Bạch Tật Lê là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Đông y thường sử dụng Bạch Tật Lê như là vị thuốc chữa các bệnh về mắt. Sau này, qua các nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng tăng cường sinh lực nam giới. Vậy liệu Bạch Tật Lê có tốt như lời đồn? Có phải là dược liệu giúp tăng cường sinh lý không? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.
Danh pháp khoa học
Tên khoa học
Tribulus terrestris L.
Tên tiếng việt
Tật lê, bạch tật tê, thích tật lê, gai ma vương, gai sầu, gai trống, gai yết hầu…
Phân loại khoa học
Họ Zygophyllaceae (Tật lê)
Mô tả dược liệu
Cây thân cỏ, bò lan trên mặt đất, nhiều cành dài từ 30 – 60cm. Lá mọc đối, dài từ 2 – 3cm, kép hình lông chim lẻ, 5 – 6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống ngắn. 5 lá đài và 5 cánh hoa, 10 nhị, bầu 5 ô.
Quả nhỏ, khô, gồm 5 vỏ cứng, phía trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ.

Sinh thái
Cây ưa ánh sáng, khả năng chịu hạn tốt, mọc thành đám nhỏ ở các bãi các ven biển, ven sông. Mùa hoa thường rơi vào tháng 4 đến tháng 7.
Phân bố
Trên thế giới, tật lê phân bố ở các nước á nhiệt đới và nhiệt đới như châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.
Bộ phận dùng
Quả chín

Thu hái, chế biến
Vào tháng 8 – 9 khi quả chín, đào cả cây hoặc cắt lấy phần trên cây mang về phơi khô, dùng gậy cứng đập và chọn lấy những quả già.
Thường dùng sống hoặc hơi sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy bỏ gai giã nát vụn mà dùng. Ngoài ra có thể bào chế bằng cách đồ quả trong 3 giờ, sau đó phơi khô và giã cho hết gai, tẩm rượu, rồi đồ tiếp trong 3 giờ, cuối cùng phơi khô và để dùng dần. Hoặc có thể cho các quả được chọn vào nước để loại bỏ gai và quả lép, sau đó đem sao vàng và nghiền thành bột.
Thành phần hóa học
Trong quả chứa 0,001% alkaloid, 3,5% chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và rất nhiều nitrat, chất phylloerythin (sắc tố đỏ của lá), tanin, flavonoid, rất nhiều saponin (bao gồm diosgenin, gitogemin và chlorogenin).
Quả và lá còn chứa tribulozit, astragalin, kaempferol-3-rutinoside, alkaloid (harman và harmin).
Phần trên mặt đất còn có tigogenin-3-diglucorhamnozit (saponin F), các saponin C và G khi thủy phân thu được diosgenin, glucose và rhamnose.
Toàn cây chứa ruscogenin, gitogenin, chlorogenin và 25-D-spirosta-3,5-dien.
Tác dụng dược lý
Tác dụng giảm đau
Cao chiết lạnh với cồn 50° của toàn cây bạch tật lê biểu lộ tác dụng giảm đau rõ rệt trong thử nghiệm bằng phương pháp gây đau do nhiệt.
Giảm lipid máu
Một số chế phẩm từ bạch tật lê cho thấy hiệu quả làm giảm LDL-Cho và tăng HDL-Cho trong máu, thông qua cơ chế giảm sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng thải trừ acid mật trong phân.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang
Kết quả một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả tích cực khi kết hợp một số vị thuốc với bạch tật lê, giúp thải sỏi ra ngoài và giảm triệu chứng khác kết hợp với sỏi.
Trị đái dầm ở trẻ em
Theo đông y, thận hư là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ. Do đó, một số bài thuốc kết hợp bạch tật lê để điều trị vì tác dụng bổ thận của nó.
Tác dụng tăng cường sinh lý
Diosgenin trong Bạch tật lê giúp kích thích sản sinh hormone testosterone, do đó tăng cường sinh lực và khả năng sinh lý.
Dịch chiết protodioscin từ quả tật lê có tác động chuyển hóa DHEA, giúp cải thiện chức năng cương dương và ham muốn tình dục ở nam giới. Ngoài ra, các thành phần khác trong dược liệu cũng tác động đến tuyến yên giúp tăng sản xuất Testosterone theo cơ chế nội sinh. Nhờ đó hoocmon nam trong máu gia tăng một cách tự nhiên và an toàn.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, Bạch tật lê làm tăng lượng hormone sinh dục cũng như tăng số lần giao hợp của động vật thí nghiệm. Ngoài ra, qua hàng loạt các nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng Bạch tật lê giúp nam giới cải thiện các chỉ số quan trọng của tinh trùng, đó là tăng số lượng tinh trùng, tăng cường khả năng di động và giảm tỷ lệ tinh trùng dị dạng,….
Bạch tật lê được đánh giá là loại thảo dược có hoạt tính cao và an toàn để tăng cường sinh lực tình dục cho nam giới. Tại Việt Nam, có thể tìm thấy Bạch tật lê trong các sản phẩm tăng cường sức khỏe như Rocket+. Rocket+ là sản phẩm gồm các chiết xuất hỗn hợp thảo dược (Đảng sâm, Thục địa, Bạch truật, Can khương), Chiết xuất Macca, Chiết xuất Bá bệnh, Chiết xuất Bạch tật lê; Bột Sâm cau; Bột Nấm ngọc câu. Có tác dụng:
- Hỗ trợ bổ thận dương
- Hỗ trợ tăng cường sinh lực
- Hỗ trợ làm châm quá trình mãn dục ở nam giới như: Người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối.
Rocket+ được sử dụng cho các nhóm đối tượng như Nam giới có chức năng sinh lý suy giảm, nam giới mãn dục sớm.
Các tác dụng khác:
Chữa đau nhức mắt, chảy nước mắt, đau cổ họng, nhức đầu, sưng vú hay tắc sữa ở phụ nữ…
Tính vị, tác dụng
Bạch tật lê có vị đắng, hơi cay, tính ôn, quy kinh can và phế. Có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp và hành huyết.
Công dụng và liều dùng
Công dụng:
Chữa đau mắt, nhức vùng mắt và chảy nước mắt. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, tráng dương, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam lỵ, loét miệng.
Liều dùng:
Mỗi ngày dùng 12 – 16g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Một số bài thuốc trong dân gian
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa đau mắt: Cho tật lê vào chén nước đun sôi, sau đó hứng mắt vào hơi nước.
Trị lở loét và ngứa ngáy da: Ý dĩ và thương nhĩ tử mỗi thứ 3g, kinh giới 6g, bạch tật lê 9g và thổ phục linh 6g. Sắc lấy nước uống đến khi triệu chứng trên biến mất.
Trị chứng giảm thị lực, chảy nước mắt, ngứa và đau mắt: Bạch cúc 9g và quả tật lê 12g. Đun với 3 chén nước, còn lại khoảng 2 chén, chia thành 2 lần sáng – tối để uống.
Cải thiện sinh lực cho nam giới: Dâm dương hoắc 300g, viễn chí 200g, bạch tật lê 1000g, kỷ tử 200g, 10 lít rượu trắng. Ngâm rượu trong khoảng 30 ngày, mỗi lần dùng 1 ly nhỏ, uống trước hoặc sau khi ăn.
Những lưu ý khi sử dụng
Bạch tật lê chủ yếu được dùng để cải thiện chức năng sinh lý của nam giới. Tuy nhiên tình trạng lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như chứng vú to ở nam giới, rối loạn vận động, yếu liệt chi, đau dạ dày và tiêu chảy. Ngoài ra, không dùng cho người có khí yếu huyết hư.

Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức
- Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học.
- Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược.
 
Bài viết liên quan