Hơi thở thơm tho sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng đánh răng xong vẫn bị hôi miệng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc này? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đánh răng xong vẫn bị hôi miệng
Đánh răng là một trong những cách cơ bản để vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa hôi miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi miệng ngay cả khi bạn đã đánh răng thường xuyên. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bạn bị hôi miệng sau khi đánh răng:
Sâu răng
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng là sâu răng. Khi răng bị sâu, men răng bị phá hủy, tạo thành các lỗ sâu. Các lỗ này là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng sẽ phân hủy thức ăn thừa và các tế bào chết trong lỗ sâu, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.
Đánh răng chỉ loại bỏ một phần vụn thức ăn trên bề mặt răng, không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong lỗ sâu. Đó là nguyên nhân bạn đánh răng thường xuyên vẫn bị hôi miệng.
Xem thêm: Cách trị hôi miệng do sâu răng

Do vôi răng
Vôi răng là một lớp màu cứng vàng hoặc nâu bám trên răng, được hình thành bởi sự tích tụ mảng bám và khoáng chất trong nước bọt. Vôi răng có thể che phủ bề mặt răng, khiến việc đánh răng trở lên khó khăn hơn và vi khuẩn dễ tích tụ. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, tụt lợi và hôi miệng.
Tham khảo thêm: Làm răng sứ có bị hôi miệng không?

Không vệ sinh lưỡi khi đánh răng
Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong khoang miệng. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển trên lưỡi. Chúng gây ra nhiều khó chịu ngay cả khi bạn vừa mới đánh răng xong. Chình vì vậy, khi chăm sóc răng miệng, bạn đừng quên làm sạch lưỡi.

Tuyến nước bọt hoạt động kém
Nước bọt có tác dụng trung hòa axit, loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng. Khi thiếu nước, tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng. Hơi thở có mùi do thiếu nước bọt thường xảy ra vào buổi sáng, khi thức dậy sau một giấc ngủ. Nguyên nhân là vì trong khi ngủ, cơ thể ít tiết nước bọt hơn. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do uống ít nước trong ngày, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức.

Do sỏi amidan
Sỏi amidan là một trong những nguyên nhân khiến bạn vừa đánh răng xong đã hôi miệng. Sỏi amidan là những khối cứng màu trắng hoặc vàng, hình thành từ các tế bào chết và vi khuẩn trong hốc amidan. Chúng có thể tạo ra mùi hôi thối, khó chịu. Mùi này có thể nặng hơn sau khi ăn uống hoặc giao tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như đau họng, khó nuốt hoặc cảm giác ngứa ở họng.

Do trào ngược dạ dày
Khi bị trào ngược dạ dày, axit dạ dày và thức ăn chưa tiêu hóa có thể trào ngược lên thực quản, vòm họng và thậm chí lên miệng. Điều này có thể gây ra tình trạng đánh răng rồi nhưng vẫn hôi miệng. Bên cạnh đó, axit dạ dày có thể làm khô miệng, khiến niêm mạc bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, gây ra tình trạng đánh răng xong miệng vẫn hôi.

Do hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm giảm sản xuất nước bọt, khiến miệng khô và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể bám vào răng và lưỡi, tạo ra mùi hôi. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Dental Association, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị hôi miệng cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc.
Có thể bạn quan tâm: Vàng răng hôi miệng nguyên nhân do đâu? 20+ Cách điều trị hiệu quả

Sử dụng các loại thực phẩm có mùi nồng
Khi bạn ăn các thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành, cà phê, đồ uống có cồn,… thì các mùi này sẽ bám lại trên lưỡi, răng và nướu răng dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Các hợp chất này có thể được vi khuẩn trong khoang miệng phân hủy, tạo ra các mùi hôi khó chịu, là nguyên nhân đánh răng xong miệng vẫn hôi.
Đánh răng chỉ có thể loại bỏ một số mùi này, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn. Nguyên nhân là do đánh răng chỉ có thể làm sạch bề mặt răng, lưỡi và nướu răng. Các hợp chất hữu cơ gây mùi hôi có thể bám sâu vào các kẽ răng, dưới nướu răng và trong các túi nha chu.

Bị viêm họng
Hôi miệng sau khi đánh răng có thể do bị viêm họng. Khi mắc bệnh, niêm mạc họng bị sưng, loét, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy. Dịch nhầy này có thể chứa vi khuẩn và các chất gây mùi, khi được tống ra ngoài sẽ khiến hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, viêm họng cũng có thể gây khô miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh triển và gây mùi.

Nhịn đói
Khi nhịn đói, lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm đáng kể. Điều này khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn, dẫn đến hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, khi nhịn ăn, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Quá trình này sẽ tạo ra các chất chuyển hóa có mùi như ketones. Các ketones này sẽ theo máu lên phổi và thoát ra ngoài theo hơi thở, khiến hơi thở có mùi hôi.

Niềng răng và các thiết bị cố định răng
Niềng răng và các thiết bị cố định không phải nguyên nhân trực tiếp khiến hơi thở có mùi. Khi niềng răng, thức ăn dễ dàng mắc ở các kẽ răng, mắc cài và dây cung. Nếu không được làm sạch, thức ăn thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi. Ngoài ra, niềng răng cũng có thể khiến người bệnh gặp khó ăn trong ăn uống. Điều này có thể dẫn đến việc người bệnh chán ăn, từ đó làm giảm lượng nước bọt trong miệng.

Uống rượu
Rượu bia là thức uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong các dịp lễ tết, liên hoan. Tuy nhiên, ít ai biết rằng rượu bia có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Khi uống rượu, lượng cồn trong máu sẽ tăng lên, khiến cơ thể phải đi tiểu nhiều hơn để đào thải cồn ra ngoài. Điều này dẫn đến mất nước, khiến miệng khô và kích thích vi khuẩn sinh sôi . Vi khuẩn trong miệng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, bao gồm sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.

Lượng đường trong máu cao
Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit ceton hơn. Axit ceton là các chất thải được tạo ra khi cơ thể phân hủy chất béo thay vì glucose để lấy năng lượng. Axit ceton có thể thoát ra khỏi cơ thể qua hơi thở, gây ra mùi hôi giống như trái cây chín. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến người bệnh cảm thấy miệng luôn bị khô, góp phần làm hôi miệng nặng hơn.

Hội chứng Sjogren
Một nguyên nhân bị hôi miệng mà ít người biết đến là hội chứng Sjogren. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tuyến nước bọt và tuyến lệ. Việc này dẫn đến giảm tiết nước bọt, gây khô miệng. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, bệnh nướu răng và nhiễm trùng.
Nhiễm ký sinh trùng, giun sán
Nhiễm trùng ký sinh trùng, giun sán có thể là nguyên khiên bạn vừa đánh răng xong đã hôi miệng, thậm chí ngay cả khi bạn đã đánh răng thường xuyên. Nguyên nhân là do các ký sinh trùng này có thể sống trong đường ruột, dạ dày hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Khi ký sinh trùng chết đi, chúng sẽ bị phân hủy và tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi. Các hợp chất này có thể đi qua đường máu và ra khỏi cơ thể qua hơi thở, gây mùi khó chịu.

Đánh răng thường xuyên vẫn bị hôi miệng gây ảnh hưởng gì?
Hôi miệng, đặc biệt là hôi miệng sau khi đánh răng, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị giác, giao tiếp và tâm lý của người bệnh. Người bị hôi miệng thường không thể cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn, khiến việc ăn uống trở nên nhạt nhẽo, không ngon miệng. Điều này có thể dẫn đến việc chán ăn, suy dinh dưỡng, còi xương.
Tình trạng này cũng khiến người bệnh ngại giao tiếp, không dám tiếp xúc với người khác, dẫn đến tâm lý tự ti, mặc cảm. Từ đó ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội.
Ngoài ra, hơi thở có mùi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,… Nếu không được điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Làm gì khi đánh răng xong vẫn bị hôi miệng?
Đối với những trường hợp hôi miệng do nguyên nhân thông thường, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà. Các biện pháp này có ưu điểm là độ an toàn cao, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Thay bàn chải thường xuyên
Bàn chải đánh răng sau một thời gian sử dụng sẽ bị mòn và lông bàn chải sẽ trở nên cứng hơn. Điều này có thể làm tổn thương nướu răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng. Việc thay bàn chải sẽ giúp làm sạch răng miệng hiệu quả hơn, ngăn ngừa các bệnh lý về răng khác, từ đó, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay bàn chải đánh răng ít nhất ba tháng một lần, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị mòn hoặc hư hỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng sau khi bị ốm hoặc bị nhiễm trùng răng miệng.

Sử dụng kem đánh răng có chứa flour
Kem đánh răng có chứa flour là một trong những sản phẩm chăm sóc răng miệng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Flour có tác dụng giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Ngoài ra, flour cũng có thể giúp giảm hôi miệng. Để sử dụng sản phẩm này đúng cách, bạn thực hiện các bước sau:
- Lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu lên bàn chải đánh răng.
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất hai phút.
- Tập trung đánh sạch các mặt răng, kẽ răng và nướu.
- Súc miệng sạch bằng nước sau khi đánh răng.

Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa để làm sạch kẽ răng
Tăm xỉa có thể làm tổn thương nướu răng và khiến thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng. Chỉ nha khoa là một lựa chọn thay thế an toàn và hiệu quả hơn. Để sử dụng chỉ nha khoa, bạn cần:
- Cuộn chỉ nha khoa thành một sợi dài, khoảng 45-60 cm.
- Quấn một phần chỉ nha khoa quanh ngón trỏ của mỗi tay, sao cho khoảng 2,5cm chỉ nha khoa thừa ra ngoài.
- Luồn chỉ nha khoa vào giữa hai răng, di chuyển lên xuống nhẹ nhàng để loại bỏ thức ăn thừa.
- Lặp lại với tất cả các kẽ răng.

Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng là một sản phẩm chăm sóc răng miệng được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng, lưỡi và nướu. Đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi. Để cải thiện hôi miệng bằng nước súc miệng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn loại nước súc miệng có chứa các thành phần chống khuẩn như chlorhexidine, triclosan hoặc fluoride. Ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần từ tự nhiên.
- Súc miệng bằng nước súc miệng trong khoảng 30 giây sau khi đánh răng.
- Không nuốt nước súc miệng.
- Không sử dụng nước súc miệng quá thường xuyên, có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong đó, nước súc miệng Thái Dương là một sản phẩm được nhiều chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao.

Nước súc miệng Thái Dương được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như bạc hà, quế, tinh dầu long não,… kết hợp với nano bạc. Sản phẩm có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, giúp làm sạch lưỡi, vôi răng và vụn thức ăn thừa. Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, nước súc miệng Thái Dương mang lại hiệu quả vượt trội trong việc chăm sóc răng miệng. Giúp bạn sở hữu hơi thở thơm mát, tự tin suốt cả ngày.
Uống đủ nước
Một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng hôi miệng là uống đủ nước. Nước giữ cho miệng được ẩm ướt, tăng tiết nước bọt, hạn chế vi khuẩn. Theo các chuyên gia, người trưởng thành nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bạn có thể chia nhỏ lượng nước trong ngày để dễ dàng thực hiện. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước ép rau củ. Tuy nhiên, nên hạn chế các loại đồ uống có cồn, chứa nhiều đường vì chúng có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Không hút thuốc
Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, bao gồm nicotine, carbon monoxide, và formaldehyde. Những chất này có thể làm là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu cho hơi thở. Vì vậy, khi bạn bỏ thuốc lá, tình trạng hôi miệng được cải thiện đáng kể. Sau khoảng 2-3 ngày không hút thuốc, bạn sẽ bắt đầu thấy hơi thở của mình thơm tho hơn. Sau khoảng 2 tuần, hôi miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Đánh răng nhưng vẫn hôi miệng khi nào cần gặp bác sĩ?
Đánh răng xong vẫn bị hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các vấn đề nha khoa. Trong trường hợp hôi miệng do các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,… thì các biện pháp chăm sóc tại nhà thường không mang lại hiệu quả. Việc chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy hôi miệng sau khi đánh răng đi kèm các biểu hiện sau:
- Đau nhức răng, xuất hiện các vết đen, nâu trên răng
- Chảy máu răng thường xuyên
- Sưng mô nướu
- Hình thành ổ mủ, chảy dịch gây ra mùi hôi tanh trong khoang miệng
- Tụt nướu răng, răng thưa, lỏng lẽo và có nguy cơ gãy rụng

Trên đây là những giải đáp của Sao Thái Dương về vấn đề tại sao đánh răng xong vẫn bị hôi miệng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời, từ đó có biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này, cho hơi thở thơm mát hơn.