại trong khoang miệng của bạn sau khi ăn khoảng 1 đến 2 tiếng, sau đó nó sẽ biến mất. Tuy nhiên, mùi của chúng lại trở lại vào khoang miệng của bạn khi bạn ợ hơi và nói chuyện.

Rượu bia và thuốc lá cũng góp phần không nhỏ tạo nên mùi khó chịu của hơi thở. Hút thuốc làm tăng hợp chất tạo mùi hôi trong miệng và phổi. Ngoài ra nó còn làm giảm lượng nước bọt tiết ra dẫn tới hơi thở có mùi. Rượu, bia là những chất chứa cồn, chúng làm cho miệng bị khô, khiến nước bọt không đủ để diệt vi khuẩn.

Hút thuốc làm tăng hợp chất tạo mùi hôi trong miệng và phổi
Hút thuốc làm tăng hợp chất tạo mùi hôi trong miệng và phổi

2.4, Hôi miệng do một số bệnh răng miệng

Bệnh nướu răng – nha chu : Các bệnh viêm nướu ( viêm lợi) , viêm quanh thân răng, viêm nha chu,…. là những bệnh gây hôi miệng phổ biến nhất, chúng tạo môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển gây mùi hôi.

Những trường hợp nhiệt miệng nặng, có những ổ loét miệng hoặc nhiễm nấm Candida cũng gây ra những mùi hôi khó chịu.

Sâu răng : Những lỗ sâu răng rộng, lớn sẽ là ổ chứa thức ăn thừa, thức ăn thừa đọng lại lâu ngày, vi khuẩn phát triển thuận lợi gây ra tình trạng hôi miệng rất khó chịu.

2.5, Hôi miệng do mắc một số bệnh lý khác

Do trào ngược dạ dày – thực quản

Như chúng ta đã biết, dạ dày là nơi tiêu hóa thức ăn, đồng thời nó cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Khi khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị suy giảm, thức ăn sẽ còn tồn đọng trong dạ dày, các vi khuẩn phân hủy thức ăn ngay tại dạ dày, quá trình này sẽ sản sinh ra nhiều khí có mùi hôi.

Do mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp

Bệnh nhân bị viêm xoang, viêm mũi cấp hoặc mạn,  nghẹt mũi, viêm họng, viêm amidan, ung thư vòm họng,… hay những bệnh lý khác về tai – mũi – họng đều có khả năng khiến hơi thở có mùi do các tế bào bị phân hủy và gây mùi hôi ở miệng.

Do chu kỳ kinh nguyệt

Khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, cơ thể có sự thay đổi về hormone, sản sinh ra lưu huỳnh là nguyên nhân gây hôi miệng. Trong kỳ kinh nguyệt, lượng nước bọt của nữ giới sẽ tiết ít đi, điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

Do dùng một số loại thuốc gây khô miệng

Các thuốc lợi tiểu, chống loạn thần, kháng histamin hoặc một số thuốc giảm đau giãn cơ gây ra khô miệng, vi khuẩn tích tụ ở lưỡi,  từ đó gây hôi miệng.

3, Cách điều trị hơi thở có mùi tại nhà

Như vậy, để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, chúng ta nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây hôi miệng và điều trị nguyên nhân ấy. Dưới đây là một số biện pháp để giữ cho hơi thở luôn thơm mát mà bạn có thể tham khảo.

Cách điều trị hơi thở có mùi tại nhà
Cách điều trị hơi thở có mùi tại nhà

3.1, Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên

Vệ sinh răng miệng vừa giúp cho răng luôn trắng sáng, đảm bảo tự tin khi giao tiếp, vừa loại bỏ đi các thức ăn dư thừa cũng như vi khuẩn tạo mùi hôi, làm giảm mùi hôi.

Chúng ta nên đánh răng 2 lần mỗi ngày (buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy), mỗi lần đánh răng khoảng 2 phút. Mọi người có thể chọn các sản phẩm kem đánh răng có thành phần từ thiên nhiên, trong số đó có kem đánh răng dược liệu thái dương các bạn có thể tham khảo. Sản phẩm kem đánh răng này có chứa các dược liệu, Nano bạc nên có một số tác dụng dưới đây:

  • Hạn chế hôi miệng, nhiệt miệng và viêm răng lợi.
  • Loại bỏ được các mảng bám và những vết ố vàng ở trên răng.
  • Phòng ngừa tình trạng bị tụt lợi hay bị chảy máu chân răng.
  • Tăng cường tuần hoàn tại lợi và chân răng.

Sau khi ăn, chúng ta không nên đánh răng ngay, bới khi đó acid tấn công men răng, đánh răng lúc này rất dễ làm răng bị tổn thương. Như vậy, bạn hãy đợi khoảng 30 phút sau ăn mới vệ sinh răng miệng.

Bàn chải nên thay định kỳ 3 tháng 1 lần, không nên sử dụng bàn chải quá cũ bởi chúng tích tụ rất nhiều vi khuẩn và khả năng làm sạch kẽ răng cũng giảm đi.

Khi ăn xong, để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, chúng ta nên dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để tránh các tổn thương ở nướu và chân răng.

Khám răng định kỳ để răng miệng được chăm sóc và loại bỏ cao răng.

3.2, Sử dụng nước súc miệng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng khác nhau, tuy nhiên thì mọi người cần phải lựa chọn những sản phẩm an toàn và thích hợp với bản thân. Một trong những loại nước súc miệng được nhiều người tin dùng đó là Nước súc miệng Valentine. Sản phẩm có chứa thành phần Nano bạc và Menthol. Nano bạc có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt các virus hay vi khuẩn phát triển ở răng miệng. Nước súc miệng Valentine có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả trẻ em. Sản phẩm được sử dụng cho các trường hợp như hôi miệng, nhiệt miệng, sâu răng, viêm lợi.

Xem thêm thông tin về nước súc miệng Valentine: Tại đây

Sử dụng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng

3.3, Hạn chế ăn các thực phẩm dễ tạo mùi

Tỏi, hành tây, hành muối, … là những thực phẩm khiến hơi thở bạn “nặng mùi”, do vậy bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này. Không phải là bạn không ăn chúng nữa, mà khi có công việc cần giao tiếp nhiều, trong những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn nên tránh ăn chúng để ngăn ngừa hơi thở có mùi hôi.

3.4, Không hút thuốc lá, uống rượu bia

Thuốc lá và rượu, bia là những chất gây hại cho sức khỏe con người, không những thế, chúng còn gây tình trạng hôi miệng. Do vậy, không nên hút thuốc, uống rượu, bia, đó cũng là cách giúp bạn hạn chế tình trạng mùi hôi trong hơi thở. Bạn nên bổ sung nhiều nước hơn để khoang miệng được kích thích tạo nước bọt, tránh tình trạng khô miệng, làm sạch miệng và ngăn ngừa hôi miệng.

3.5, Điều trị các bệnh lý liên quan

Nếu như tình trạng hôi miệng của bạn là do bệnh lý, bạn nên đi khám và điều trị bệnh lý của mình. Các bệnh về gan, thận, rối loạn chuyển hoá, bệnh nha chu,… cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản bằng một số cách sau đây

  • Chia nhỏ các bữa ăn

Khi dạ dày của bạn bị suy giảm chức năng, khả năng tiêu hoá thức ăn bị suy giảm, do vậy bạn không nên ăn quá nhiều vào 1 bữa ăn để tránh tình trạng dạ dày không tiêu hoá được hết và gây tình trạng trào ngược, ợ hơi. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn để dạ dày được tiêu hoá dễ dàng hơn.

  • Nhai kỹ trước khi nuốt

Điều này giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, tiêu hoá dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng trào ngược. Bạn không nên vừa ăn vừa nói chuyện, vì nó  tạo điều kiện cho khí đi vào dạ dày, làm tăng tình trạng ợ hơi.

  • Uống trà gừng

Theo các chuyên gia, nếu bạn uống 1 ly trà gừng sau bữa ăn khoảng 30 phút, nó sẽ làm giảm tình trạng ợ hơi một cách đáng kể. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn cắt lát gừng hoặc nạo gừng nhỏ ra, cho vào cốc và đổ một lượng nước sôi đủ uống,  hãm cho đến khi các thành phần trong gừng được chiết hết ra nước và uống. bạn cũng có thể cho thêm vài thìa đường cho dễ uống, hoặc cho thêm mật ong để làm tăng hiệu quả sử dụng.

Uống trà gừng giảm tình trạng hơi thở có mùi
Uống trà gừng giảm tình trạng hơi thở có mùi
  • Uống trà xanh

Trong trà xanh có các chất loại có khả năng bỏ tác nhân gây hại trong khoang miệng, hỗ trợ loại bỏ các mảng dày, trắng bám trên lợi, từ đó ngăn ngừa hôi miệng.

Cách làm: Lá chè tươi rửa sạch đem đun sôi hoặc hãm trong nước sôi khoảng 10-15 phút.. Có thể uống hoặc súc miệng 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút., sau một  thời gian sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

  • Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn như acid lauric, capric,… Do vậy, chúng có thể ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

Pha 1-2 thìa dầu dừa vào 1 cốc nước muối loãng ( có thể dùng nước muối sinh lý) rồi đem súc miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và sau các bữa ăn. Cách làm này giúp dầu dừa mang lại hiệu quả cao nhất do chúng tiếp xúc được toàn bộ răng, kể cả các kẽ răng. Sau một thời gian bạn sẽ thấy hơi thở mình được cải thiện rõ rệt.

  • Sử dụng nước vo gạo

Trong nước vo gạo có thành phần cám, có tác dụng làm sạch răng, ngăn chặn hình thành các mảng bám chân răng, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ tạo mùi hôi. Bạn có thể sử dụng nước vo gạo để súc miệng hằng ngày hoặc để lắng xuống để tạo “kem đánh răng”, có thể dùng để đánh răng mỗi buổi sáng, tối. Nên sử dụng nước vo gạo mới hoặc bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 12 tiếng .

  • Sử dụng nước dưa chuột (dưa leo)

Trong dưa chuột còn có chứa phytochemicals là thành phần ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi miệng. Bạn có thể dùng nước ép dưa chuột uống sau bữa ăn mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi khó chịu một cách hiệu quả.

Đây là những cách giúp bạn có hơi thở thơm tho, tự tin khi giao tiếp. Sao thái dương chúc bạn sớm tìm ra những phương pháp điều trị cho bản thân, để được tư vấn thêm hãy liên hệ với các dược sĩ tại Sao thái dương nhé!

Xem thêm:

Tại sao hơi thở có mùi trứng thối? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày viết:
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799