Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Một điều thắc mắc mà không phải ai cũng có thể trả lời rằng trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào thì tốt hơn? Trong bài viết sau, Sao Thái Dương sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này.
Trào ngược dạ dày là bệnh lý gì?
Trào ngược dạ dày xuất hiện do lượng acid tăng cao trong dạ dày, cùng với đó là sự suy giảm chức năng của cơ vòng thực quản – dạ dày. Điều này khiến cho acid dịch vị bị trào đẩy lên, thoát qua cơ vòng và đi lên thực quản gây ra các tổn thương đau, rát, viêm loét tại thực quản.
Bệnh lý thường được bắt gặp nhất với các biểu hiện ợ hơi, ợ chua đặc biệt là khi nằm vào ban đêm, sau khi ăn xong. Điều này diễn ra thường xuyên có thể gây ra vấn đề khó chịu, thậm chí mất ngủ cho người bị bệnh.
Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn có thể gây ra các triệu chứng như sau:
- Cảm giác miệng bị chua.
- Đau vùng trên thượng vị dạ dày.
- Cảm giác cổ họng bị nghẹn, khó nuốt.
- Ho nhiều, tăng dần vào ban đêm.
- Viêm dây thanh quản.
Bệnh lý kéo dài, không cải thiện hay điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên thực quản và dạ dày như: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và tính mạng người bệnh.
===>> Xem thêm bài viết Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Có nên nằm nghiêng khi gặp vấn đề trào ngược dạ dày?
Nằm nghiêng đã được các nhà khoa học thấy được rất tốt cho sức khỏe của não bộ, tăng cường dẫn các chất độc phân bổ đi khắp nơi và loại bỏ chúng. Ngoài ra, việc ngủ nghiên có thể giúp mỗi người đảm bảo được sức khỏe cột sống, giúp chúng luôn thẳng, giảm thiểu các cơn đau lưng hay cổ do sự mệt mỏi công việc ban ngày. Từ đó, tư thế ngủ nghiêng sẽ giúp mọi người chìm vào giấc ngủ tốt hơn.
Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, việc ngủ nghiêng có khả năng giảm thiểu nhu động dạ dày, tránh để acid dịch vị trào lên quá mạnh gây tổn thương thực quản. Nhờ đó, ngủ nghiêng giúp người trào ngược dạ dày giảm thiểu các cơn ợ hơi, ợ chua vào ban đêm, giảm các vấn đề đau rát khi đang ngủ, giúp người bệnh có giấc ngủ tốt hơn và không bị tỉnh giấc giữa chừng. Đồng thời, việc ngủ nghiêng cũng giúp người bệnh giảm các cơn đau cổ hay lưng do nằm ngủ sai tư thế gây ra.

Bị bệnh trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên nào?
Vậy bị trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Theo nghiên cứu vào tháng 2 năm 2022 được đăng trên Tạp chí Tiêu hóa Hoa Kỳ đã tiến hành thử nghiệm trên các bệnh nhân với các tư thế ngủ trái, phải, ngửa, sấp. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng tư thế nằm nghiêng trái có liên quan đến việc tiếp xúc acid với thực quản ngắn hơn so với nằm ngửa và bên phải hay sấp.
Cùng với đó, một nghiên cứu vào năm 2020 của Shibli và cộng sự đã cho biết việc nằm ngủ nghiêng bên trái sẽ giúp co cơ vòng thực quản dạ dày vị trí cao hơn so với dạ dày, từ đó ngăn ngừa nguy cơ trào ngược acid dịch vị giúp người bệnh tránh được cơn đau thực quản hay các triệu chứng khó tiêu, ợ chua vào ban đêm khi nằm.
Trước hết, cần biết lợi ích chung của việc ngủ nghiêng bên trái với mỗi người:
- Giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dạ dày- thực quản: Do cấu tạo sinh lý với bờ cong lớn dạ dày nằm ở phía bên trái và chủ yếu ở phía bên dưới của thực quản. Nhờ đó việc nằm nghiêng trái sẽ làm giảm các áp lực của dịch vị lên cơ vòng thực quản, giảm sự trào ngược xảy ra.
- Tăng cường các chức năng tiêu hóa.
- Cải thiện và làm giảm sự xuất hiện của các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
- Giảm bớt áp lực trên tim giúp tim mạch được lưu thông máu tốt hơn.
- Đặc biệt với các bà mẹ mang thai, việc nằm nghiêng bên trái có thể giúp bà mẹ và thai nhi cảm thấy thoải mái hơn, tăng cường lượng máu đi tới ruột và tử cung.
Chính vì vậy khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên duy trì hướng nằm nghiêng bên trái để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Một số lưu ý cần biết khi nằm ở người trào ngược dạ dày
Cùng với việc nằm ngủ nghiêng bên trái là điều nên thực hiện ở người bị trào ngược dạ dày. Người bệnh cần biết thêm một số lưu ý khi nằm ở người trào ngược dạ dày.
- Khi ngủ không nên lựa chọn các bộ đồ ngủ chật, tạo sức ép cho vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược có thể xảy ra.
- Khi nằm, gối ngủ cần được kê cao hơn chân khoảng 10-15 phân. Điều này sẽ giúp vùng thực quản được ở vị trí cao hơn so với dạ dày giúp việc trào ngược dịch vị khó khăn hơn, cải thiện các vấn đề, triệu chứng ợ hơi, ợ chua vào ban đêm.
- Tránh để tay trên bụng khi ngủ, điều này có thể khiến áp lực dạ dày bị tăng lên, acid sẽ trào mạnh hơn.
Một số biện pháp phối hợp cải thiện trào ngược dạ dày thực quản
Một số phương pháp được kết hợp nhằm giảm thiểu các cơn trào ngược dạ dày:
- Về thực phẩm ăn, tránh sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao, đồ chiên dầu nhiều. Việc sử dụng các đồ ăn này có thể gây ra đầy bụng, tăng sự ảnh hưởng gây ra các cơn ợ chua, ợ hơi.
- Chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày thành các bữa ăn nhỏ, nhẹ. Khi ăn nên ăn từ từ, chậm rãi, không nên nuốt chửng hay ăn các đồ cay và nóng.
- Duy trì cho bản thân một khoảng thời gian ăn và ngủ hợp lý, đủ 8 tiếng.
- Tuyệt đối không được bỏ ăn các bữa sáng và trưa.
- Chỉ nằm sau khi ăn ít nhất 3 tiếng.
- Hạn chế các loại thực phẩm có ga, các thức uống chứa cồn.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe với chiết xuất từ thiên nhiên, tăng cường hỗ trợ các chức năng dạ dày, giảm đi các cơn đau hay vấn đề trào ngược dạ dày-thực quản. Hiện nay, Công ty Cổ phần Sao Thái Dương đã cho ra mắt sản phẩm Nobel dạ dày với thành phần được nghiên cứu và sản xuất là các loại cao đậu tương lên men và chiết xuất từ nghệ, hoạt chất curcumin.
===>> Xem thêm bài viết về Nobel dạ dày

Trên đây là bài viết giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào. Qua đó mong bạn đọc hiểu thêm về bệnh lý và biết được các phương pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và bệnh một cách tốt nhất.
Tài liệu tham khảo
- Phòng khám Mayoclinic Hoa Kỳ, GERD, mayoclinic.org. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- Shibli và cộng sự, 2020, Nocturnal Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) and Sleep. An Important Relationship That Is Commonly Overlooked. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- Danielle và cộng sự, 2022, Side Sleeping: Which Side Is Best and How To Do It. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- Jeroen và cộng sự, 2022, Associations Between Sleep Position and Nocturnal. Gastroesophageal Reflux: A Study Using Concurrent Monitoring of Sleep Position and Esophageal pH and Impedance. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
Bài viết liên quan