Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không? Những điều cần biết khi lấy cao răng

Bị viêm lợi nên lấy cao răng  (Nguồn: Internet)
5/5 - (1 bình chọn)

Lấy cao răng là biện pháp hiệu quả để loại bỏ cao răng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bác sĩ sẽ khuyến cáo không nên lấy cao răng để tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Vậy bị viêm lợi có nên lấy cao răng không? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm câu trả lời và những điều cần biết khi lấy cao răng qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về bệnh viêm lợi

Lợi là tổ chức mô mềm bao quanh răng, có nhiệm vụ bảo vệ và giữ cho chân răng chắc chắn. Lợi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, săn chắc và không bị sưng. Lợi nhiễm khuẩn sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc nâu sẫm, mềm nhão và dễ chảy máu.

Viêm lợi là gì?

Bệnh viêm lợi là tình trạng nướu răng bị viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn tích tụ lâu ngày tạo thành mảng bám. Mảng bám này gây kích ứng nướu, khiến nướu bị viêm, sưng đỏ, chảy máu và có thể dẫn đến mất khoáng làm men răng suy yếu. Viêm nướu là bệnh dễ mắc ở hầu hết mọi người, nhưng nếu được chăm sóc răng miệng đúng cách, bệnh dễ dàng được khắc phục. Tuy nhiên, nếu không điều trị, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn.

Các dấu hiệu của viêm lợi thường bao gồm:

  • Lợi sưng đỏ, tấy lên.
  • Lợi dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Lợi tụt khỏi răng.
  • Mùi hôi miệng.
  • Đau răng.
  • Viêm lợi răng lung lay
Viêm lợi là tình trạng nướu răng bị viêm nhiễm(Nguồn: Internet)
Viêm lợi là tình trạng nướu răng bị viêm nhiễm (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi

Một trong những nguyên nhân gây viêm lợi phổ biến là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Việc này sẽ tạo điều kiện cho mảng bám hình thành trên răng và gây ra tình trạng viêm nhiễm các mô xung quanh nướu. Ngoài mảng bám và cao răng, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị viêm lợi bao gồm:

  • Viêm lợi thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Chế độ ăn uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ bị viêm lợi.
  • Lười đánh răng có thể khiến bạn bị bệnh.
  • Một số bệnh lý, chẳng hạn như tiểu đường cũng là nguyên nhân gây viêm lợi.
  • Hút thuốc lá có thể làm tăng khả năng bị viêm lợi và các biến chứng của nó.
  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin C, vitamin D, canxi và kẽm có thể làm nướu suy yếu, khiến chúng dễ bị viêm hơn.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai có thể có nguy cơ mắc viêm lợi cao hơn.

Xem thêm:

Viêm lợi là do chăm sóc răng miệng không đúng cách (Nguồn: Internet)
Viêm lợi là do chăm sóc răng miệng không đúng cách (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu về cao răng

Cao răng là vấn đề răng miệng phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu không được loại bỏ kịp thời, cao răng có thể là nguyên nhân của các bệnh lý về răng miệng khác.

Cao răng là gì?

Cao răng là những mảng cứng, bám chặt vào răng và nướu. Cao răng được hình thành từ sự kết hợp của mảng bám, vi khuẩn và các khoáng chất trong nước bọt. Mảng bám là một lớp màng dính của vi khuẩn và thức ăn tích tụ trên răng. Nếu mảng bám không được loại bỏ, nó sẽ cứng lại thành cao răng. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết cao răng:

  • Mảng bám cứng, dính chặt vào răng và nướu. Đây là dấu hiệu nhận biết cao răng dễ thấy nhất.
  • Răng có màu vàng nâu hoặc đen.
  • Lợi sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu.
  • Hôi miệng.
Cao răng là những mảng bám cứng, bám chặt vào răng và nướu(Nguồn: Internet)
Cao răng là những mảng bám cứng, bám chặt vào răng và nướu (Nguồn: Internet)

Lý do nên lấy cao răng

Lấy cao răng là một trong những kỹ thuật nha khoa cơ bản. Nó giúp loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên răng. Việc lấy cao răng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, bao gồm:

  • Ngăn ngừa viêm lợi và bệnh nha chu: Cao răng gây viêm lợi và bệnh nha chu là do vi khuẩn trong mảng bám gây ra. Khi lấy cao răng, các mảng bám và cao răng sẽ được loại bỏ, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và hạn chế viêm nhiễm.
  • Giảm nguy cơ sâu răng: Cao răng có thể tạo thành các vết nứt và rãnh trên răng, khiến thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu dần có thể dẫn đến sâu răng.
  • Giữ cho răng sạch sẽ và khỏe mạnh: Mảng bám và cao răng có thể làm cho răng trông xỉn màu và ố vàng. Lấy cao răng sẽ giúp răng trắng sáng và khỏe mạnh hơn.
  • Giảm mùi hôi miệng: Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng có thể phân hủy thức ăn và tạo ra các khí có mùi. Thực hiện phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn này, từ đó giảm mùi hôi miệng.
Lấy cao răng giúp giảm mùi hôi miệng (Nguồn: Internet)
Lấy cao răng giúp giảm mùi hôi miệng (Nguồn: Internet)

Cao răng gây viêm lợi là đúng hay sai?

Câu trả lời là đúng. Cao răng là một lớp màng bám cứng, bám chặt vào răng và nướu. Cao răng được hình thành từ sự kết hợp của mảng bám, vi khuẩn. Cao răng gây viêm lợi, dẫn đến các triệu chứng như lợi sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu. Điều này là do các vi khuẩn trong cao răng sẽ tiết ra các chất độc hại, gây viêm nhiễm. Viêm nướu là giai đoạn đầu của viêm nha chu, một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới mất răng. Vì vậy, có thể nói rằng cao răng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm lợi.

Cao răng gây viêm lợi
Cao răng gây viêm lợi

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không?

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không? Câu trả lời là có. Vì cao răng gây viêm lợi. Do đó, việc điều trị viêm lợi bắt buộc phải bắt đầu từ việc lấy cao răng. Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên bề mặt răng, chân răng và dưới nướu. Mảng bám và cao răng chính là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Khi được loại bỏ, nướu sẽ giảm sưng viêm và hồi phục khỏe mạnh.

Ngoài lấy cao răng, người bị viêm lợi cũng cần được điều trị bằng các phương pháp khác như dùng thuốc kháng sinh hoặc ghép vạt nướu trong một số trường hợp nặng.

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng? Bị viêm lợi nên lấy cao răng (Nguồn: Internet)
Bị viêm lợi nên lấy cao răng (Nguồn: Internet)

Biến chứng của viêm lợi nếu không xử lý cao răng triệt để

Mảng bám và cao răng là nơi vi khuẩn cư trú và gây ra các bệnh lý răng miệng, trong đó có viêm lợi. Nếu không được xử lý triệt để, viêm lợi có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm: 

  • Viêm nha chu là giai đoạn nặng hơn của viêm lợi. Khi đó, các mô nướu và xương nâng đỡ răng bị phá hủy, khiến răng lung lay và có thể bị mất.
  • Mảng bám và cao răng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Sâu răng có thể dẫn đến đau nhức, ê buốt răng, thậm chí là mất răng.
  • Mảng bám và cao răng có thể xâm nhập vào tủy răng, gây viêm tủy răng. Viêm tủy răng có thể dẫn đến đau nhức dữ dội, thậm chí là phải nhổ bỏ răng.
  • Viêm quanh răng là tình trạng viêm nhiễm ở các mô xung quanh răng, bao gồm nướu, xương nâng đỡ răng và dây chằng. Viêm quanh răng có thể gây đau nhức, sưng tấy.
  • Viêm lợi, viêm nha chu có thể khiến phụ nữ mang thai sinh non, bé sinh ra nhẹ cân hơn so với bình thường.
  • Viêm lợi nặng cũng ảnh hưởng đến phổi, khi vi khuẩn từ khoang miệng di chuyển vào trong, làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi.
Không lấy cao răng có thể dẫn đến viêm nha chu (Nguồn: Internet)
Không lấy cao răng có thể dẫn đến viêm nha chu (Nguồn: Internet)

Đối tượng nên và không nên lấy cao răng

Theo các bác sĩ nha khoa, lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa cần thiết để loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên răng. Việc này giúp răng chắc khỏe, hạn chế các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… Dưới đây là những đối tượng nên và không nên lấy cao răng:

Đối tượng nên lấy cao răng

Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, không gây đau đớn, được thực hiện bởi các nha sĩ. Và hầu hết mọi người đều nên lấy cao răng ít nhất 6 tháng một lần, nhất là các đối tượng sau:

  • Người có nhiều mảng bám, cao răng tích tụ trên răng
  • Người bị viêm lợi cần điều trị bệnh.
  • Người bị viêm nha chu.
  • Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về răng miệng, chẳng hạn như người hút thuốc, tiểu đường, phụ nữ mang thai,…
Hầu hết mọi người đều có thể lấy cao răng (Nguồn: Internet)
Hầu hết mọi người đều có thể lấy cao răng (Nguồn: Internet)

Đối tượng không nên lấy cao răng

Cơ bản thì mọi người đều nên lấy cao răng định kỳ, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, những người thuộc các đối tượng sau đây thì tạm thời không nên lấy cao răng. Vì việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Người bị viêm nha chu nặng, nướu hoại tử lở loét, viêm nướu hoại tử cấp tính, viêm lợi phì đại… có thể gây chảy máu nhiều, khó cầm máu, khiến việc lấy cao răng trở nên nguy hiểm.
  • Người bị bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên gặp khó khăn trong việc thở bằng miệng khi lấy cao răng.
  • Người bị viêm tủy cấp có thể bị đau răng dữ dội khi tiếp xúc với máy lấy cao răng hay nước lạnh.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, sốt xuất huyết, mắc bệnh qua đường nước bọt cũng không nên lấy cao răng vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Người không thể tự kiểm soát, không có khả năng tự chủ có thể bị chấn thương hay chảy máu nhiều trong quá trình thực hiện phương pháp này.
Người bị viêm nha chu nặng không lấy cao răng
Người bị viêm nha chu nặng không lấy cao răng

Các phương pháp lấy cao răng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có ba phương pháp lấy cao răng phổ biến là lấy cao răng bằng máy thổi cát, lấy cao răng truyền thống và lấy cao răng bằng máy siêu âm. Tùy vào tình trạng cao răng của bạn, mà nha sĩ có thể lựa chọn một trong các phương pháp phù hợp:

  • Lấy cao răng bằng máy thổi cát

Phương pháp này sử dụng máy thổi cát để phun mạnh những hạt cát tròn siêu nhỏ lên răng, nhằm đẩy mảng bám và vụn thức ăn bám trên răng ra ngoài. Máy phun cát có ưu điểm là nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

  • Lấy cao răng truyền thống

Phương pháp này sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng cầm tay để tiến hành lấy cao răng. Lấy cao răng truyền thống có ưu điểm là chi phí thấp. Tuy nhiên, nó yêu cầu tay nghề của nha sĩ phải cao để tránh làm tổn thương nướu răng. Nếu nha sĩ không kiểm soát được lực tốt hoặc cao răng nhiều và cứng, rất dễ làm răng bị tổn thương, xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, răng ê buốt sau khi cạo vôi.

  • Lấy cao răng bằng máy siêu âm

Đây là kỹ thuật phổ biến, được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Nha sĩ sẽ sử dụng đầu máy siêu âm tác dụng lên các mảng bám, khiến chúng bong ra mà không ảnh hưởng đến các mô mềm trên răng. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao, ít xâm lấn và ít gây đau đớn.

Phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm (Nguồn: Internet)
Phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm (Nguồn: Internet)

Những điều cần lưu ý để lấy cao răng đạt được hiệu quả tốt nhất

Lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, để việc này đạt hiệu quả tốt nhất thì khi có ý định đi lấy cao răng, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Phụ nữ mang thai chỉ nên lấy cao răng ở thời điểm 3 tháng giữa của thai kỳ. Ở giai đoạn tam nguyệt cá đầu tiên và tam nguyệt cá cuối cùng, bạn nên hạn chế lấy cao răng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Nếu bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… bạn nên thăm khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn liệu có nên lấy cao răng hay không.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi không nên lấy cao răng. Nguyên nhân là do răng, nướu của trẻ ở độ tuổi này còn chưa hoàn thiện, nếu sử dụng máy lấy vôi răng sẽ rất dễ khiến răng mọc lệch khỏi cung hàm.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín vì nơi đây sẽ có đội ngũ nha sĩ có tay nghề cao và máy móc chuyên dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho thủ thuật lấy cao răng.
  • Lấy cao răng là một thủ thuật đơn giản, không gây đau đớn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị tâm lý thoải mái để quá trình lấy cao răng diễn ra thuận lợi.
Phụ nữ mang thai chỉ lấy cao răng ở 3 tháng giữa thai kỳ (Nguồn: Internet)
Phụ nữ mang thai chỉ lấy cao răng ở 3 tháng giữa thai kỳ (Nguồn: Internet)

Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa nướu và men răng bị vi khuẩn tấn công gây hại. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm rõ: 

  • Không ăn uống trong vòng 30 phút sau khi lấy cao răng. Điều này sẽ giúp vết thương trên nướu có thời gian để lành lại.
  • Không súc miệng mạnh trong vòng 24 giờ sau khi lấy cao răng. Việc súc miệng mạnh có thể làm tổn thương vết thương trên nướu.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để đánh răng nhẹ nhàng. Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút.
  • Sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các kẽ răng.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài qua nước tiểu.
  • Tránh hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có chứa cồn vì có thể khiến răng bị ố vàng. 
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra và vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, quá dai hay chứa nhiều axit như kem, nước đá, nước chanh, cam… vì chúng có thể làm tổn thương men răng. 
Hạn chế rượu bia, thuốc lá ngay sau khi lấy cao răng(Nguồn: Internet)
Hạn chế rượu bia, thuốc lá ngay sau khi lấy cao răng (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về việc bị viêm lợi có nên lấy cao răng không. Hy vọng qua bài viết bạn đã tìm được câu trả và có cho mình sự lựa chọn phù hợp. Tóm lại, việc lấy cao răng thường xuyên là một thói quen tốt, không chỉ giúp răng trắng sáng hơn mà còn ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng khác. 

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799