Cỏ ngũ sắc hay hoa ngũ sắc, là một loại hoa rất quen thuộc trên khắp nước ta. Cây có rất nhiều công dụng đối với chăm sóc da, đặc biệt là da đầu. Vậy Cỏ ngũ sắc là gì? Có tác dụng như thế nào? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.
Giới thiệu về cây Cỏ ngũ sắc
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
- Tên tiếng Việt: Cây cứt lợn, cỏ hôi, bù xích, hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị
- Phân loại khoa học: Asteraceae (Họ cúc)
- Mô tả cây Cỏ ngũ sắc:
- Là một cây thảo nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông mềm, cao khoảng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hoặc 3 cạnh, dài 2-6cm và rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.

- Sinh thái: Cỏ ngũ sắc thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu nóng. Mùa hoa và quả gần như quanh năm.
- Phân bố trên thế giới: Có nguồn gốc ở châu Mỹ, sau phát tán ra khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở châu Á, cây mọc khá phổ biến ở vùng Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ.
- Phân bố tại Việt Nam: Phân bố khắp nơi từ vùng núi cao trên 1500m đến các tỉnh vùng trung du và cả ở đồng bằng. Cây thường mọc gần như thuần loài ở các nương ngô, bãi sông, ven đường đi và trong vườn.
- Bộ phận dùng: Thường dùng toàn cây, đôi khi cắt bỏ rễ.
Tác dụng của Cỏ ngũ sắc
Tác dụng kháng khuẩn
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong tinh dầu của cỏ ngũ sắc như cadinen,caryophyllen, curmarin có tác dụng kháng khuẩn, do đó được ứng dụng trong các sản phẩm dầu gội để tiêu diệt nấm và vi khuẩn, giúp cho mái tóc sạch gàu từ gốc đến ngọn. Nhờ vậy mà tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc cải thiện đáng kể. Mái tóc cũng trở nên bóng mượt, thơm tho và chắc khỏe. Do đó, nhiều sản phẩm dầu gội đầu có nguồn gốc từ thiên nhiên đều sử dụng loại dược liệu này.
Trong đó nổi bật lên sản phẩm dầu gội dược liệu thái dương 7, giúp 7 ngày sạch gàu tóc vẫn suôn mượt với công dụng:
- Sạch gàu ngay sau khi gội lần đầu tiên và 7 ngày tiếp theo không gội, không gầu, không ngứa.
- Sạch tóc và da đầu, dưỡng tóc, giúp tóc suôn mềm, không cần dùng thêm dầu xả.
- Thoáng mát da đầu.
- Phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người hay rụng tóc và người bị hói.
Chiết xuất thô từ cây cho thấy tỉ lệ diệt cao (ở hầu hết các nồng độ thử nghiệm) đối với ký sinh trùng Trypomastigote, Leishmania và Plasmodium falciparum.
Có thể bạn quan tâm: Hoa Cúc Đức: Vị thuốc chữa các rối loạn tiêu hóa
Tác dụng giảm đau
Ngoài ra, trong nghiên cứu trên động vật, cây ngũ sắc còn chứng minh hiệu quả giảm đau và làm giãn cơ bắp, đặc biệt trong bệnh thấp khớp. Tại Brazil, dịch chiết nước của toàn bộ cây ngũ sắc được dùng cho người bệnh viêm khớp, kết quả cho thấy 66% có tác dụng giảm đau và viêm, 24% giúp cải thiện khả năng đi lại sau một tuần điều trị mà không có tác dụng phụ.
Xem thêm: Tác dụng giảm đau của dược liệu Bạch tật lê và Quế chi
Tác dụng hạ đường huyết
Chiết xuất từ cây Cỏ ngũ sắc có tác dụng làm giảm lượng đường huyết lúc đói của chuột thí nghiệm mắc bệnh tiểu đường xuống 39,1% (sau Thài lài châu Phi với tỉ lệ 78%). Do đó, nó được xem là rất có ích, giúp chống lại bệnh tim, đột quỵ (với nồng độ Magie cao), ngăn ngừa táo bón (với hàm lượng chất xơ cao) và tốt cho sự tăng trưởng tế bào (với hàm lượng protein cao).
Tác dụng làm khô các vết lở loét
Chiết xuất ethanol từ cây cỏ ngũ sắc còn giúp làm khô các vết lở loét do dòi ở vú của phụ nữ đang cho con bú (bệnh Myiasis) với tỉ lệ lành bệnh là 92, 7% (thí nghiệm ở 50 phụ nữ, trong đó có 17,25 % bị bệnh).
Công dụng của Cỏ ngũ sắc
Chữa các bệnh: Viêm nhiễm đường hô hấp, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày. Ngoài ra, cỏ ngũ sắc còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau sinh… Trong dân gian cũng thường phối hợp với bồ kết để nấu nước gội đầu.

Thu hái, chế biến cây Cỏ hôi
Thu hái toàn cây, sau đó cắt bỏ rễ để dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học
- Thành phần hoạt chất chưa rõ, tuy nhiên trong cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc (tính theo dược liệu khô kiệt), màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ và có thể có coumarin.
- Trong hoa có 0,2% tinh dầu, có mùi gây nôn. Cả hoa và lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen. Thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm 6-demetoxygeratocromen, ageratochromen và caryophyllen, ba thành phần này chiếm 77% hàm lượng tinh dầu. Ngoài ra, lá còn chứa stigmast 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic.
- Cây cỏ ngũ sắc ở Việt Nam chứa 0,7-2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá là 4,7% (tính theo dược liệu khô kiệt).
Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng Cỏ ngũ sắc
- Chữa rong huyết sau sinh: Hái chừng 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống trong ngày và duy trì khoảng 3-4 ngày.
- Chữa viêm xoang mũi dị ứng: Hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông rồi nhét vào lỗ mũi bị đau.
- Trị gàu: Cỏ ngũ sắc khô 50g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu.
- Viêm họng: Cỏ ngũ sắc 20g, kim ngân hoa 20g, lá giẻ quạt 6g, cam thảo đất 16g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia 2-3 lần.
- Viêm đường hô hấp: Cỏ ngũ sắc 20g, lá bồng bồng 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia 2-3 lần.
- Cầm máu sau sinh: Cỏ ngũ sắc 30-50g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
- Eczema, chốc đầu: Một lượng cỏ ngũ sắc vừa đủ, nấu nước rửa vết thương ngày 1-2 lần.
- Viêm xoang: Cỏ ngũ sắc 30g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia 2-3 lần.
- Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cỏ ngũ sắc 20g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30g. Giã nát, thêm nước cây phong ma 15ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc
- Tránh nhầm lẫn giữa cây Cỏ ngũ sắc với cây bông ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm (nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn) để tránh tác dụng không mong muốn.
- Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra xem có nguy cơ dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong cây thuốc này không.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.65-66)
- Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học. (tr.49)
- Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược. (tr.55-56)