Viêm da đầu là căn bệnh ngoài da phổ biến mà bất kỳ ai cũng có khả năng mắc phải. Vậy bệnh viêm da đầu là gì? Ngày nay, có biện pháp nào chữa tận gốc bệnh viêm da đầu hay không? Để trả lời những câu hỏi trên, mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.
Viêm da đầu là bệnh gì?
Viêm da đầu là tình trạng viêm ở vùng da đầu, nơi có số lượng tuyến bã nhờn tập trung với mật độ cao. Nếu không chữa trị đúng cách, triệu chứng viêm có thể lan xuống da mặt, da ngực,…
Bệnh lý có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào.
Triệu chứng của bệnh viêm da đầu
Khi mắc bệnh viêm da đầu, bạn có thể bắt gặp một số triệu chứng tiêu biểu như:
- Xuất hiện các lớp vảy da màu trắng như gàu bong tróc trên da đầu, tóc, lông mày, râu hoặc ria mép.
- Các mảng da nhờn, ẩm được bao phủ bởi vảy trắng hoặc vàng, bong tróc hoặc đóng vảy ở các vị trí như: dọc theo đường chân tóc, phía sau tai, mặt, hai bên mũi, lông mày, mí mắt,…
- Phần da đầu bị viêm trở nên ửng đỏ.
- Có thể có triệu chứng ngứa, khó chịu.
- Có thể xuất hiện tình trạng rụng tóc ở vùng da đầu bị viêm.
Các triệu chứng của viêm da đầu có nguy cơ nghiêm trọng hơn khi bạn căng thẳng và có xu hướng bùng phát mạnh mẽ vào mùa lạnh, khô.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da đầu
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra lời khẳng định về nguyên nhân gây bệnh viêm da đầu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của viêm da đầu có thể liên quan đến một số yếu tố như:
- Dầu thừa và bã nhờn tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các loại nấm, đặc biệt là nấm Malassezia.
- Lớp màng lipid giúp bảo vệ da đầu bị suy yếu do sự thiếu hụt độ ẩm vào mùa đông. Đây có thể là một nguyên nhân gây bộc phát bệnh viêm da đầu.
- Các vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo âu,… kéo dài gây rối loạn nội tiết tố làm tăng tình trạng tiết dầu thừa, bã nhờn trên da.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, đặc biệt là ở người nghiện rượu, những bệnh nhân nhiễm HIV – AIDS, bệnh nhân ung thư hoặc vừa trải qua phẫu thuật,…
- Yếu tố di truyền.
Chẩn đoán bệnh viêm da đầu như thế nào?
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm da đầu, bạn nên đến gặp các chuyên gia da liễu để có được chẩn đoán chính xác nhất. Sau khi hỏi về tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra da bạn. Họ có thể cạo một chút da và xem xét dưới kính hiển vi để loại trừ các tình trạng rối loạn khác như:
- Viêm da nhiễm Corticoid.
- Bệnh vảy nến
- Bệnh trứng cá đỏ.

Bệnh viêm da đầu có thể chữa tận gốc được không?
Viêm da đầu là tình trạng bệnh lý mãn tính, do đó không có khả năng chữa trị dứt điểm.
Tuy nhiên, nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng của viêm da đầu có thể thuyên giảm và hạn chế bùng phát trở lại.
Mặt khác, nếu bạn áp dụng các phương pháp trị liệu không phù hợp, bệnh lý có thể tái phát liên tục và ngày một nặng hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.
Các giải pháp cải thiện triệu chứng viêm da đầu
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp hữu ích trong công cuộc cải thiện triệu chứng viêm da đầu.
Trong đó, sử dụng dầu gội đặc trị là liệu pháp phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng. Dầu gội dành riêng cho bệnh nhân mắc viêm da đầu thường chứa các thành phần như:
- Nhựa than ( Coal tar): Hoạt chất hoạt động bằng cách loại bỏ các tế bào da đã chết ở lớp trên cùng, đồng thời làm chậm sự “ già hóa” của các tế bào da. Điều này giúp giảm thiểu sự bong tróc của viêm da đầu. Không những thế, nhựa than còn có khả năng giảm tình trạng ngứa ở bệnh lý này.
- Ketoconazole: Thành phần được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm da đầu do nấm. Ketoconazole có tác dụng cản trở quá trình hình thành tế bào nấm, giảm lượng Ergosterol – nguồn nguyên liệu nuôi cấy nấm. Từ đó, Ketoconazole giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề nấm của viêm da đầu.
- Selenium Sulfide: Hoạt chất nằm trong nhóm thuốc chống nhiễm trùng, hoạt động bằng cách làm chậm sự phát triển của nấm men. Selenium Sulfide giúp giảm triệu chứng ngứa, bong tróc da, mẩn đỏ và kích ứng ở bệnh nhân bị viêm da đầu.
- Acid Salicylic: Hoạt chất quen thuộc trong dầu gội đặc trị viêm da đầu, có khả năng loại bỏ tế bào chết, giảm tình trạng mẩn đỏ và sưng tấy.
Nếu đã sử dụng dầu gội trị viêm da đầu mà các tình trạng bệnh lý không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn sử dụng thuốc. Một số thuốc thường được dùng cho bệnh nhân mắc viêm da đầu có thể kể đến như:
- Thuốc kháng sinh khi bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng nặng.
- Thuốc bạt sừng ( Thuốc bong vảy tại chỗ): Acid Salicylic, Acid Lactic,…
- Thuốc chứa Corticoid: dạng uống hoặc dạng bôi.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Tác dụng chống viêm hiệu quả thứ 2 sau thuốc chứa Corticoid.
Lưu ý rằng quá trình sử dụng thuốc phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu mà bác sĩ đề ra, sử dụng đều đặn và đúng liệu trình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện, bạn phải đến ngay cơ sở y tế để có giải pháp khắc phục kịp thời nhất.
Những phương pháp dân gian giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm da đầu
Sử dụng các bài thuốc dân gian cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da đầu mà bạn có thể tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: Đang đau đầu có nên gội đầu không?
Lá trầu không chữa viêm da đầu

Lá trầu không với thành phần chính là các Polyphenol có khả năng giảm các triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ. Đó là lý do vì sao lá trầu không trở thành nguồn dược liệu quen thuộc giúp điều trị bệnh viêm da đầu.
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 1 nắm lá.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn trên lá trầu không bằng nước muối.
- Bước 2: Vò nát lá trầu không rồi cho vào nồi nước, đun sôi khoảng 5 – 10 phút.
- Bước 3: Chờ nước nguội. Sử dụng nước nấu lá trầu không để trực tiếp gội đầu.
- Bước 4: Để da đầu khô tự nhiên mà không cần gội lại bằng dầu gội hoặc nước.
Bạn có thể sử dụng lá trầu không trị viêm da đầu với tần suất 2 – 3 lần/ tuần.
Chữa viêm da đầu bằng lá ổi
Với các hoạt chất chống oxy hóa như Vitamin C, Flavonoid,… lá ổi có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa tình trạng viêm da đầu, giải quyết triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, Vitamin B2 có trong lá ổi giúp kích thích sản sinh Collagen trong tóc, giảm triệu chứng rụng tóc và bảo vệ tóc hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Lá ổi: 1 nắm lá.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng nước muối rửa sạch lá ổi.
- Bước 2: Dùng cối để giã lá ổi. Sau đó vắt lấy nước cốt từ lá ổi, bỏ phần bã.
- Bước 3: Dùng nước cốt lá ổi để ủ tóc khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 4: Xả lại tóc bằng nước sạch.
Phương pháp sử dụng lá ổi để cải thiện tình trạng viêm da đầu có thể áp dụng 3 – 4 lần/ tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: [Đánh giá] Dầu gội đen tóc Nhân Sâm có tốt không?
Lá vòi voi chữa viêm da đầu

Theo các nhà nghiên cứu, lá vòi voi có khả năng kháng viêm hiệu quả, giảm tình trạng khô và bong tróc da. Do đó, lá vòi voi được sử dụng để khắc phục bệnh viêm da đầu.
Phương pháp này được thực hiện theo các bước dưới đây:
Nguyên liệu:
- Lá vòi voi: 1 nắm lá.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xử lý sạch lá vòi voi bằng nước muối.
- Bước 2: Bỏ lá vòi voi đã được rửa sạch vào nồi nước, đun sôi khoảng 10 – 15 phút để thu được tối đa lượng dưỡng chất có trong lá.
- Bước 3: Nước lá vòi voi để nguội, dùng gội đầu trực tiếp.
- Bước 4: Có thể để nước lá vòi voi khô tự nhiên trên đầu mà không cần xả lại bằng nước sạch.
Bạn có thể sử dụng phương pháp này đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để giảm thiểu các triệu chứng của viêm da đầu.
Chữa viêm da đầu bằng lá lốt
Lá lốt là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian. Thành phần chính trong tinh dầu lá lốt bao gồm Flavonoid, Beta – Caryophylen, Benzyl Axetat,… có tác dụng trong việc điều trị triệu chứng viêm, nhiễm khuẩn và giảm đau hiệu quả. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng lá lốt để cải thiện bệnh viêm da đầu.
Nguyên liệu:
- Lá lốt: 1 nắm lá.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá lốt được xử lý sạch bằng nước muối.
- Bước 2: Bỏ lá lốt đã được rửa sạch vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 3: Sử dụng nước lá lốt để gội đầu. Có thể dùng bã lá lốt để chà nhẹ nhàng vào các vùng da bong tróc, mẩn đỏ, ngứa.
- Bước 4: Gội lại bằng nước sạch.
Liệu trình sử dụng bài thuốc dân gian này là 2 – 3 lần/ tuần để bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Chữa viêm da đầu bằng bồ kết, mần trầu, cỏ hương nhu

Từ xưa đến nay, bồ kết đã trở thành dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian trị gàu. Với hàm lượng Glycosid và Flavonoid cao, bồ kết không chỉ làm sạch da đầu, giúp dịu nhẹ làn da bị tổn thương do tình trạng viêm nhiễm, mà còn giúp kích thích mọc tóc, mang lại mái tóc chắc khỏe giàu sức sống.
Cỏ mần trầu giàu hoạt chất Acid Cyanhydric có tác dụng điều hòa quá trình tiết bã nhờn trên da đầu, điều trị triệu chứng ngứa và rụng tóc hiệu quả.
Bên cạnh đó, cỏ hương nhu với các dưỡng chất như Caryophyllene, Carvacrol,… giúp ngăn chặn sự hình thành các nốt viêm mới, giảm tình trạng viêm nhiễm một cách rõ rệt.
Nhờ những thành phần tốt cho tóc và da đầu như trên, sự kết hợp của cả ba dược liệu bồ kết, mần trầu và cỏ hương nhu sẽ mang đến cho bạn kết quả bất ngờ trong việc điều trị bệnh viêm da đầu.
Nguyên liệu:
- Bồ kết: 4 trái.
- Cỏ mần trầu: 1 nắm.
- Cỏ hương nhu: 1 nắm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nướng trái bồ kết rồi bẻ thành những mảnh nhỏ.
- Bước 2: Rửa sạch cỏ mần trầu và cỏ hương nhu bằng nước muối.
- Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 4: Sử dụng nước bồ kết, cỏ mần trầu và hương nhu để trực tiếp gội đầu. Trong quá trình gội, có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất dễ dàng thấm vào da đầu.
- Bước 5: Không cần gội lại bằng nước và để tóc khô tự nhiên.
Sử dụng phương pháp này 2 – 3 lần/ tuần sẽ mang đến cho bạn một mái tóc chắc khỏe, sạch gàu và hạn chế tối đa tình trạng viêm da đầu.
Nếu bạn không có đủ thời gian để chuẩn bị nguyên liệu, dầu gội Thái Dương 3, Thái Dương 7 và Thái Dương 7 Plus sẽ là lựa chọn thay thế vô cùng hoàn hảo. Thành phần của sản phẩm là sự tiếp nối và phát triển từ bài thuốc dân gian trên, bao gồm Bồ kết, Hương nhu, Cỏ Ngũ sắc cùng một số dược liệu khác như Mần trầu, Núc nác…
Bằng công nghệ Nano tiên tiến, dầu gội Thái Dương cung cấp dưỡng chất tinh túy giúp ngăn ngừa tình trạng da đầu nhiều gàu. Đặc biệt, hương thơm trẻ trung của dầu gội Thái Dương 7 plus sẽ mang đến cảm giác sảng khoái, tự tin ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
Lưu ý khi mắc bệnh viêm da đầu
Các triệu chứng của bệnh viêm da đầu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bệnh nhân phải lưu ý một số điều dưới đây để tình trạng bệnh không phát tán rộng và ngày một nặng thêm:
- Hạn chế dùng tay chạm hoặc gãi vào phần da đầu bị viêm.
- Luôn giữ cho da đầu sạch sẽ, thông thoáng để khắc phục tình trạng vi khuẩn sinh sôi khiến triệu chứng viêm thêm trầm trọng.
- Không nên sử dụng mũ, lược hoặc gối với người khác để tránh lây nhiễm nấm gây viêm da đầu.
- Không đi ngủ khi tóc còn ướt vì tóc ướt là môi trường lý tưởng để nấm và vi khuẩn phát triển.
- Khi áp dụng các phương pháp dân gian trị viêm da đầu, bạn phải kiên trì trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả tối ưu.
Các triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc lớp da chết, rụng tóc,… của bệnh viêm da đầu là mối đe dọa trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù chưa có cách điều trị tận gốc bệnh viêm da đầu, bạn vẫn có khả năng cải thiện được phần nào tình trạng bệnh bằng các phương pháp được đề cập ở trên. Mong rằng, bài viết sẽ mang lại cho bạn nguồn kiến thức bổ ích giúp khắc phục bệnh viêm da đầu.
Xem thêm: Nhuộm tóc thảo dược Thái Dương (hộp 5 gói) mua ở đâu?