Đi tiểu là một việc mà mọi người rất ít khi quan tâm đến. Thế nhưng, khi phát hiện ra bản thân đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít thì nên chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Hôm nay, hãy cùng saothaiduong.com.vn tìm hiểu về tình trạng đáng lo ngại này.
Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít là tình trạng như thế nào?
Đối với người bình thường, một ngày thận hoạt động bài tiết ra khoảng 1,5 lít nước tiểu, mỗi lần đi tiểu sẽ thải ra khoảng 300ml. Khi gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu lại ít thì một ngày sẽ buồn đi tiểu quá 10 lần. Lượng nước tiểu thải ra giảm đi còn ít hơn 100ml và rất dễ bị rỉ ra ngoài dù chưa đi vệ sinh.
Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít
Các dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể có thể bắt nguồn từ bệnh lý, sinh lý hoặc do môi trường. Nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu đáng lo ngại này có thể do một trong các yếu tố sau:
Sinh lý

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bởi các hoạt động sống hằng ngày như:
- Uống nước ngay trước khi đi tiểu: Điều này làm bàng quang thường xuyên bị kích thích nên dẫn tới tình trạng tiểu nhiều.
- Tâm lý: các tình trạng tâm lý như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài có thể dẫn tới tình trạng dù uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều.
- Do ăn hoặc uống nhiều thức ăn, đồ uống hay các sản phẩm có tác dụng lợi tiểu.
- Do đang mang thai: bàng quang gần tử cung nên khi tử cung lớn lên sẽ chèn ép bàng quang.
Bệnh lý
Nhiều người nghĩ rằng, khi gặp phải tình trạng vừa đi xong lại có cảm giác buồn tiểu thì chắc chắn là thận đã xảy ra vấn đề. Thế nhưng tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như:
- Hẹp niệu đạo: do viêm nhiễm, do tuyến tiền liệt hay do xương chậu làm niệu đạo bị chèn ép, dẫn đến khó thải nước tiểu.
- Các bệnh lý tuyến tiền liệt: Viêm nhiễm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt. Chúng gây chèn ép niệu đạo, kích thích bàng quang, gây ra tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu rắt,…
- Hội chứng bàng quang kích thích: Xảy ra do các kích thích thần kinh bất thường tới bàng quang, làm người bệnh gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều bất thường, đôi khi cứ 5 phút đi tiểu một lần.
- Ung thư bàng quang: Khối u chèn ép bàng quang làm bàng quang nhanh bị kích thích hơn bình thường.
- Viêm bàng quang kẽ: Ngoài gây nên tiểu nhiều, tiểu rắt, còn gây nên các cơn đau tại bụng dưới hoặc hố chậu.
- Xuất hiện dị vật tại đường tiết niệu: phổ biến nhất là xuất hiện các hòn sỏi. Chúng cọ xát gây kích thích bàng quang, đau vùng thận và đôi khi còn xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Suy tuyến thượng thận: dẫn đến hạn chế tiết nhiều loại hormon, gây tiểu nhiều, tiểu rắt,… Ngoài ra còn gây thêm các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, hạ đường huyết…
- Các bệnh về thận như: sỏi thận, chứng thận hư hay suy thận, đái tháo nhạt cũng gây nên tình trạng tiết niệu bất thường.
Một số câu hỏi thường gặp
Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít có sao không?

Có thể khẳng định rằng, việc đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít chính là những cảnh báo rằng cơ thể đang có điều bất thường hoặc mắc bệnh, đặc biệt là ở tuyến tiết niệu.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do sinh lý, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xuất hiện kèm theo.
Do đó, việc tìm hiểu thông tin rõ ràng, cũng như là việc đi đến những cơ sở y tế để thăm khám là điều cần thiết, giúp nhanh chóng phát hiện nguy cơ cũng như có các biện pháp sớm nhất.
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu có sao không?
Tình trạng này rất đáng để quan tâm. Bởi, ở người bình thường thì tình trạng này rất hiếm khi xảy ra nhưng với các trường hợp bị mắc bệnh tiết niệu thì đây là biểu hiện khá rõ ràng và lặp lại liên tục.
Cụ thể là bàng quang đang nhận các kích thích bất thường hoặc niệu đạo bị chèn ép gây nên tình trạng cứ 5 phút đi tiểu một lần bất thường như thế.
Tuy có thể còn có nhiều nguyên nhân khác nhưng không được chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế sớm nhất để tránh tình hình bất lợi với sức khỏe.
Cách khắc phục đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít
Thật sự thì tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít gây ra rất nhiều phiền phức cho cuộc sống hàng ngày, nhất là khi làm việc. Do đó, việc đi thăm khám tại các cơ sở y tế cũng như chạy chữa là hết sức quan trọng. Điều đáng mừng là cả Đông y và Tây y đều có những bài thuốc hay cho tình trạng này.
Sử dụng một số loại thuốc Tây y

Tây y hiện có nhiều biện pháp can thiệp như thuốc hay phẫu thuật. Bài viết xin đưa ra một vài tham khảo về một số nhóm thuốc dành cho tình trạng tiết niệu bất thường này:
Thuốc chẹn alpha-1:
Các thuốc chẹn alpha-1 tác động có chọn lọc vào các co bóp của tuyến tiền liệt, làm giãn các mạch máu, các cơ đáy bàng quang và niệu đạo, vì các co bóp này đều liên quan đến các thụ thể alpha-1-adrenergic. Do đó, nhóm thuốc này được chỉ định cho điều trị phì đại tiền liệt lành tính, hẹp niệu đạo, cải thiện được tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt do tuyến tiền liệt và hẹp niệu đạo gây ra.
Ngoài ra, các thuốc chẹn alpha cũng gây hạ huyết áp do làm giãn các cơ trơn thành mạch máu nên cần chú ý khi sử dụng.
Thuốc tham khảo: Doxazosin: thuốc khuyên dùng cho người lớn bị phì đại tuyến tiền liệt và cao huyết áp.
Liều dùng dạng viên nén: Ban đầu với 1mg/lần/ngày rồi tăng từ từ. Liều tối đa 8mg/lần/ngày cho người phì đại tiền liệt. Liều tối đa cho bệnh nhân cao huyết áp là 16mg/lần/ngày.
Liều dùng dạng viên giải phóng kéo dài: 4mg/lần/buổi sáng. Có thể tăng tối đa 8mg/lần/buổi sáng.
Thuốc giảm kích thích bàng quang:
Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm sự co bóp detrusor hay thuốc chống Muscarinic. Chúng trung hòa các chất dẫn truyền thần kinh trung gian của những xung thần kinh hướng tới bàng quang. Khi đó, số lượng các kích thích thần kinh thừa thãi đến khu vực bàng quang sẽ giảm đáng kể. Tình trạng vừa đi xong lại có cảm giác buồn tiểu sẽ được cải thiện rõ rệt sau khi dùng thuốc.
Thuốc tham khảo:
- Oxybutynin: thuốc thế hệ một dạng viên nén và siro sử dụng cho người lớn và trẻ trên 5 tuổi.
Dạng siro hoặc viên nén:bắt đầu với 5mg/2-3 lần/ngày, có thể tăng liều khi cần, liều tối đa cho trẻ từ 5-12 tuổi không quá 15 mg/ngày.
Dạng viên nén giải phóng kéo dài: Người lớn khởi đầu với 5-10mg/lần/ngày, có thể tăng liều nhưng không quá 30mg/ngày. Trẻ từ 6-12 tuổi, khởi đầu 5mg/lần/ngày, tăng liều không quá 20mg/ngày. - Trospium: thuốc thế hệ 2 khuyên dùng dùng cho người lớn bị són tiểu.
Với dạng tức thời dùng 20mg/2 lần/ngày, người trên 75 tuổi có thể dùng 20mg/lần/ngày.
Với dạng kéo dài dùng 60mg/lần/mỗi sáng. - Tolterodine: thuốc thế hệ 2 khuyên dùng cho người lớn.
Liều dùng dạng viên nang, khởi đầu với 2mg, 2 lần/ngày; liều duy trì là 1-2mg, 2 lần/ngày.
Dạng phóng thích kéo dài với liều khởi đầu là 4mg/lần/ngày, liều duy trì từ 2-4mg/lần/ngày. - Darifenacin: thuốc thế hệ ba khuyên dùng cho người lớn.
Liều dùng khởi đầu với 7,5mg/ngày. Sau 2 tuần nên được đánh giá hiệu quả, liều tối đa là 15mg/ngày. - Solifenacin: thuốc thế hệ 3 khuyên dùng cho người lớn.
Liều ban đầu là 5mg/lần/ngày, Liều duy trì từ 5-10mg/lần/ngày.
Các trường hợp suy thận hay dùng thuốc ức chế CYP450 3A4, dùng không quá 5mg/lần/ngày.
Trước khi sử dụng các thuốc này cần được sự đồng ý của các chuyên gia y tế. Không tự ý sử dụng hay thay đổi liều lượng mà không có bất cứ lời khuyên từ chuyên gia y tế nào.
Sử dụng bài thuốc dân gian

Nếu không muốn can thiệp bằng các liệu pháp Tây y, bài viết xin phép được giới thiệu một số bài thuốc dân gian hiệu quả và có thể áp dụng tại nhà:
- Vừng đen.
Xay thành dạng bột phần vừng đen đã được rang chín.
Sử dụng 2 lần mỗi ngày phần bột vừng trên với đường thốt nốt, kiên trì trong 1 tuần. - Húng quế.
Húng quế sẽ sử dụng phần nước cốt của nó.
Chuẩn bị một nắm húng quế, giã nát, bọc lại bằng vải sạch sau đó vắt ra phần nước cốt.
Pha 2 muỗng cà phê nước cốt húng quế cùng nửa muỗng cà phê mật ong và 250ml nước sạch, khuấy đều rồi uống khi đói.
TPBVSK Viên tiểu đêm Dạ Minh Châu, sản phẩm cải thiện nỗi lo tiểu đêm nhiều lần.

Đây là một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên của Sao Thái Dương.
Với thành phần được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên như Ích trí nhân, Thỏ ty tử, Xà sàng tử, Tiểu hồi hương, Cao đậu tương lên men,…Dạ Minh Châu giúp hỗ trợ bổ thận, hỗ trợ giảm đau lưng mỏi gối, hỗ trợ giảm tiểu đêm nhiều lần. Sản phẩm rất phù hợp với người người tiểu tiện không tự chủ, tiểu đục (tiểu ra dưỡng chấp, tiểu đục như nước vo gạo), tiểu đêm nhiều lần, hoặc đi tiểu nhiều lần vào ban ngày, đặc biệt là người già sức khỏe toàn thân suy giảm.
Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm cũng như đặt mua sản phẩm, xin hãy liên hệ với website chính thức của Sao Thái Dương: https://saothaiduong.com.vn/san-pham/vien-tieu-dem-da-minh-chau/
Thông qua bài viết, hy vọng mọi người có thêm những hiểu biết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít này. Mọi thắc mắc về bài viết xin phép để tại khu vực bình luận để được giải đáp sớm nhất.
Xem thêm:
[Giải đáp] Bạn có biết tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?
[Hỏi đáp] Đi tiểu bao nhiêu lần trong một ngày là bình thường
Tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ là gì? nguyên nhân, cách khắc phục
Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/
Bài viết liên quan