Nhiệt miệng và đau họng là hai triệu chứng phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu hai triệu chứng này xuất hiện cùng nhau có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy bị nhiệt miệng và đau họng đi kèm là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.
Bị nhiệt miệng và đau họng đi kèm là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị nhiệt miệng và đau họng đi kèm có thể là dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng vòm họng. Nhiệt miệng vòm họng là tình trạng xuất vết loét nhỏ, nông, có màu trắng hoặc vàng ở vòm họng. Đây không phải là một lý nguy hiểm, các vết loét có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhiệt miệng kéo dài và tái phát thường xuyên. Nó gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ cảm thấy khó chịu khi ăn uống, nói chuyện.
Triệu chứng khi bị nhiệt ở vòm họng
Nhiệt miệng ở vòm họng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh đau đắn khi ăn và giao tiếp:
- Đau rát, khó chịu khi nuốt: Đây là triệu chứng điển hình nhất của nhiệt miệng vòm họng.
- Vết loét nhỏ ở vòm họng có màu trắng hoặc vàng ở giữa và hơi đỏ ở bên ngoài, kích thước khoảng 1cm.
- Sốt cao do viêm nhiễm.
- Sưng hạch cổ cũng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Một số người có thể gặp các triệu chứng khác như ho, sổ mũi, nghẹt mũi,…

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng và đau họng
Bệnh nổi nhiệt ở vòm họng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm bệnh lý đường tiêu hóa, nhiễm trùng vi khuẩn, hoặc các yếu tố khác như chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng,… Để có phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Vi khuẩn và virus
Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất bị nhiệt miệng và đau họng. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae, và Staphylococcus aureus. Virus Herpes simplex cũng có thể gây ra loét áp tơ trong cổ họng.
Tham khảo:

Tác động cơ học
Các tác động cơ học cũng có thể gây ra nhiệt miệng ở họng. Các hoạt động nhai, nuốt thức ăn cứng có thể gây ra vết thương cơ học ở cổ họng, khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, sử dụng các công cụ cứng hoặc vệ sinh răng miệng quá mạnh cũng có thể làm tổn thương cổ họng, gây ra viêm và loét, từ đó dẫn đến nhiệt miệng.

Tình trạng miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch yếu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng trong cổ họng. Khi hàng rào bảo vệ suy yếu, cơ thể khó chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus và nấm, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Những người có bệnh nền, uống thuốc dài hạn hoặc điều kiện y tế kém có thể dễ dàng bị viêm nhiễm và phát triển thành nhiệt miệng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng. Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám thức ăn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm loét niêm mạc miệng. Cụ thể, các thói quen chăm sóc răng không đúng cách có thể gây nhiệt miệng bao gồm:
- Chải răng quá mạnh.
- Chải răng ít hơn 2 lần một ngày.
- Không vệ sinh lưỡi.
- Không dùng chỉ nha khoa hay tăm nước.

Yếu tố môi trường
Môi trường không thuận lợi, chẳng hạn như khí hậu khô hanh, môi trường ô nhiễm, hoặc hút thuốc lá, có thể làm khô niêm mạc miệng và họng. Niêm mạc miệng và họng là lớp màng nhầy bao phủ bề mặt của miệng và họng, có chức năng bảo vệ các cơ quan này khỏi các tác nhân gây hại. Khi niêm mạc bị khô, nó sẽ trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và gây nhiễm trùng, dẫn đến các triệu chứng bị nhiệt miệng và đau họng.

Thiếu khoáng chất và vitamin
Một số khoáng chất và vitamin quan trọng cần thiết cho sức khỏe răng miệng bao gồm sắt, vitamin B9, vitamin B12, vitamin C, vitamin D và kẽm. Khi cơ thể thiếu hụt các khoáng chất và vitamin này, hệ miễn dịch sẽ suy yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Nhiệt miệng là một trong những biểu hiện phổ biến của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.

Tác động của bệnh lý hô hấp và nha khoa
Các bệnh lý hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi xoang,… có thể gây ra nhiệt miệng vòm họng do tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển trong khoang miệng. Ngoài ra, các vấn đề nha khoa như nhiễm vi khuẩn H. pylori, viêm loét dạ dày – đại tràng,… cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện và tái phát của nhiệt miệng vòm họng.

Thay đổi nội tiết tố
Trong các giai đoạn như mang thai, tiền mãn kinh, thời kỳ hành kinh và đang cho con bú, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua những biến đổi về nội tiết tố. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Khi hàng rào bảo vệ suy yếu, các loại vi khuẩn, virus có hại có thể tấn công niêm mạc cổ họng và gây ra các vết loét, viêm nhiễm. Các vết loét này thường xuất hiện ở hai bên thành họng, gây đau rát, khó chịu khi nuốt.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý như đau nhức, viêm nhiễm. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng viêm, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen, diclofenac,… có thể gây ra tác dụng phụ là nhiệt miệng. Tình trạng này thường gặp hơn ở những người sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng liều cao.
Tình trạng trào ngược, loét dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày – đại tràng,… cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Các bệnh trên khiến niêm mạc dạ dày, ruột bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu. Điều này có thể khiến cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, trong đó có nhiệt miệng.

Nhiệt miệng ở vòm họng có nguy hiểm không?
Câu trả lời là không. Nhiệt miệng ở vòm họng không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đây là một tình trạng phổ biến, thường do virus gây ra. Bệnh khá lành tính, thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng
- Viêm amidan
- Viêm họng
- Viêm thanh quản
- Suy nhược cơ thể
- Áp xe vùng hạ phong
- Nấm họng
- Ung thư vòm họng
Do đó, nếu thấy các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng vòm họng, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó, cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế biến chứng.
Xem thêm: Nhiệt miệng không đau có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Phương pháp điều trị bệnh nhiệt
Phương pháp điều trị bệnh nhiệt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các cách hết nhiệt miệng sau để giảm đau và khó chịu:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Với những tình trạng bị nhiệt miệng nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cách này dễ thực hiện, an toàn và lành tính, mang lại hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số thói quen tốt bạn nên duy trì:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách với bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa hàng ngày.
- Uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng và giảm kích ứng, nên uống đủ 2 lít mỗi ngày.
- Dùng thức ăn dạng mềm, lỏng và ít gia vị để tránh làm miệng mạc miệng tổn thương, khiến tình trạng nhiệt miệng nặng hơn.
- Hạn chế ăn đồ ăn có tính cay nóng như ớt, tiêu.
- Chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa thành phần lành tính, chiết xuất từ thảo dược như kem đánh răng dược liệu Thái Dương.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Thuốc tây là một trong những phương pháp điều trị nhiệt miệng vòm họng phổ biến. Các loại thuốc này có thể giúp giảm đau, sưng và thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét. Bạn có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi.
- Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi tại chỗ như thuốc mỡ, gel hoặc kem có chứa thành phần như Benzocaine, Lidocaine, Benzydamine, Triamcinolone acetonide… Chúng giúp giảm sưng và viêm, làm dịu vết loét, đồng thời bảo vệ nó khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
- Thuốc uống: Các loại thuốc uống như thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc thuốc giảm đau có thể được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng vòm họng do nhiễm trùng. Thuốc giúp điều trị nhiệt miệng từ bên trong.
Lưu ý: Liều lượng và cách sử dụng thuốc tây để chữa nhiệt miệng vòm họng sẽ tùy thuộc vào loại thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Áp dụng thủ thuật ngoại khoa
Thủ thuật ngoại khoa là một phương pháp điều trị nhiệt miệng ở họng, được sử dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc các vết loét quá lớn và gây đau đớn nghiêm trọng. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Cách này sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm loét, ngứa ngáy và khó chịu ở họng.
Phương pháp này thường được thực hiện trong phòng khám bác sĩ hoặc bệnh viện. Thời gian thực hiện thủ thuật thường ngắn, chỉ từ vài phút đến vài giờ. Sau khi thực hiện, bạn có thể gặp một số triệu chứng như đau họng, sưng và chảy máu nhẹ. Các triệu chứng này thường sẽ biến mất trong vài ngày.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt ở vòm họng
Nhiệt ở vòm họng khá lành tính, có thể tự khỏi nhưng dễ tái phát nhiều lần trong năm. Vì vậy, để hạn chế mắc nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần một ngày, sáng và tối.
- Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đặc biệt là nhiều rau xanh, các loại hạt.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không căng thẳng, lo âu.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng cách chạy bộ, bơi lội, cầu lông, đạp xe, yoga…
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với những nơi bị ô nhiễm.
- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm dịch bệnh, chất độc hại.

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về tình trạng bị nhiệt miệng và đau họng. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết đây là dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng vòm họng, một bệnh lý thường gặp, không gây nguy hiểm. Từ đó mà có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.