Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng mà acid dịch vị liên tục trào ngược lên trên thực quản qua các kẽ hở của cơ vòng tại đó. Việc acid dịch vị trào ngược thi thoảng xảy ra là bình thường nhưng nếu nó xảy ra nhiều trong thời gian ngắn thì bạn nên được điều trị, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Vậy bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Vấn đề gì có thể xảy ra. Cùng Sao Thái Dương trả lời cho câu hỏi trong bài viết sau.
Phân biệt giữa trào ngược dạ dày – thực quản và viêm loét dạ dày
Thông thường, khi nuốt, cơ vòng tại đáy thực quản sẽ giãn ra, cho phép thức ăn đi xuống dạ dày. Sau đó cơ vòng lại đóng lại để ngăn cản sự trào acid dịch vị lên làm tổn thương thực quản. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày là do cơ vòng bị yếu hay giãn ra. Điều này đã khiến acid dịch vị trào ngược lên thực quản theo sự co bóp, đẩy của các nhu động.
Với các biểu hiện ợ chua, ợ hơi, nóng và rát người bệnh rất dễ nhầm lẫn giữa trào ngược và viêm loét dạ dày. Sự khác biệt ở đây thể hiện ở vị trí và thời gian xuất hiện các triệu chứng. Với viêm loét dạ dày, bệnh thường đau tại vùng thường vị và trên rốn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng với trào ngược dạ dày thì biểu hiện sẽ thấy rõ hơn vào thời điểm sau khi ăn và tại vùng dạ dày lan tới cổ họng, các biểu hiện nôn, buồn nôn diễn ra với tần xuất nhiều hơn.
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp, nhanh chóng cải thiện bệnh. Không nên để lâu, kéo dài gây ra các tiến triển bất lợi không mong muốn.
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện bệnh sau:
- Có cảm giác nóng, rát tạo vùng thực quản, triệu chứng này có thể gặp sau khi ăn hoặc thấy rõ hơn vào ban đêm và khi nằm ngủ.
- Tình trạng ợ chua, đắng trong miệng do sự trào ngược thức ăn từ dạ dày lên.
- Đau bụng tại vị trí thượng vị và trên cơ hoành.
- Nuốt khó khăn, cổ họng bị nghẹn.
- Cảm giác có sự vướng víu trong cổ họng.
- Ho mãn tính có thể xảy ra.
- Giọng nói bị khàn, hơi thở khó chịu.

===.> Xem thêm bài viết [Giải đáp thắc mắc] Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gerd) có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản thực chất không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay. Nhưng khi tình trạng bệnh kéo dài, các nguy cơ về nguy hiểm, tác hại trào ngược dạ dày có thể xảy ra. Lúc này người bệnh có thể gặp các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe:
Viêm loét thực quản
Viêm loét tại vùng thực quản là tình trạng xảy ra do sự kích ứng do các dịch vị acid gây ra tại vùng niêm mạc. Lúc này sự tác động của acid đã làm mất lớp chất nhầy bảo vệ, vùng niêm mạc bị tác động trực tiếp bởi acid gây nên tổn thương viêm và loét.
Người bị viêm loét thực quản thường xuyên gặp các vấn đề khó nuốt, nuốt gây đau, ợ hơi, ợ nóng, rát vùng thực quản.
Người bệnh lúc này cần được điều trị bệnh ngay lập tức, tránh để lâu kéo dài khiến các vết loét sâu hơn, sẹo thực quản xuất hiện, các biến chứng nặng hơn có thể xảy ra.
Viêm loét thực quản có thể được điều trị nhờ việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Tuy nhiên việc điều trị tận gốc bệnh rất khó khăn. Người bệnh có thể giảm thiểu các triệu chứng và cần phải kiêng ăn các đồ ăn cay, nóng để tránh bệnh tái phát.

Barrett thực quản
Theo ghi nhận tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc Gia Hoa Kỳ, có đến 5% người bị Barett thực quản với nguyên nhân đến từ vấn đề trào ngược acid dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị Gerd kéo dài có thể mắc Barrett thực quản cao gấp 3 đến 5 lần người bình thường.
Bệnh lý xảy ra khi các các tế bào tạo ra thực quản ngày càng giống với các tế bào tại nên ruột, các mô sẹo do tổn thương loét ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Người bị Barett thực quản sẽ gặp các triệu chứng như: ợ chua thường xuyên. Nặng hơn sẽ là các biểu hiện ngực đau nhức, nuốt khó khăn, nôn ra máu hoặc các chất có màu như màu bã cà phê, đi ngoài phân màu đen hay màu máu.
Để điều trị bệnh việc thay đổi lối sống và thuốc lúc này chỉ có thể là một phần. Các biện pháp can thiệp bởi phẫu thuật cần được thực hiện để loại bỏ các tế bào bất thường này.
Khi có dấu hiệu bị barrett thực quản, người bệnh cần liên hệ ngay với trung tâm y tế để được thực hiện các xét nghiệm và có hướng điều trị tốt nhất.
Biến chứng này của trào ngược dạ dày rất nguy hiểm đến người bệnh. Bệnh lý là một trong các nguyên nhân gây ra vỡ thực quản, hẹp thực quản và ung thư thực quản về sau.

Hẹp thực quản
Khi thực quản bị trào ngược dẫn đến viên trong thời gian dài, các mô sẹo sẽ dần hình thành. Việc tạo thành các mô sẹo có thể khiến thực quản trở nên dày hơn, hẹp đường đi của thức ăn.
Hẹp thực quản có thể gây ra các vấn đề về khó nuốt, cổ họng bị nghẹn, giọng nói trở nên khàn và khó nghe hơn.
Hẹp thực quản kéo dài làm người bệnh chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy kiệt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Nghiêm trọng hơn nếu hẹp thực quản không được điều trị kịp thời có thể gây ra ung thư thực quản.
Thật may rằng, hẹp thực quản nếu được phát hiện sớm có thể điều trị bệnh bằng cách phối hợp điều chỉnh lối sống và phẫu thuật loại bỏ các nốt sẹo.
===>> Xem thêm bài viết Hơi thở có mùi từ dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị.
Ung thư thực quản
Theo nghiên cứu của Lagergren và cộng sự vào năm 1999 nhằm mục đích tìm ra mối liên quan giữa trào ngược dạ dày và ung thư thực quản. Kết quả sau nghiên cứu đã cho thấy tình trạng trào ngược càng diễn ra nhiều và kéo dài nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản càng cao.
Từ đó có thể thấy người bệnh cần chú ý điều trị bệnh sớm khi mới phát hiện, tránh các tác hại của trào ngược dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ung thư thực quản xảy rado các tế bào trong thực quản bắt đầu nhân lên một cách bất thường. Chúng có khả năng xâm lấn và chèn ép các vị trí tại thực quản gây ra các cảm giác khó nuốt và nghẹn. Ngoài ra khi bị ung thư thực quản, người bệnh còn gặp các vấn đề khó thở, nôn ra máu, đau họng, khàn tiếng, ho kéo dài.
Điều đặc biệt là các triệu chứng bệnh thường giống với các triệu chứng viêm dạ dày thông thường. Điều này khiến người bệnh rất dễ lầm tưởng. Chỉ khi khối u đã lan sang vùng khác lúc này bệnh mới được phát hiện. Theo một thống kê được ghi nhận, chỉ có 25% bệnh nhân phát hiện bị ung thư thực quản trước khi khối u lan sang cơ quan khác.
Ung thư thực quản có thể được loại bỏ bởi các ca phẫu thuật, xạ trị và thuốc nếu phát hiện sớm. Việc phát hiện muộn có thể gây khó khăn trị liệu, thậm chí tử vong.

Một số cách cải thiện trào ngược dạ dày tại nhà
- Sử dụng mật ong và tinh bột nghệ hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày
Mật ong có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm hiệu quả. Cùng với đó là sự kết hợp của tinh bột nghệ với hoạt chất curcumin thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Nhờ đó, sự phối hợp sẽ làm giảm và cải thiện bệnh hiệu quả. Phương pháp được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mật ong và tinh bột nghệ
Bước 2: Hòa 2 thìa mật ong và 1 thìa tinh bột nghệ vào khoảng 150ml nước.
Bước 3: Khuấy đều và sử dụng.
Sử dụng thường xuyên vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
- Dùng nước giấm táo hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Một trong các cách hỗ trợ cải thiện bệnh tại nhà là sử dụng giấm táo. Giấm táo có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ các chức năng của hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh. Cùng đó, thành phần còn hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh với tính kiềm trung hòa bớt lượng dịch vị dư thừa, giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấm táo và nước sôi ấm.
Bước 2: Hòa một lượng 2 thìa giấm táo vào khoảng 100ml nước ấm.
Bước 3: Khuấy đều dung dịch và uống.
Nước giấm táo nên được uống vào thời gian 20 – 30 phút trước khi ăn cơm. Thực hiện liên tục trong một thời gian, người bệnh sẽ thấy được sự cải thiện trào ngược.
- Cải thiện trào ngược dạ dày với rễ cam thảo
Theo Đông Y, rễ cam thảo có vị ngọt tính bình. Cam thảo được biết với tác dụng ức chế các histamin H1, ngăn cản sự tiết acid ồ ạt gây trào ngược dạ dày, tổn thương tại dạ dày. Chính vì vậy, dược liệu có khả năng làm giảm sự co thắt cơ trơn, cải thiện các bệnh lý về trào ngược và loét dạ dày hiệu quả. Để cải thiện trào ngược dạ dày tại nhà, người bệnh cần làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị rễ cam thảo khô.
Bước 2: Lấy khoảng 5-10 rễ cam thảo cho vào bình 200ml, đổ nước ấm vào.
Bước 3: Sau khi để khoảng 10-15 phút người dùng có thể sử dụng nước cam thảo.
Phương pháp nên được sử dụng từ 2-3 ngày một lần. Thời điểm uống vào trước khi ăn 30 phút. Để đạt được hiệu quả sử dụng, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài và thường xuyên.
Một số lưu ý ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày tiến triển
Để ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày tiến triển, người bệnh cần thực hiện một số các phương pháp sau:
- Đảm bảo giữ một cân nặng phù hợp.
- Ăn đúng bữa và với một lượng vừa đủ, tránh ăn quá no hay nằm ngay sau khi ăn.
- Khi ăn nên ngồi thẳng lưng.
- Tránh các bữa ăn ngay trước khi đi ngủ, khuyến cáo cho mỗi người chỉ nên ăn vào 3 tiếng trước đó.
- Tránh mặc các đồ bó sát. Khi ngủ nên kê gối cao.
- Tránh sử dụng các chất kích thích hay hút thuốc lá.
- Giảm bớt các tình trạng căng thẳng, stress, thức khuya kéo dài.
- Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày hay bình thường đều phải hợp lý với các đồ ăn lành mạnh, không quá nhiều dầu mỡ hay đồ chiên.
- Tuân thủ các phương pháp điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không được bỏ thuốc khi chưa có quyết định của bác sĩ chuyên khoa.
Giải đáp thắc mắc
Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không?
Bệnh lý có thể cải thiện và kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị sớm. Cùng đó sau thời gian trị liệu người bệnh cần tuân thủ các phương pháp phòng ngừa bệnh tránh sự tái lại của bệnh.
Khi bệnh lý được điều trị càng sớm khả năng hồi phục càng cao.
Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi?
KHi khám trào ngược dạ dày, người bệnh cần thực hiện nội soi. Việc đưa một ống nội soi qua miệng vào thực quản có thể giúp các y bác sĩ kiểm tra, quan sát và đánh giá chính xác hơn về tình trạng bệnh. Từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp.
Trào ngược dạ dày có gây khó thở không?
Trào ngược dạ dày có thể gây khó thở cho người bệnh. Khó thở xảy ra do dịch vị dạ dày quá nhiều tràn lên kích thích thực quản đẩy thức ăn lên vòm họng. Điều này xảy ra khiến cổ họng bị nghẹn, đường thở bị bít tắc gây ra khó thở.
Tài liệu tham khảo
- Phòng khám Cleveland Hoa Kỳ, GERD (Chronic Acid Reflux),clevelandclinic.org. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
- Phòng khám Mayoclinic Hoa Kỳ, Gastroesophageal reflux disease (GERD), mayoclinic.org. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
- Trang thông tin Y khoa Hoa Kỳ, Everything You Need to Know About Acid Reflux and GERD, healthline.com. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
- Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, Heartburn and GERD: Overview, nih.gov. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
- Lagergren và cộng sự, 1999, Symptomatic Gastroesophageal Reflux as a Risk Factor for Esophageal Adenocarcinoma, nejm.org. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
- Đánh giá khoa học và lâm sàng Hoa Kỳ, Gastroesophageal Reflux, Barrett Esophagus, and Esophageal Cancer, jamanetwork.com. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.
Bài viết liên quan