Hoa cúc Đức hay còn được gọi là Dương cam cúc. Nhờ vào đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm,hoa cúc Đức thường được dùng làm dầu gội đầu, làm gel chống nắng. Tinh dầu của cây được thường dùng làm hương liệu thơm trong mỹ phẩm. Vậy Hoa cúc Đức có tác dụng gì? Dùng như thế nào? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.
Danh pháp
Tên khoa học
Matricaria chamomilla L.
Tên tiếng việt
Dương cam cúc, cúc La Mã
Phân loại khoa học
Họ Cúc ( Asteraceae)
Mô tả cây
Cây thân thảo hàng năm, cao đến 60cm. Thân mọc đứng và phân nhánh. Lá kép lông chim 2 lần với các đoạn hình dải nhọn như gai, hoàn toàn nhẵn. Cụm hoa hình đầu, mảnh, nằm ở ngọn các cuống. Đường kính của đầu hoa từ 1 – 1,5cm, với 1 vòng đơn các hoa hình lưỡi trắng, ở giữa có nhiều hoa hình ống màu vàng xếp trên mặt đế hoa, phồng lên thành dạng nón nhọn sau khi hoa nở. Quả bế màu vàng trắng dạng nón ngược, nhẵn ở mặt ngoài, khía 5 cạnh ở mặt trong.
Sinh thái
Cây ưa sáng, ẩm và khí hậu mát của những vùng có khí hậu á nhiệt đới, núi cao. Hạt cây thường sinh trưởng ở gần đường đi, xung quanh các bãi đất trống hoặc mọc trên những cánh đồng hoa như một loài hoa dại. Đặc biệt, cây phát triển tốt nhất ở trên đất vôi.
Cây được gieo trồng từ hạt, sau 5 – 6 tháng bắt đầu có hoa, thường là khoảng tháng 5 đến tháng 9. Từ năm thứ 2 – 3 trở đi, số lượng hoa trên mỗi cây càng nhiều hơn.
Phân bố

Trên thế giới
Cây thường mọc ở gần khu dân cư của khắp châu Âu và vùng ôn đới thuộc châu Á. Ngoài ra còn phân bố ở vùng ôn đới thuộc Bắc Mỹ và Úc.
Tại Việt Nam
Cây được nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu những năm 60 và trồng ở các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa…
Bộ phận dùng
Thường là nụ hoa, ít khi dùng toàn cây
Thu hái, chế biến
Khi hoa đã nở hoàn toàn, sau đó đem phơi hoặc sấy khô

Thành phần hóa học
Hàm lượng tinh dầu trong cây thay đổi từ khoảng 0,2 – 1,8%, có màu lam sẫm khi mới cắt xong do có hàm lượng cao của chamazulen (1 – 1,5%). Chất carbur này được tạo thành trong quá trình chưng cất hơi nước từ matricin (một guaianolid).
Các thành phần khác của tinh dầu là (-)α-bisabolol (10-25%), các acid A và B của bisabolol (10-25%), một ether cyclic poly-en, yne (1-10%) và nhiều carbur. Đầu hoa còn chứa nhiều flavonoid (bao gồm apigenin, quercetin, patuletin và luteolin), umbelliferon và herniarin (coumarin).
Tác dụng dược lý
Hoạt tính chống oxy hóa: Chiết xuất metanol, polyphenols và phytochemical từ tinh dầu từ hoa cúc Đức có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa đáng kể.
Hoạt tính chống tăng đường huyết: Chiết xuất ethanolic từ thân, lá và hoa của cây có tác dụng chống đái tháo đường qua cơ chế chống oxy hóa và chống tăng đường huyết sau ăn.
Hoạt tính giảm đau: Tinh dầu hoa cúc Đức thoa ngoài da có tác dụng giảm đau đáng kể ở bệnh nhân đau khớp gối (viêm thoái hóa khớp gối) nhờ có hàm lượng chamazulan cao.
Hoạt tính giảm lo âu: Uống chiết xuất hoa cúc Đức với liều phù hợp có thể làm giảm lo âu ở những người bị rối loạn lo âu lan tỏa.
Trong các thử nghiệm, cao Dương cam cúc và tinh dầu ức chế sự sinh sản của những chất gây viêm da cũng như có tác dụng chống viêm trên lâm sàng, đồng thời có tác dụng làm giảm kích thước của vết thương và làm khô nhanh vết thương. Cao Hoa cúc đức trộn trong một kem cơ bản đắp tại chỗ làm giảm viêm da tốt hơn dỷocyrtison 0,25%. Kem Hoa cúc đức cũng được chứng minh có hiệu quả điều trị eczema các chi tương đương với hydrocortison 0,25%.
Hoa cúc đức có hoạt tính hạ sốt, ức chế những vi khuẩn gram dương mạnh hơn so với vi khuẩn gram âm, và ức chế sự nảy mầm bào tử các men, mốc và nấm da thử nghiệm.
Ngoài ra chiết xuất cúc la mã còn chứa một lượng lớn chất bisabolol và chamazulene có tác dụng làm dịu da, chống dị ứng, mẩn ngứa nên thường được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, hỗ trợ điều trị và làm dịu tình trạng kích ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay…
Gel bôi trơn thân nước LOVE N’ PASSION , kết hợp Lô hội và Hoa Cúc Đức hữu cơ ( organic) giúp:
- Bôi trơn cho quan hệ tình dục thuận lợi và trơn tru hơn.
- Không còn cảm giác đau rát, khó chịu do thiếu dịch nhờn âm đạo.
- Bôi trơn khi sử dụng cốc nguyệt san, bao cao su, dụng cụ hỗ trợ tình dục
Tính vị, tác dụng
Hoa cúc Đức có mùi hương dễ chịu, vị ngọt, tính hàn và vị đắng, quy kinh phế. Có tác dụng chống co thắt, gây trung tiện, diệt giun sán, long đờm, an thần, lợi tiểu, sát trùng và chống viêm.
Công dụng và liều dùng
Công dụng:
Điều trị cảm mạo, giúp hạ sốt; Bồi bổ cơ thể (bổ nhẹ); Làm tan đờm; Điều trị khó tiêu, đầy hơi; Kích thích gây trung tiện; Giúp diệt giun sán; Điều trị phong thấp; Giúp chống co thắt, chống viêm; Giúp lợi tiểu; Giúp an thần; Giúp giảm cảm giác bồn chồn; Điều trị mất ngủ nhẹ do rối loạn thần kinh.
Liều dùng:
Mỗi ngày lấy từ 2 – 8g nụ hoa khô (có khi dùng đến 12g), nấu lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Với trẻ nhỏ thì chỉ dùng 2g nụ hoa mỗi ngày (trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không được dùng).
Một số bài thuốc
Hoa cúc Đức thường được dùng để chữa các rối loạn của dạ dày kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị tiêu chảy và buồn nôn. Hơn nữa nó cũng được dùng để chống các viêm nhiễm đường tiết niệu và trị chứng thống kinh. Thường dùng dưới dạng thuốc hãm (chỉ giữ được 10 – 15% tinh dầu có trong hoa) hoặc chế thành thuốc (cồn chiết, siro) với liều 1 thìa súp dược liệu trong 1 lít nước. Dùng ngoài, hãm và rửa hoặc dùng bột để đắp trị các vết thương lâu lành, các bệnh về da như zona, phát ban, đinh nhọt, trĩ, và các viêm nhiễm ở miệng, họng và mắt.
Người Đức và các nước Trung Âu dùng trong điều trị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoá. Hơn nữa các chiết xuất và tinh dầu của hoa còn dùng để chế các pomat và các thuốc súc rửa có tác dụng tiêu viêm và làm lành sẹo.
Ở Tuynidi, có nơi dùng hoa để làm thuốc lọc máu sau khi sinh đẻ, giảm đau trước khi sinh và giảm đau do sỏi thận.
Trong mỹ phẩm, người ta dùng hoa cúc Đức để chế dầu gội đầu, làm gel chống nắng và tinh dầu làm hương liệu, chế xà phòng thơm.
Dùng ngoài: Để đắp hoặc súc miệng, nước hãm 3 – 10% nụ hoa (30 – 100g/lít), cao lỏng 1% hoặc cồn thuốc 5%. Để tắm, nụ hoa 5g/lít nước. Đối với những chế phẩm bán lỏng: cao nước – cồn tương đương với 3 – 10% (dương cam cúc 30-100g/lít).
Dùng để hít: 6g hoa cúc Đức, hoặc 0,8g cao cồn trong 1 lít nước nóng.

Lưu ý khi dùng
Những người dị ứng với hoa cúc Đức nói riêng và những hoa họ Cúc nói chung nên cẩn thận khi dùng loại trà này. Đặc biệt, tránh dùng trà hoa cúc trong thời kỳ mang thai vì có thể kích thích dạ con làm tăng nguy cơ sấy thai.
Những người bị rối loạn xuất huyết hoặc đang dùng các thuốc chống đông máu không được khuyến khích vì trà hoa cúc chứa hợp chất coumarin làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Do tác dụng an thần của trà hoa cúc ĐỨc nên cần lưu ý sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc. Ngoài ra, không nên uống với liều lượng cao vì có thể gây nôn mửa và những phản ứng ngoài da đối với nhiều người.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.65-66)
- Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học. (tr.49)
- Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược. (tr.55-56)