Mụn – nỗi ám ảnh của biết bao người, từ các chị em phụ nữ cho đến các cánh mày râu. Rất nhiều người đã tự nặn mụn khi ở nhà. Điều này đã dẫn đến một vấn đề: Da chịu nhiều tổn thương và kích ứng, khiến cho da dễ bị thâm, sần sùi. Chính vì thế mà sau khi nặn mụn, bạn cần có những biện pháp giúp da không bị thâm và tránh những tác nhân gây hại. Vậy làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sao Thái Dương để có thể biết cách chăm sóc da sau nặn mụn nhé!
Nên và không nên tự nặn những loại mụn nào tại nhà?

Nặn mụn là một loại tác động lực cơ học trực tiếp vào những vùng da đã bị mụn, mục đích là đẩy nhân mụn từ bên trong ra ngoài, giúp mụn nhanh hết hơn. Điều này nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng thực sự không phải loại mụn nào cũng có thể xử lý bằng cách này. Cùng với đó để quá trình nặn mụn diễn ra an toàn, cần thực hiện theo một trình tự chính xác và đảm bảo tuân thủ nhiều nguyên tắc về y tế.
Phân loại mụn.
Theo sự phân chia cảm nhận, người ta thường gọi các loại mụn là: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn ẩn,… Nhưng theo sự phân loại chuẩn xác khoa học để dễ trị liệu thì mụn thường chia thành 2 loại là mụn viêm và mụn không viêm.
- Mụn viêm: Đây là nhóm những mụn sẽ gây viêm và có mủ, thường loại mụn này sẽ gây nên sự đau nhức tại chỗ như: mụn trứng cá, mụn mủ, mụn u nang, mụn ẩn,…
- Mụn không viêm: Đây là nhóm mụn lành tính và không gây viêm nhiễm như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, các loại sợi bã nhờn,…
Loại mụn có thể nặn.
Đối với từng loại mụn sẽ quyết định chúng ta có nên nặn hay không. Tùy từng loại mụn mà chúng ta có các cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bác sĩ da liễu thì chúng ta không nên nặn mụn vì điều đó rất dễ gây tổn thương cấu trúc gia và làm cho da dễ bị sưng, viêm nhiều hơn và mụn có thể lây lan sang vùng da xung quanh.
Đối với mụn viêm
Chúng ta không nên nặn loại mụn này bởi vì trong mụn viêm có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu dụng cụ nặn mụn không đạt điều kiện vô trùng hoặc không đúng kỹ thuật sẽ dễ làm vi khuẩn lan sang vùng da khác và sẽ bị nổi nhiều mụn hơn. Hơn nữa lấy loại mụn này sẽ có cảm giác đau và có thể lúc nặn ta không lấy hết nhân mụn ra ngoài làm mụn tiếp tục phát triển thậm chí còn sưng nặng hơn.
Đối với mụn không viêm
Chúng ta có thể giải quyết dễ dàng loại mụn này mà không cần đến nặn mụn. Thay vì đó chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp hơn ví dụ như dán lột mụn, dùng máy rửa mặt để cọ hay xông mặt thường xuyên 1 – 2 lần/tuần để giúp làm sạch sâu từ bên dưới lỗ chân lông giúp cho mụn có thể bị tiêu diệt triệt để từ bản chất.
Nguy cơ tiềm ẩn sau khi nặn mụn.

Đối với việc nặn mụn không đúng phương pháp hoặc chỉ cần sơ sẩy một xíu thôi thì nguy cơ tiềm ẩn kèm theo đó là rất lớn:
Tạo ra sẹo mụn
Điều đầu tiên có thể xảy đến là sẽ tạo ra sẹo mụn. Với một lực tác động mạnh lên mụn, điều đó không chỉ tác động đến lớp da trên mà còn ảnh hưởng đến lớp da bên dưới bị tổn thương. Điều đó sẽ dễ dàng gây ra các cục u hay sẹo lồi nhìn rất mất thẩm mỹ.
Nguy cơ nhiễm trùng.
Với vùng da nặn mụn, chúng sẽ tiếp xúc với không khí. Nếu các dụng cụ nặn mụn chưa tiệt trùng, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập từ đó làm mụn càng sưng tấy to hơn.
Đối với một số trường hợp, vi khuẩn còn dễ xâm nhập vào mạch máu dưới da gây nên nhiều hậu quả.
Bị thâm vùng nặn mụn.
Sau khi nặn mụn, đi kèm đó là tình trạng thâm mụn. Đây là tình trạng rất phổ biến, chính nguy cơ viêm nhiễm sẽ làm cho vùng da mụn bị tăng sắc tố và có màu tối hơn so với ban đầu.
Dễ bị mụn mọc lại.
Tại vị trí mụn đã bị nặn, mụn có thể tiếp diễn mọc đi mọc lại nhiều lần và sẽ có thể bị nặng hơn.
Các bước nặn mụn đúng để không để lại vết thâm mụn.

Việc nặn mụn không chỉ đơn giản là dùng lực tác động lên mụn để đẩy nhân mụn lên mà nó là cả một quá trình riêng biệt và theo trình tự chính xác. Bạn có thể tham khảo 1 số bước nặn mụn để không bị thâm dưới đây nhé! Sau đây sẽ là các bước nặn mụn đúng nhất để trả lời cho câu hỏi: “Làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm”
Bước 1: Chọn loại mụn.
Chọn những loại mụn có thể nặn. Bạn có thể tham khảo các lưu ý đối với những loại mụn có thể nặn ở phía trên. Ngoài ra thì đối với những mụn viêm, bạn nên chờ cho tới lúc nhân mụn khô hẳn, khi đó là thời điểm tốt nhất để nặn mụn.
Bước 2: Làm sạch da mặt.
Bước này nhằm loại bỏ các loại bụi bẩn và vi khuẩn bám trên làn da của bạn. Đầu tiên, bạn dùng nước tẩy trang nhỏ lên bông tẩy trang và thấm lau nhẹ trên da mặt. Sau đó rửa sạch mặt với các loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da bạn. Một tip để giúp da mặt sạch sâu hơn đó là massage nhẹ nhàng theo hình xoáy tròn khi rửa mặt.
Tiếp đến bạn có thể xông mặt bằng hơi nước. Hoặc bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm và chườm lên vùng da mặt trong khoảng 3 – 4 phút. Điều này sẽ giúp cho các lỗ chân lông của bạn mở rộng và việc nặn mụn dễ dàng hơn.
Bước 3: Khử trùng.
Khử trùng những vật tiếp xúc với mụn trong quá trình như tay và dụng cụ nặn mụn. Đối với tay thì bạn nên rửa sạch bằng xà phòng hoặc nếu muốn an toàn hơn thì bạn có thể đeo găng tay y tế. Đối với các dụng cụ nặn mụn thì bạn nên hơ nóng qua lửa rồi thoa một lớp cồn lên trên khi dụng cụ nguội hoặc có thể sử dụng nước để tẩy rửa trước khi dùng.
Bước 4: Dùng máy hút mụn.
Nếu như bạn đã có một chiếc máy hút mụn thì có thể làm thêm bước này. Hút mụn có thể giúp cho bã nhờn của bạn được lấy ra giúp làn da thông thoáng hơn. Ngoài ra thì việc này sẽ giúp nhân mụn được hút đẩy lên và sẽ dễ dàng nặn hơn.
Bước 5: Ấn và nặn mụn.
Dùng phần đầu tròn của que nặn mụn ấn nhẹ vào vị trí mụn bạn cần lấy nhân, khi đó nhân mụn sẽ được lấy ra một cách dễ dàng.
Sau khi nặn mụn cần làm gì để giảm tối đa tình trạng để lại vết thâm
Dưới đây sẽ là những lưu ý quan trọng để trả lời cho câu hỏi: “Làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm?”:
Lấy hết nhân mụn.
Việc lấy hết nhân mụn là cực kỳ quan trọng đối với làn da của bạn. Nó giúp da bạn có thể nhanh chóng hồi phục sau khi nặn mụn. Ngược lại, nếu vẫn còn nhân mụn, hoặc mủ trắng vẫn còn sót lại, mụn sẽ nhanh chóng phát triển trở lại. Vi khuẩn từ các nốt mụn cũ sẽ vẫn còn và có thể lan sang vùng da lân cận. Từ đó, mọc ra nhiều nốt mụn mới hơn.
Để lấy hết nhân mụn thì bạn nên dùng một lực vừa phải đối với mụn. Nhẹ quá thì sẽ không lấy hết nhân mụn mà mạnh quá sẽ khiến da dễ bị ửng đỏ và gây nên các vết thâm trên da.
Rửa sạch vùng da vừa nặn mụn.
Sau khi đã nặn xong mụn, tùy thuộc vào tính chất của các loại mụn mà nó sẽ gây những tổn thương nhất định lên làn da bạn. Bạn nên rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt bằng nước mát. Khi rửa mặt bạn nên rửa kỹ và sạch sẽ những vùng bị mụn hoặc những vùng có nhiều bã nhờn, rửa mặt và massage theo hình xoáy vòng tròn.
Chườm đá lạnh điểm giảm sưng viêm.
Sau khi nặn mụn xong, vùng lỗ chân lông của bạn sẽ bị giãn to ra do nhân mụn đã bị lấy ra ngoài và cũng do một phần là lúc bạn chườm khăn nóng hay xông mặt. Đây là lúc bạn nên sử dụng đá lạnh để chườm mặt.

Đắp các loại mặt nạ sau khi nặn mụn.
Đắp mặt nạ là một công đoạn cần thiết sau khi nặn mụn. Lúc này da mặt của bạn đang chịu nhiều kích ứng tổn thương đến da. Đắp mặt nạ sẽ đảm bảo cho da bạn sau khi nặn mụn không để lại các vết thâm.
Dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ trị mụn, thâm
Việc dùng các sản phẩm hỗ trợ trị mụn thâm là phần đặc biệt quan trọng sau khi nặn mụn. Nó hỗ trợ cùng với các cấu trúc da từ sâu bên trong làm giảm sắc tố melanin trên da và giúp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng làn da của bạn. Hai sản phẩm quan trọng trong quá trình này đó là serum và kem trị thâm.
Điều chỉnh skincare hợp lý.
Skincare sau khi nặn mụn mỗi ngày giúp cho da luôn được giữ ở tình trạng tốt nhất. Hãy nhớ tẩy trang, rửa mặt bằng sữa rửa mặt, bôi serum và các loại dưỡng ẩm hằng ngày nhé!.
Chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý.
- Nên dưỡng da ngay từ sâu bên trong với chế độ ăn uống hợp lý. Các chất kích thích có thể làm rối loạn hormone và gây ra mụn.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. Và tuyệt đối không ăn các loại đồ ăn quá cay hay quá ngọt.
- Thức khuya cũng là một phần nguyên nhân lớn gây ra mụn.
Bảo vệ da khỏi các tác động môi trường.
Mỗi ngày, bạn nên dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm và kem chống nắng. Và nên mặc đồ chống nắng khi ra ngoài đường. Chúng sẽ chống lại các loại tia cực tím, ngăn ngừa tình trạng mụn viêm.
Tuyệt đối không chạm tay lên mặt.
Trên ngón tay bạn có rất nhiều loại vi khuẩn do phải tiếp xúc với nhiều bề mặt. Vì thế, không chạm tay lên mặt để hạn chế tối đa vi khuẩn bám trên da, làm nổi mụn.
Hạn chế trang điểm nhất có thể.
Đa số mọi người sẽ chọn trang điểm để che đi da mặt mụn. Nhưng có thể bạn chưa biết rằng, trang điểm sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bí tắc. Nếu bạn muốn trang điểm, thì sau khi xong nhớ tẩy trang sạch sẽ. Có thể tiếp tục trang điểm nếu đảm bảo rằng dụng cụ trang điểm đã sạch sẽ.
Tạm ngừng bước tế bào chết trong quy trình chăm sóc da
Sau khi bạn nặn mụn, làn da đã bị tổn thương. Nếu vẫn tẩy tế bào chết sẽ có nguy cơ làm hỏng lớp bảo vệ của da. Tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.
Vì thế, không nên tẩy tế bào chết sau khi nặn mụn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây kích ứng.
Cách xử lý khi nặn vỡ mụn.
Nên xử lý khi nặn mụn bị vỡ theo các bước sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay trước khi xử lý vết mụn vỡ.
- Bước 2: Dùng giấy sạch hoặc bông y tế để thấm nhẹ hút sạch dịch mụn đã bị vỡ ra.
- Bước 3: Nặn nốt phần nhân của mụn viêm mà bạn bị vỡ.
- Bước 4: Cầm máu cho phần mụn viêm bị vỡ của bạn.
- Bước 5: Vệ sinh da sau khi đã nặn và xử lý mụn. Trong trường hợp vỡ mụn, tránh dùng sữa rửa mặt sẽ gây kích ứng. Thay vào đó, nên dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý rửa sạch phần mụn vỡ.
- Bước 6: Dùng miếng dán mụn cho chỗ mụn viêm bị vỡ.
- Bước 7: Dùng đá lạnh chườm để làm xẹp mụn nhanh chóng nếu còn viêm.
Trên đây chính là các bí quyết chăm sóc da sau khi nặn mụn. Hy vọng bài viết đã giải đáp được phần nào thắc mắc về việc “làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm” của bạn. Chúc bạn luôn luôn có một làn da đẹp mịn màng, khỏe mạnh và căng mịn!
Xem thêm:
REVIEW 14 Cách trị thâm mụn nhanh nhất tại nhà
Tin được không? Hết thâm mụn trong một tuần chỉ với cách này
[Giải đáp] Trị thâm mụn bằng vitamin E có tốt không?