Nhiệt miệng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất hiện nay, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này đa phần không gây nguy hiểm, dễ chữa trị nhưng hay tái phát, gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Bài viết này, Sao Thái Dương sẽ giới thiệu đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của các loại nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ, nông ở niêm mạc miệng, thường có màu trắng hoặc vàng, gây đau và khó chịu khi ăn uống. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, nhưng thường gặp nhất ở môi, má, lưỡi và nướu răng. Bệnh tùy lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng nặng, bạn có thể gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Vi khuẩn này thường cư trú ở các vết loét hoặc vết thương nhỏ trên niêm mạc miệng. Khi số lượng vi khuẩn quá nhiều, chúng sẽ gây viêm nhiễm và hình thành vết loét. Ngoài ra, nhiệt miệng cũng thể thể do các nguyên nhân khác như:
- Thiếu hụt vitamin B12, vitamin C, sắt và kẽm. Các vitamin và khoáng chất này có tác dụng duy trì sức khỏe niêm mạc miệng.
- Tiếp xúc với các chất kích ứng có trong kem đánh răng, thực phẩm cay hoặc đồ uống có tính axit có thể gây nhiệt miệng.
- Cắn vào má hoặc lưỡi, chải răng quá mạnh có thể gây viêm nhiễm và hình thành các vết loét.
- Căng thẳng kéo dài.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc nhiệt miệng cao hơn bình thường.
- Do các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến mảng bám và vi khuẩn tích tụ.
- Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường.
Có thể bạn quan tâm: Vì sao trẻ hay bị nhiệt miệng? Chữa như thế cho đúng cách và nhanh khỏi?

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường xuất hiện ở nhiều vị trí trong khoang miệng, nhưng thường thấy các ở môi, má, lưỡi và nướu răng. Tình trạng này rất dễ phát hiện với các triệu chứng sau:
- Vết loét nhỏ, nông có kích thước từ 1-2mm, hình tròn hoặc oval ở niêm mạc miệng.
- Vết loét gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống.
- Các vết loét thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
- Sưng tấy xung quanh vết loét.
- Nổi hạch ở cổ.

Phân biệt các loại nhiệt miệng phổ biến
Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Có nhiều loại nhiệt miệng khác nhau, các loại nhiệt miệng được phân chia dựa vào kích thước, tỉ lệ mắc và nguyên nhân gây ra:
Nhiệt miệng thể nhỏ
Nhiệt miệng thể nhỏ là dạng phổ biến nhất trong các loại nhiệt miệng, chiếm tới 85% các trường hợp mắc bệnh. Vết loét thường xuất hiện ở phía trước miệng, bao gồm môi, má trong và hai bên lưỡi. Đường kính vết loét từ 3-10mm, có màu trắng vàng. Vết loét bắt đầu hình thành từ một nốt đỏ, gây cảm giác nóng rát hoặc châm chích trong 1-2 ngày. Sau đó, nốt đỏ sẽ phồng lên và vỡ ra, tạo thành vết loét. Vết loét có thể tự lành sau 1-2 tuần mà không để lại sẹo.
Tìm hiểu về tình trạng nhiệt miệng không đau

Nhiệt miệng thể lớn
Nhiệt miệng thể lớn là một trong các loại nhiệt miệng ít phổ biến hơn, chỉ chiếm khoảng 10% các trường hợp. Vết loét thường xuất hiện ở môi, vòm miệng và hạch amidan. Dạng nhiệt miệng này xuất hiện sau tuổi dậy thì. So với nhiệt miệng thể nhỏ, vết loét của thể lớn có kích thước to hơn, từ 1-3cm. Chúng cũng nhiều và gây đau đớn hơn. Vết loét có thể tự lành sau 2-6 tuần, nhưng có nguy cơ để lại sẹo.

Nhiệt miệng thể Herpes
Nhiệt miệng thể Herpes là dạng ít phổ biến nhất trong các loại nhiệt miệng, chỉ chiếm 5% các trường hợp. Dạng nhiệt miệng này khởi phát muộn hơn, thường xuất hiện từ tuổi trưởng thành và thấy nhiều hơn ở nữ giới. Nhiệt miệng Herpes có thể gây tổn thương miệng nghiêm trọng nhất và dễ tái phát nhiều lần. Các vết loét nhỏ, có đường kính từ 1-3mm, liên kết lại thành các đám loét lớn trên một nền ban đỏ. Vết loét có thể gây đau đớn và khó chịu. Vết loét có thể tự lành sau 2-4 tuần, nhưng có thể để lại sẹo.

Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Hầu hết triệu chứng các loại nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày, không để lại sẹo. Tuy nhiên, chúng gây ra các triệu chứng đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt cho người mắc. Vì vậy, để nhiệt miệng nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng sau:
Súc miệng bằng nước muối loãng
Súc miệng bằng nước muối loãng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để điều trị các loại nhiệt miệng. Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp làm giảm đau và nhanh lành các vết loét. Ngoài ra, nó cũng giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng, giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.
Cách làm: Hòa tan 1 thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Súc miệng bằng dung dịch này 3-4 lần một ngày, mỗi lần 30 giây để có hiệu quả.

Dùng dầu dừa
Dầu dừa có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất có lợi cho răng miệng. Axit lauric giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm cho niêm mạc miệng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách làm: Thoa một lượng nhỏ dầu dừa lên vết loét, giữ nguyên trong vài phút rồi súc miệng lại với nước. Ngoài ra, bạn có thể pha dầu dừa với nước ấm để súc miệng cũng giúp giảm đau rát.

Dùng trà túi lọc để giảm đau
Chè túi lọc có chứa tanin – một chất giúp giảm đau, sưng tấy và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Ngoài ra, nó cũng giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình hồi phục vết thương và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Cách làm: Đặt bã trà túi lọc lên vết loét, giữ nguyên trong 10 phút. Thực hiện cách này 2-3 lần một ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi.

Mật ong giúp làm dịu vết loét
Mật ong chứa hydroperoxide – một chất sát trùng giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác, từ đó giúp giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa vết loét lan rộng. Đồng thời, mật ong cũng cung cấp các dưỡng chất dồi dào giúp cải thiện, điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.
Cách làm: Bạn có thể dùng ngón tay sạch hoặc tăm bông để bôi mật ong lên vết loét. Để yên như vậy trong khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

Dùng thuốc không kê đơn để điều trị nhiệt miệng
Nếu tình trạng loét miệng lâu ngày không khỏi bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn thuốc bôi hay thuốc uống:
- Thuốc bôi là thuốc điều trị các loại nhiệt miệng phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng làm dịu vết loét, giúp vết thương mau lành. Một số loại thuốc bôi phổ biến là Gengigel, Oracortia, Urgo…
- Thuốc uống thường được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng nặng, không đáp ứng với các phương pháp khác. Một số thuốc uống trị nhiệt miệng hay dùng là: thuốc kháng sinh, corticosteroid…

Mẹo dùng rau má, rau diếp cá để chữa nhiệt miệng
Rau má và rau diếp cá là một vị thuốc dân gian được sử dụng rộng rãi trong điều trị các chứng nóng trong người. Với tính mát, diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, giúp giảm các triệu chứng như mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón,… Ngoài ra, hoạt chất decanoyl-acetaldehyd trong diếp cá có tính kháng sinh mạnh mẽ, giúp bảo vệ niêm mạc miệng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Cách làm: Bạn chỉ cần rửa sạch rau diếp cá, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Uống nước ép rau diếp cá 2-3 lần/ngày.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, có thể tái phát nhiều lần và kéo dài không khỏi. Nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể do các yếu tố như thay đổi nội tiết tố, thay đổi thời tiết, chế độ ăn uống, căng thẳng… Để phòng ngừa các loại nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Giảm căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch, yoga, thiền.
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất giúp cân bằng hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị nhiệt miệng. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin B, sắt và kẽm như cam, chuối, chanh, các loại rau xanh, kiwi, dâu…
- Ngủ đủ 8 tiếng một ngày để cơ thể hồi phục và chống lại nhiễm trùng.
- Hạn chế các thức ăn cay nóng, chứa nhiều ớt, tiêu vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiệt miệng.
- Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần một ngày bằng bàn chải lông mềm.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa và tăm nước sau mỗi lần ăn để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Trên đây là những chia sẻ về các loại nhiệt miệng và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể thông tin hữu ích, từ đó các biện pháp điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả. Để biết thêm các mẹo chăm sóc răng miệng hữu ích, hãy truy cập website của Sao Thái Dương.