Hôi miệng là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, gây ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người mắc. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh đã áp dụng nhiều phương pháp như sử dụng thuốc, áp dụng các mẹo dân gian, trong đó có nước vo gạo. Vậy chữa hôi miệng bằng nước gạo có thực sự hiệu quả? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Công dụng của nước gạo trong chăm sóc răng miệng
Nước gạo là một nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày, được sử dụng chủ yếu để nấu cơm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nước gạo còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong chăm sóc răng miệng, cụ thể như sau:
- Làm trắng răng: Nước gạo có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin A, B, E,… giúp loại bỏ các mảng bám và vết ố trên răng, từ đó giúp răng trắng sáng tự nhiên.
- Ngăn ngừa sâu răng: Nước gạo có chứa các axit amin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của răng, giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Giúp răng chắc khỏe: Nước gạo có chứa các vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng nướu răng, giúp nướu chắc khỏe và ngăn ngừa viêm nướu.
- Cải thiện tình trạng hôi miệng: Nước gạo chứa các chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, từ đó giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

6 Cách chữa hôi miệng bằng nước gạo hiệu quả
Có nhiều cách chữa hôi miệng bằng nước gạo tại nhà. Bạn có thể dùng nước vo gạo nguyên chất hoặc kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số công thức giúp cải thiện hơi thở có mùi, bạn có thể tham khảo:
Súc miệng bằng nước gạo loãng trị hôi miệng
Súc miệng bằng nước gạo loãng là một phương pháp dân gian có tác dụng trị hôi miệng hiệu quả. Nước gạo có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, vitamin C và niacinamide. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch mảng bám trên răng và nướu. Từ đó, giúp loại bỏ mùi hôi miệng và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng tái phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chén nước gạo loãng, có thể dùng nước gạo vo lần 2 hoặc nước gạo đã nấu chín.
- Súc miệng với nước gạo loãng trong vòng 30-60 giây, sau đó nhổ bỏ.
- Súc miệng lại với nước sạch.

Dùng nước gạo đánh răng chữa hôi miệng
Ngoài cách chữa hôi miệng bằng nước gạo loãng, nhiều người còn áp dụng phương pháp đánh răng bằng nước vo gạo đậm đặc. Phương pháp này được cho là có thể giúp cải thiện mùi hôi miệng, loại bỏ mảng bám, cải thiện một số bệnh lý về lợi.
Cách thực hiện:
- Vo gạo, bỏ nước đầu, lấy nước thứ 2 cho vào hũ thủy tinh hoặc ly.
- Để cho các vụn cám gạo lắng dưới ly thành 1 hỗn hợp sền sệt.
- Gạn bỏ phần nước trong ở trên, giữ phần đặc phía dưới.
- Dùng hỗn hợp này thay cho kem đánh răng thông thường.
- Sử dụng 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng tối.
- Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc trị hôi miệng để tăng hiệu quả.

Kết hợp nước gạo với muối chữa hôi miệng
Nước vo gạo và muối là hai nguyên liệu quen thuộc có tác dụng trị hôi miệng hiệu quả. Muối có tính kháng khuẩn, giúp sát trùng và làm sạch cho khoang miệng. Khi kết hợp hai nguyên liệu này, chúng sẽ tạo thành hỗn hợp có tác dụng làm sạch sâu răng miệng, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Cho 1 thìa muối tinh vào 1 bát nước vo gạo.
- Đun nước này trên lửa khoảng 2-3 phút.
- Để hỗn hợp nguội hẳn rồi súc miệng 2 lần/ngày.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng một lượng muối vừa đủ. Nếu dùng quá nhiều muối, có thể gây khô miệng, mòn men răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Có thể bạn quan tâm: Súc miệng nước muối có hết hôi miệng không?

Cách trị hôi miệng bằng nước vo gạo kết hợp với chanh
Chanh là một loại quả quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong đời sống. Trị hôi miệng bằng chanh kết hợp với nước vo gạo mang lại hiệu quả bất ngờ. Chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, acid citric, canxi, magie, flavonoid, lignin, pectin, axit ascorbic,… có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus, nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, chanh còn giúp loại bỏ mảng bám trên răng, loại bỏ mùi hôi miệng đáng kể.
Cách thực hiện:
- Đổ nước vo gạo vào ly và để lắng.
- Vắt ½ quả chanh vào ly nước vo gạo, khuấy đều.
- Dùng hỗn hợp này súc miệng trong 1-2 phút rồi nhổ bỏ.
- Súc miệng lại với nước sạch.

Cách chữa hôi miệng bằng nước gạo với lá diếp cá
Không chỉ là loại rau thơm ăn kèm nhiều thực phẩm, diếp cá còn là một vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Trong diếp cá có chứa hai chất quan trọng là decanoyl-acetaldehyd và quercetrin. Decanol-acetaldehyde có tác dụng diệt nấm, ký sinh trùng và kháng sinh cao. Quercetin có khả năng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Ngoài ra, diếp cá còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, E, K, sắt, canxi,…
Cách thực hiện:
- Diếp cá rửa sạch, vò nát.
- Cho diếp cá vào nồi nước vo gạo, đun sôi trong 5 phút.
- Tắt bếp, để nguội.
- Dùng nước này ngậm súc miệng 2 lần/ngày, mỗi lần 3 – 5 phút.
- Bã diếp cá có thể bỏ hoặc dùng để nhai ngậm đều được.

Nước vo gạo kết hợp với mật ong chữa hôi miệng
Nước vo gạo và mật ong là hai nguyên liệu tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng trị hôi miệng. Mật ong chứa các chất kháng khuẩn như hydrogen peroxide, methylglyoxal, pinocembrin, galangin,… Chúng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm sạch, loại bỏ các mảng bám thức ăn và cặn vôi răng, giúp hơi thở thơm mát hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chén nước vo gạo thứ hai và 1 thìa cà phê mật ong.
- Trộn đều hai nguyên liệu trên với nhau.
- Súc miệng với hỗn hợp này trong khoảng 30 giây, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

Chữa hôi miệng bằng nước gạo có hiệu quả?
Câu trả lời là có. Theo các nghiên cứu, nước gạo có chứa các thành phần như vitamin B, vitamin E, axit amin, chất chống oxy hóa,… Các thành phần này giúp làm sạch răng miệng, giúp giảm thiểu các nguyên nhân gây hôi miệng. Do đó, nước gạo có thể cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: nguyên nhân gây hôi miệng, tình trạng hôi miệng và cách thực hiện. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nước vo gạo có chứa một số chất kháng khuẩn và chống oxy hóa có thể giúp làm sạch khoang miệng và giảm mùi hôi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, không thể thay thế thuốc chữa bệnh và điều trị tận gốc hôi miệng.

Lưu ý khi khi sử dụng nước gạo khắc phục tình trạng hôi miệng
Nước vo gạo là nguyên liệu an toàn, lành tính, dễ kiếm và có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi sử dụng để điều trị hôi miệng, bạn cũng cần chú ý một số điều sau:
- Hiệu quả của nước gạo thường chậm, bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy kết quả.
- Chỉ sử dụng nước vo gạo lần hai để không chứa tạp chất, bụi bẩn.
- Không sử dụng nước gạo đã để quá lâu vì chúng dễ bị chua, lên men, có mùi khó chịu.
- Nước vo gạo chỉ là một biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị hôi miệng khác. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần kết hợp sử dụng nước gạo với các biện pháp khác như: vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống.
- Nếu tình trạng hôi miệng kéo dài, không thấy cải thiện, nên thăm khám nha sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
- Hạn chế dùng tăm tre để xỉa răng vì có thể khiến kẽ răng thưa dần, nên dùng chỉ nha khoa thay thế.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng.

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về các cách chữa hôi miệng bằng nước gạo. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết thêm một số thông tin hữu ích. Từ đó áp dụng để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, cho hàm răng trắng sáng và tự tin hơn trong giao tiếp.