Hướng dẫn chi tiết cách gội đầu bằng hà thủ ô hiệu quả tại nhà

Ai cũng biết sử dụng hà thủ ô để gội đầu rất tốt. Nhưng gội đầu bằng hà thủ ô như thế nào để tác dụng thật tốt thì không phải ai cũng biết . Chính vì thế, trong bài viết này Sao Thái Dương xin được hướng dẫn bạn cách gội đầu bằng hà thủ ô hiệu quả nhất tại nhà nhé! Dưới đây là những thông tin chi tiết.

Gội đầu bằng hà thủ ô có tác dụng gì?

Vài nét về dược liệu hà thủ ô: hà thủ ô, từ xưa đến nay, được biết đến là loại dược liệu quý, được dùng nhiều trong y học cổ truyền, đặc biệt với công dụng làm đen râu tóc.

Đặc điểm thực vật: Dược liệu hà thủ ô là rễ củ của cây hà thủ ô đỏ – Fallopia multiflora, họ Rau răm – Polygonaceae. Cây này là loài dây leo nhỏ, sống dai, rễ phình thành củ. Thân quẩn mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, lá mọc so le hình tim có mũi nhọn ở đỉnh, hoa nhiều, nhỏ hợp thành chùy ở nách lá hay đầu cành.

Phân bố: Hà thủ ô đỏ được tìm thấy mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái. Người ta cũng trồng, ươm giống cây bằng cách cắt thân thành những đoạn ngắn, ươm vào bầu trong 2 tháng trước khi trồng ra luống.

Thành phần hóa học: các dẫn chất stilbene glycosid, tanin và anthranoid.

Công dụng làm đen râu tóc của hà thủ ô: Ngay từ cái tên của dược liệu đã toát lên được phần nào công dụng của nó: “thủ”- đầu, tóc, “ô” – đen. “Thủ ô” ý chỉ mái đầu, tóc đen. Người ta đã chứng minh được vị thuốc này có công dụng như sau:

Y học cổ truyền sử dùng hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ gan thận, bổ máu, thuốc dùng cho những người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, đại tiện ra huyết, ung nhọt, tràng nhạc, thần kinh suy nhược, sốt rét lâu ngày. Ngày dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, dùng với hà thủ ô đã chế biến. Dây hà thủ ô dùng làm thuốc an thần, thuốc cầm mồ hôi. Dùng ngoài trị lở ngứa.

Khi gội đầu bằng hà thủ ô đỏ, những dưỡng chất có tác dụng làm đen râu tóc của loại thảo dược này sẽ ngấm trực tiếp vào tóc, da đầu giúp tóc mọc nhiều, đen và suôn mượt.

Nên uống hay gội đầu bằng hà thủ ô?

Uống hà thủ ô: hà thủ ô dùng ở dạng thuốc sắc có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể không những có thể giúp tóc đen, chắc khỏe mà còn giúp da dẻ hồng hòa, lưu thông tuần hoàn. Đặc biệt cao chiết hà thủ ô còn có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, còn có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid máu. Tuy nhiên, để uống được dược liệu này cần phải qua 1 giai đoạn chế biến công phu theo y học cổ truyền, sử dụng dạng hà thủ ô sống, chưa qua chế biến có thể chưa thể hiện công dụng đó mà lại tăng nguy cơ gặp phải 1 số tác dụng không mong muốn như đau bụng đi ngoài nhẹ do hà thủ ô chưa chế biến có tác dụng nhuận tràng nhẹ.

Nước hà thủ ô
Ảnh: Nước hà thủ ô

Gội đầu bằng hà thủ ô: Gội đầu bằng nước nấu hà thủ ô, có thể kết hợp với 1 số loại dược liệu khác, là cách đơn giản và nhanh nhất để dưỡng chất từ thảo dược này vào tóc giúp tóc đen và nhiều hơn.

Nhìn chung, khi tự chăm sóc tóc tại nhà bằng hà thủ ô, chúng ta nên sử dụng dược liệu này để gội đầu. Đây là cách nhanh, hiệu quả và đảm bảo an toàn hơn, có thể tự thực hiện được.

Cách gội đầu bằng hà thủ ô tại nhà

Gội đầu bằng nước hà thủ ô và đậu đen

Đậu đen chứa nhiều vitamin cần thiết để tổng hợp sắc tố melanin giúp đen tóc, kích thích mọc tóc như: vitamin B9, vitamin B6,… Những chất này kích thích tăng tiết melanin (sắc tố giúp tóc đen hơn). Ngoài ra còn có chứa nhiều acid amin, protein, khoáng chất nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong. Để kết hợp hà thủ ô và đậu đen chế nước gội đầu chúng ta có thể sử dụng phương pháp sau:

Nấu nước hà thủ ô và đậu đen làm đẹp tóc
Ảnh: Nấu nước hà thủ ô và đậu đen làm đẹp tóc

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ hà thủ ô đỏ: 1kg
  • Đậu đen: 100-200g

Cách tiến hành:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Hà thủ ô: Rễ hà thủ ô tươi sau khi đào hoặc mua về thì cắt bỏ rễ con, rửa sạch bùn đất, để ráo. Sau đó cắt lát rồi ngâm với nước vo gạo để loại bỏ các chất cặn bã. Sau khoảng 12-24 giờ thì vớt ra, để cho ráo nước.
  • Đỗ đen: Ngâm nước khoảng 2 giờ đồng hồ để hạt đỗ nở ra và loại bỏ những hạt bị hỏng nổi lên trên, chỉ thu những hạt chìm dưới đáy chậu.

Nấu nước kết hợp hà thủ ô và đỗ đen:

  • Đỗ đen sau khi ngâm đem đi nấu với nước cho đến khi nhừ tơi. Sau đó gạn lấy phần nước sau nấu. Phần bã đỗ đen có thể giữ lại để bón cây hoặc làm thức ăn cho gia súc.
  • Xếp phần hà thủ ô đã chuẩn bị ở trên vào nồi rồi đổ phần nước đỗ đen ở trên vào. Đun cho đến chín từng miếng hà thủ ô. Tắt bếp, để nguội rồi vớt hết hà thủ ô ra, thu lấy phần nước. Dùng chính phần nước này để gội đầu. Có thể chia ra để sử dụng nhiều lần cũng được.

Gội đầu bằng hỗn hợp nước hà thủ ô và đậu đen:

  • Làm ướt tóc trước bằng nước sạch. Gội đầu sạch 1 lượt trước bằng dầu gội, xả sạch tóc.
  • Sử dụng phần nước gội đầu vừa chuẩn bị như 1 loại nước xả bình thường. Tuy nhiên sau khi xả tóc bằng nước này nên ủ khoảng 5-10 phút. Rồi xả lại bằng nước sạch. Không cần gội lại bằng dầu gội.

Tần suất thực hiện: Kiên trì thực hiện hàng ngày, có thể sau 3-5 lần tóc sẽ trở nên đen hơn 1 cách rõ rệt.

Nấu nước gội đầu bằng hà thủ ô và bồ kết

Bồ kết là loại dược liệu chăm sóc tóc mà ông bà ta đã sử dụng hàng ngàn đời nay. Trước đây, khi chưa có dầu gội đầu, bồ kết được người ta sử dụng rất nhiều để chế nước gội đầu. Không những có chứa lượng saponin lớn có tác dụng tạo bọt, làm sạch tóc, bồ kết còn có thể giúp tóc suôn mượt, mềm mại hơn. Kết hợp hà thủ ô và bồ kết giúp tóc đen, bóng mượt. Có thể nấu nước gội đầu bằng hà thủ ô và bồ kết như sau:

Nấu nước gội đầu từ hà thủ ô và bồ kết
Ảnh: Nấu nước gội đầu từ hà thủ ô và bồ kết

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ hà thủ ô: 100-200g (rễ tươi)
  • Bồ kết: 5-6 quả.

Cách làm:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Rễ hà thủ ô: Cũng cần rửa sạch, thái lát mỏng và sơ chế với nước vo gạo như phương pháp trên.
  • Bồ kết: Rửa sạch, cắt nhỏ hoặc tách đôi, dùng cả quả.

Nấu nước gội đầu từ bồ kết và hà thủ ô:

  • Đun nước sôi, sau đó thả bồ kết và hà thủ ô vừa chuẩn bị vào.
  • Tiếp tục duy trì nhiệt độ cao cho tới khi hà thủ ô chín và ngửi thấy mùi thơm từ bồ kết. Ngừng đun, để nguội rồi sử dụng phần nước thu được để gội đầu.
  • Ở phương pháp này chúng ta không nên sử dụng nhiều lần, mỗi lần gội đầu nên sử dụng 1 hỗn hợp nước mới, vừa chế.

Gội đầu bằng nước từ bồ kết và hà thủ ô:

  • Làm ướt tóc bằng nước sạch
  • Sử dụng hỗn hợp nước bồ kết và hà thủ ô vừa nấu như 1 loại nước gội đầu, không cần sử dụng thêm dầu gội vì bản thân bồ kết cũng đã có khả năng tạo bọt làm sạch tóc và da đầu rất tốt. (Tuy nhiên sau khi gội xong vẫn còn cảm giác khó chịu có thể kết hợp với dầu gội đầu. Lưu ý: nên sử dụng dầu gội dược liệu để tránh tương tác gây kích ứng.)
  • Gội sạch lại bằng nước mát.

Tần suất thực hiện: Duy trì hằng ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi gội đầu bằng hà thủ ô

  • Kiên trì thực hiện lâu dài. Trong quá trình chăm sóc bằng thảo dược tự nhiên nên sử dụng kết hợp các sản phẩm dầu gội dược liệu để thu được hiệu quả cao nhất.
  • Đảm bảo chất lượng của những nguyên liệu sử dụng để chế biến các loại nước gội đầu, nhất là dược liệu hà thủ ô do dược liệu quý này có thể bị làm giả dẫn chất chất lượng không như mong muốn.
  • Chế độ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tóc: giàu sắt, giàu vitamin B1, vitamin B6, B9,….

Câu hỏi thường gặp

Gội đầu bằng hà thủ ô có ngừa được gàu?

Tác dụng chính của hà thủ ô chủ yếu là giúp tóc chắc khỏe, làm đen tóc thường sử dụng cho những người râu tóc bạc sớm. Chưa có nhiều tài liệu đề cập đến công dụng ngừa gàu của loại dược liệu này. Để ngừa được gàu có thể kết hợp hà thủ ô với 1 số vị khác như bồ kết, hương nhu, sả chanh,…

Nước hà thủ ô gội đầu có để được lâu không?

Có thể bảo quản loại nước này trong khoảng 2-3 ngày trong điều kiện lạnh. Tuy nhiên không nên để quá lâu, không có công thức bảo quản phù hợp, chất lượng, hiệu quả của nước hà thủ ô có thể giảm đi nhiều.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại:

Ngày viết:
bn
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *