Khi mang thai, mẹ bàu rất dễ gặp phải các tình trạng răng miệng như viêm lợi, sưng lợi, chảy máu chân răng,… Vậy các dấu hiệu chảy máu chân răng ở bà bầu là gi? Có cách nào chữa trị không? Những cách đó có an toàn không?…. Để giúp các mẹ bầu giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về chảy máu chân răng ở bà bầu qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu có thai chảy máu chân răng

Khi mang thai, bà bầu thường có các triệu chứng ở răng báo hiệu viêm lợi, chảy máu chân răng. Lợi bình thường có màu hồng nhạt, chắc khỏe. Khi bị viêm, lợi có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau và trở nên nhạy cảm hơn, chỉ một va chạm nhẹ cũng có thể gây chảy máu.
Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu chân răng
Thay đổi lượng canxi
Khi có thai nhu cầu canxi tăng rất cao có thể tăng tới 50% so với bình thường, do vậy rất dễ khiến cho mẹ bầu bị thiếu canxi nếu không có chế độ bổ sung hợp lý. Thiếu Calci làm cho răng trở nên yếu hơn, là nguyên nhân dẫn đến sâu răng, chảy máu chân răng.
Thay đổi Hormone
Khi mang bầu lượng hormon estrogen, progesteron tăng cao làm tăng lượng máu đến nướu răng. Điều này khiến cho tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng ở mẹ bầu trở nên nặng nề hơn.
Thay đổi dinh dưỡng
Trong thời kỳ thai nghén mẹ bầu hay ăn uống thất thường, có những mẹ bầu thèm ăn đồ ngọt, chua, hàm lượng đường cao hơn bình thường. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng… nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoa học.
Viêm lợi

- Viêm lợi là một trong những tình trạng thường xuyên gặp phải, có khoảng 60 – 75% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này.
- Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố nữ estrogen và progesteron gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó gây ra viêm lợi, tình trạng này thường gặp bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ.
- Viêm lợi có thể tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không can thiệp và điều trị, tình trạng vệ sinh răng miệng kém hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách có thể tiến triển thành viêm lợi mạn tính, sâu răng và các bệnh nha chu khác.
Xem thêm:
U nhú thai nghén
- Thường gặp vào 3 tháng giữa của thai kỳ.
- Biểu hiện: Một khối u nhỏ có thể ở bất cứ đâu trong khoang miệng của bà bầu. Và vị trí hay gặp nhất là ở nướu răng. Khối u không bền vững có thể bị loét hoặc dễ gây chảy máu chân răng vị trí quanh khối u.
- Đây là khối u lành tính, nó sẽ nhỏ dần và mất sau khi sinh mà không cần dùng thuốc can thiệp phẫu thuật.
- Tuy nhiên, nếu khối u ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống, nhai nuốt, hoặc dễ chảy máu khi có hoặc không có sự va chạm vào khối u hay khối u không biến mất sau khi sinh thì bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có thể chỉ định cắt bỏ khối u.
Sâu răng
- Nguyên nhân có thể do sự phát triển của các chủng vi khuẩn, hay chế độ ăn nhiều chất bột, đường, hoặc có thể do giảm nồng độ ion Ca²⁺….
- Khi bị sâu răng người bệnh có thể có những cơn ê buốt thoáng qua hoặc ê buốt rõ ràng khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích dấu hiệu ê buốt sẽ hết.
- Khi mang thai nếu bị sâu răng bạn cần điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại những biến chứng nặng hơn như: Áp xe chân răng, viêm mô tế bào ở bề mặt răng.
Mòn răng
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thường bị thai nghén gây nôn ói nhiều. Khi nôn ói, ngoài các chất nôn còn kéo theo acid dạ dày gây mòn chân răng, phá hủy men răng và dễ gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
- Để hạn chế tình trạng mòn răng này, sau khi nôn mẹ bầu nên súc miệng và đánh răng ngay, đồng thời cần sử dụng các loại kem đánh răng chứa flour, nano bạc.
Bà bầu bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng ở phụ nữ có thai là tình trạng khá phổ biến, thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản tại nhà. Nếu tình trạng nặng hơn, bà bầu nên đi khám nha sĩ để được điều trị.
Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng cho bà bầu
Đến nha sĩ kiểm tra
- Nếu bà bầu bị chảy máu chân răng kéo dài kèm theo tình trạng máu khó cầm gây chảy máu trong thời gian dài, hoặc lượng máu chảy nhiều, thường xuyên có cảm giác tê buốt, khó chịu răng thì nên đến nha sĩ kiểm tra để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
- Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.
Dùng kem đánh răng phù hợp
Các bà bầu cần chú ý sử dụng kem đánh răng phù hợp với bản thân mình để hạn chế, làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. Với các bà bầu, việc lựa chọn một sản phẩm kem đánh răng vừa an toàn vừa hiệu quả là ưu tiên hàng đầu. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm kem đánh răng từ sản phẩm nội địa cho tới hàng nhập khẩu, nhưng để đảm bảo an toàn thì các mẹ bầu nên chọn kem đánh răng dược liệu. Một sản phẩm kem đánh răng dược liệu đang được nhiều bà bầu lựa chọn sử dụng đó là kem đánh răng dược liệu Thái Dương.

Kem đánh răng dược liệu Thái Dương có các thành phần chính bao gồm tinh chất lược vàng và nano bạc, giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong miệng. Sản phẩm này giúp hỗ trợ làm giảm ố răng, răng trắng sáng hơn mà không bị mòn răng. Ngoài ra sản phẩm còn giúp sạch lợi, chắc khỏe lợi nên cải thiện tốt được tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu.
Kem đánh răng dược liệu Thái Dương hiện được bán trên thị trường với giá 50.000 VND/tuýp 150g.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kết hợp dùng kem đánh răng dược liệu Thái Dương cùng với nước súc miệng Valentine như một giải pháp giúp hạn chế chảy máu chân răng tốt hơn.
Trong nước súc miệng Valentine có chứa Nano bạc và các tinh dầu tự nhiên không chỉ giúp làm sạch, nó còn mang lại cho mẹ bầu hơi thở thơm mát, tạo cảm giác sảng khoái mát lạnh khi sử dụng.
Nước súc miệng Valentine đặc biệt hiệu quả với tình trạng hôi miệng, nhiệt miệng. Là một sản phẩm an toàn cho mẹ bầu.
Nước súc miệng Valentine hiện được bán với giá 35.000 VND/chai 500ml.
Vệ sinh lưỡi
Vệ sinh lưỡi thường xuyên giúp làm giảm các vi khuẩn bám dính trên lưỡi, giảm mảng bám lưỡi do đó ngăn ngừa viêm lợi nên giảm tình trạng chảy máu chân răng.
Biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng ở bà bầu
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
- Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén bị nôn ói nhiều. Sau khi nôn, mẹ bầu hay lấy 1 miếng băng gạc có kem đánh răng để làm sạch miệng.
- Trong thời kỳ thai nghén mẹ bầu cũng hay ăn uống thất thường, có những mẹ bầu thèm ăn đồ ngọt, chua hơn bình thường nên rất dễ dẫn đến sâu răng, mòn cổ chân răng. Do vậy mẹ bầu nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn các thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, thay vào đó mẹ bầu có thể bổ sung vị ngọt từ hoa quả tươi, uống sữa, hạn chế muối, chất béo.
Khám răng định kỳ

- Phụ nữ mang thai nên đi khám răng định kỳ 3 tháng/ lần ở các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng để có các biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời.
Chăm sóc răng tại nhà
- Vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Tạo thói quen dùng chỉ nha khoa.
- Dùng nước súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, chống mảng bám vi khuẩn.
Một số các vấn đề sức khỏe hay gặp phải
Bà bầu bị viêm nha chu
- Viêm nha chu là bệnh của tổ chức quanh răng, bao gồm viêm lợi và viêm quanh răng:
- Viêm lợi: Là viêm giới hạn ở lợi.
- Viêm quanh răng: là viêm khởi đầu ở lợi sau đó tiếp tục tiến triển ở các thành phần khác của tổ chức quanh răng như dây chằng răng, xương ổ răng.
Bà bầu bị đau răng, sưng lợi
Nhiều phụ nữ mang thai bị đau nhức răng có thể kèm theo chảy máu chân răng, viêm lợi thường do thai nghén khiến một số bà mẹ sợ đánh răng, ngại đánh răng hoặc đánh răng qua loa…từ đó gây đau răng, sưng, viêm lợi.
Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng
Là tình trạng lợi xung quanh răng trong cùng bị sưng tấy, đỏ, khi chạm vào thấy đau và dễ chảy máu.
Bà bầu bị viêm lợi trùm
Là tình trạng lợi sưng đỏ và bao trùm lên toàn bộ răng khôn khiến răng bị mắc kẹt không mọc lên được gây đau nhức, khó chịu.
Trên đây là những dấu hiệu chảy máu chân răng ở bà bầu và cách khắc phục. Liên hệ ngay với Sao Thái Dương để được giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất.
Htrc mua nsm Valentine ở hiệu thuốc gần nhà về dg và mh khá hài lòng. Chỉ k thích vị ngọt của nó còn lại oke