Nguyên nhân bị lở miệng ở môi và cách điều trị hiệu quả

Lở miệng ở môi kéo dài trên 2 tuần không khỏi (Nguồn: Internet)
5/5 - (1 bình chọn)

Bị lở miệng ở môi là một vấn đề phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Bệnh gây ra đau đớn, khó chịu khi ăn uống và nói chuyện. Vậy làm thế nào để lở miệng mau khỏi? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh này hiệu quả qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân bị lở miệng ở môi

Bị lở miệng ở môi là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc miệng, gây ra các vết loét nhỏ, nông, thường xuất hiện ở môi. Vết loét này có màu trắng hoặc vàng, viền xung quanh màu đỏ, gây đau đớn, khó chịu khi ăn ăn uống và nói chuyện. Có nhiều nguyên nhân gây lở miệng ở môi, nhưng phổ biến là các lý do sau: 

  • Nhiễm virus: Virus Herpes simplex (HSV) là nguyên nhân phổ biến nhất gây lở miệng ở môi. Virus này có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét của người bệnh.
  • Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Streptococcus sanguis cũng có thể gây lở miệng ở môi. Vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể qua vết thương ở niêm mạc miệng.
  • Nhiễm nấm: Nấm Candida albicans cũng có thể gây lở miệng ở môi, đặc biệt là ở người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Thiếu hụt vitamin B12, sắt, folate, kẽm,… có thể làm tăng nguy cơ bị lở miệng ở môi.
  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh, có thể làm tăng nguy cơ bị lở miệng ở môi.
  • Mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, có thể làm gây lở miệng.
  • Chấn thương niêm mạc miệng do cắn phải, do niềng răng,… có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. 
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng, nhiều đường,… gây nóng trong người, là nguyên nhân hàng đầu làm lở miệng ở môi. 
  • Thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết khô, nóng, có thể khiến lở miệng ở môi.

Đọc thêm: Nguyên nhân gây nướu răng sưng lâu ngày và 10 cách điều trị hiệu quả

Bị lở miệng ở môi có thể do Virus Herpes simplex(Nguồn: Internet) 
Lở miệng ở môi có thể do Virus Herpes simplex (Nguồn: Internet)

Cách điều trị lở miệng ở môi hiệu quả

Người bị lở miệng ở môi thường có các triệu chứng như đau, rát quanh vùng môi, xuất hiện vết phồng rộp, vết loét ở viền môi gây khó khăn trong ăn uống và nói chuyện. Để tình trạng này nhanh khỏi và ngăn ngừa vết loét bị tổn thương nghiêm trọng hơn, bạn có thể áp dụng một số cách trị lở miệng ở môi sau: 

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên răng, nướu và tránh tình trạng bị sưng nướu răng. Điều này có thể làm giảm viêm và nhiễm trùng, giúp vết loét nhanh lành hơn. Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý khi vệ sinh răng miệng: 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút. 
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để hạn chế cọ xát vào vết thương. 
  • Người bệnh nên tránh sử dụng kem đánh răng có chứa Sodium lauryl sulfate, một thành phần gây nhiệt miệng.
  • Chải lưỡi của bạn hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám. 
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn. 
  • Súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần một ngày để giảm viêm và đau, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết loét.  
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sáng và tối để bảo vệ răng miệng (Nguồn: Internet)
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sáng và tối để bảo vệ răng miệng (Nguồn: Internet)

Uống nhiều nước

Khi bị lở miệng ở môi, vết lở có thể gây khô và đau nhức. Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho miệng và môi, từ đó giảm đau, rát và khó chịu. Ngoài ra, nước cũng giúp loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn trong khoang miệng, đây là những nguyên nhân có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Các chuyên gia khuyến nghị nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bạn có thể uống các loại đồ uống khác nhau bên cạnh nước lọc như trà, nước trái cây. 

Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho môi(Nguồn: Internet)
Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho môi (Nguồn: Internet)

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Bị lở miệng ở môi là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang gặp vấn đề. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ không thể chống lại vi khuẩn gây hại, dẫn đến tình trạng lở miệng. Để giúp vết loét mau lành và ngăn ngừa tái phát, bạn cần tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Tham khảo thêm cách trị nhiệt lưỡi bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung thêm vitamin B,C và sắt cho cơ thể

Vitamin B, C và sắt là những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe răng miệng. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này có thể giúp giảm nguy cơ bị lở miệng ở môi, đồng thời giúp vết loét mau lành hơn.

  • Vitamin B có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét, giúp vết loét mau lành hơn và làm giảm đau rát do nhiệt miệng gây ra. Bổ sung vitamin B bằng cách loại thực phẩm sau: Cá hồi, cá ngừ, thịt bò, thịt cừu, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm, các loại đậu, hạt. 
  • Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm, giảm giảm đau và sưng tấy ở tổn thương ở miệng gây ra. Hơn nữa, vitamin này cũng thúc đẩy quá trình việc sản xuất collagen, giúp vết lở ở môi lành nhanh hơn. Một số loại thực phẩm chứa vitamin C là Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, quýt, bưởi, chanh,…
  • Sắt cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào mới, bao gồm cả các tế bào ở niêm mạc miệng. Bổ sung sắt đầy đủ có thể giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào mới, giúp vết loét hồi phục nhanh hơn. Bạn có thể bổ sung sắt thông qua một số thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, hải sản, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương, yến mạch, gạo lứt… 
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể(Nguồn: Internet)
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Ưu tiên bổ sung đa dạng các loại rau xanh, trái cây tươi 

Rau xanh và trái cây cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Các chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc miệng và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Cải xanh, bí đao, bí xanh, rau dền,… là những loại rau có tính mát, không chứa chất béo, chứa nhiều nước và vitamin. Nhóm rau này giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể hiệu quả.

Bên cạnh rau xanh, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, kiwi, đu đủ, dâu tây,… cũng rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Ưu tiên trái cây, rau xanh(Nguồn: Internet) 
Ưu tiên trái cây, rau xanh (Nguồn: Internet)

Tránh xa các món là tác nhân gây lở miệng

Ngoài các cách điều trị trên thì thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày cũng giúp điều bị lở miệng ở môi. Một số món ăn và đồ uống có thể làm tình trạng nhiệt miệng thêm trầm trọng, khiến bệnh lâu khỏi, dễ tái phát. Vì vậy, để vết thương mau khỏi, bạn cần tránh một số món ăn sau: 

  • Các món ăn cay nóng với nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, hạt tiêu. 
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.  
  • Đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Hoa quả có nhiều axit như chanh, dứa…
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia  
Tránh xa các món cay nóng (Nguồn: Internet)
Tránh xa các món cay nóng  (Nguồn: Internet)

Dùng các nguyên liệu tự nhiên

Bên cạnh các biện pháp chữa lở miệng thông thường, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng bị lở miệng ở môi, giúp bệnh mau khỏi hơn. Cách này đơn giản, dễ thực hiện và an toàn cho sức khỏe.

Mật ong

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc chữa lở miệng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giảm đau và ngứa, giúp giảm khó chịu khi bị lở miệng. 

Cách thực hiện: Dùng tăm bông hoặc đầu ngón tay chấm mật ong nguyên chất lên vết lở môi. Giữ nguyên trong khoảng 5-10 phút. Sử dụng khăn giấy lau bỏ mật ong trên môi. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha mật ong với nước ấm, uống hàng ngày để thanh lọc cơ thể từ bên trong. 

Mật ong giúp giảm lở miệng (Nguồn: Internet)
Mật ong giúp giảm lở miệng (Nguồn: Internet)

Sữa chua

Viêm ruột và vi khuẩn HP là hai nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bị lở miệng ở môi. Các bệnh này có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc miệng. Sữa chua là một nguồn cung cấp men vi sinh sống, bao gồm lactobacillus. Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, từ đó giúp chữa lở miệng và bảo vệ dạ dày.

Cách thực hiện: Ăn một hũ sữa chua mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối.

Sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa (Nguồn: Internet)
Sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Baking Soda

Baking soda, còn được gọi là natri bicacbonat, là một chất có tính kiềm nhẹ. Tính kiềm này có thể giúp trung hòa axit trong miệng, từ đó giúp giảm đau và ngứa do bị lở miệng ở môi. Ngoài ra, baking soda cũng có tác dụng kháng khuẩn, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết loét. 

Cách thực hiện: Trộn baking soda và nước tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên vết lở miệng. Giữ hỗn hợp trên vết lở miệng trong khoảng 10 phút, rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn ngày 1-2 lần để có hiệu quả. 

Baking soda giúp giảm đau do nhiệt miệng (Nguồn: Internet)
Baking soda giúp giảm đau do nhiệt miệng (Nguồn: Internet)

Dầu dừa

Dầu dừa là một loại dầu tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc hỗ trợ chữa lành vết loét bị lở miệng ở môi. Dầu dừa chứa các axit béo bão hòa, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Những chất này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm đau, rút ngắn thời gian lành vết thương do lở miệng. 

Cách thực hiện: Bôi một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất lên vết lở miệng ở môi, để trong 30 phút thì súc miệng lại với nước. Ngày thực hiện 3-4 lần để có kết quả. 

Dầu dừa hỗ trợ chữa lành vết loét miệng(Nguồn: Internet)
Dầu dừa hỗ trợ chữa lành vết loét miệng (Nguồn: Internet)

Bã chè khô

Bã chè khô chứa chất tanin có tác dụng sát trùng, chống viêm, giúp vết thương mau lành. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research năm 2015 cho thấy rằng bã chè khô có tác dụng tương đương với thuốc giảm đau không kê đơn trong việc giảm đau và viêm do bị lở miệng ở môi

Cách thực hiện: Sử dụng bã chè sau khi pha đắp lên môi trong 15-20 phút. 

Bã chè khô giúp vết thương mau lành (Nguồn: Internet)
Bã chè khô giúp vết thương mau lành (Nguồn: Internet)

Bị lở miệng ở môi khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Bị lở miệng ở môi sẽ khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu vết loét không khỏi sau 2 tuần, vết loét lớn và nhiều hơn, gây đau đớn nghiêm trọng, đi kèm là các triệu chứng như:

  • Vết nhiệt miệng chảy máu, mủ, có mùi hôi. 
  • Sốt cao kéo dài. 
  • Nổi hạch dưới cằm hoặc ở cổ. 
  • Sụt cân đột ngột không lý do. 

Nếu thấy các triệu chứng này, bạn cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra vết thương. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm và phương pháp điều trị phù hợp.  

Lở miệng ở môi kéo dài trên 2 tuần không khỏi(Nguồn: Internet)
Lở miệng ở môi kéo dài trên 2 tuần không khỏi (Nguồn: Internet)

Biện pháp ngăn ngừa lở miệng ở môi

Bị lở miệng ở môi ở môi không gây nguy hiểm cho sức khỏe, có thể tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nó gây đau, khó chịu cho người mắc, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì vậy, để tránh gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố dẫn đến nhiệt miệng như sau: 

  • Giảm thiểu tổn thương miệng: Ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn thực phẩm cứng, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Ngủ đủ giấc, thực hiện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu.
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp cải thiện sức khỏe, sức đề kháng và cân bằng lại cơ thể. Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, cầu lông…
  • Hạn chế hút thuốc lá vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về răng miệng. 
Hạn chế hút thuốc lá(Nguồn: Internet)
Hạn chế hút thuốc lá (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về tình trạng bị lở miệng ở môi. Có thể thấy, đây là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến và bạn không cần quá lo lắng. Nếu áp  dụng các biện pháp trên thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi sau một thời gian ngắn.  

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799