Danh pháp
Tên khoa học
Prunus persica flower.
Tên tiếng Việt
Hoa của cây Đào.
Phân loại khoa học
Họ Rosaceae (Hoa hồng)
Mô tả cây
Cây đào là một loại cây nhỡ, cao 3 – 4m. Thân cành nhẵn, có vỏ màu xám, trên thân thường có chất nhầy trong đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, có cuống ngắn, hình mũi mác hẹp, đầu thuôn nhọn. Phiến lá dài 5 – 8cm, mép lá có răng cưa, gốc hẹp dần có 2 tuyến nhẵn, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới; lá kèm hẹp nhọn, có răng. Khi vò có mùi hạnh nhân.
Hoa xuất hiện trước lá, hoa mọc riêng lẻ hoặc mọc chùm, lưỡng tính, màu hồng nhạt dày đặc ở cành; đài có ống hình chuông, 5 thùy có rất nhiều lông, tràng có 5 cánh mỏng hình trứng ngược; 35 – 40 nhị màu vàng, dài bằng cánh hoa, chỉ nhị nhẵn, bao phấn hình mắt chim; bầu thường có lông, gốc có lông xồm xoàm, đầu nhụy phình to.
Quả hạch gần hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lõm vào, chạy dọc theo quả. Vỏ ngoài có lông rất tơ mịn, đáy tròn, đầu nhọn. Quả chín có những đốm đỏ, hoặc có màu vàng nhạt.
Sinh thái
Cây mọc ở rừng núi và đồng bằng, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới châu Á. Hoa nở khoảng 10 – 15 ngày, thường thích nghi trên đất dễ thoát nước.
Mùa hoa: tháng 1 – 3.

Phân bố
Trên thế giới
Hiện nay cây đang được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản.
Tại Việt Nam
Cây tập trung ở các tỉnh nước ta như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng.
Bộ phận dùng
Dùng hoa đã phơi hay sấy khô của cây Đào.
Thu hái, chế biến
Thu hái
Thu hái vào mùa sau khi đông hoặc đầu mùa xuân.

Chế biến
Sau khi thu hái hoa, rửa sạch, đem phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Trong vòng 1 năm. Để lâu mất tác dụng
Thành phần hóa học
Trong thành phần của Đào chứ glycosdie cyanogenetic, amygdalin.
Hoa đào chớm nở chứa trifolin, glucosid.
Tinh dầu của cây gồm 130 hoạt chất, trong đó đáng kể nhất là benzaldehyd, limone, 1 – methylhydrazin, 4 – ethenyl – 1,4 – dimethyl xiclohenxen và 3 – caren.
Tác dụng dược lý
Hoạt động chống oxy hóa
Tất cả các nồng độ của ethyl acetate và n – butanol đều có tác dụng ức chế quan trọng đối với các hoạt động chống oxy hóa khác nhau. Có một hệ số liên quan cao đáng kể giữa hoạt động chống oxy hóa tổng thể với tổng hàm lượng phenolic và flavonoid. Dường như các phân đoạn etyl axetat và n-butanol có thể đóng vai trò như một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên mới.
Dịch chiết Hoa đào có tác dụng dụng chống oxy hóa, giúp làm mờ nếp nhăn, cải thiện độ săn chắc cho làn da.
Hoạt động chống viêm
Hoa đào có hoạt tính chống viêm chống lại các tế bào sarcoma nguyên bào xương của chuột trong khi hoạt động chống viêm ở liều 250 mg/kg đã được quan sát thấy ở phù chân gây dị ứng.
Hoa được sử dụng như một loại thuốc tẩy giun và tẩy sán.
Bảo vệ chống lại chất sinh ung thư da
Chiết suất nước của cây cung cấp sự bảo vệ khi bôi tại chỗ chống lại sự phá hủy DNA do tia cực tím gây ra và chất sinh ung thư.
Bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV
Tác dụng bảo vệ của các chất chiết xuất từ hoa đã được thử nghiệm chống lại tổn thương da do tia cực tím (UV) gây ra bằng cách sử dụng các mô hình in vivo đối với ban đỏ do tia UVB ở chuột lang và phù tai ở chuột ICR. Hoa đào được làm thành một sản phẩm mỹ phẩm mới, được sử dụng bôi ngoài da để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB.
Chiết xuất Hoa đào ức chế hình thành hắc sắc tố melanin, làm mờ tàn nhang, nám da, da mịn màng và trắng hồng. Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính bình.
Công năng: Lợi thủy thẩm thấp, hoạt huyết, thông tiên.
Chủ trị: Lợi tiểu, bí tiểu, làm tan kết tụ giảm đau.

Công dụng và liều dùng
Công dụng
Hoa đào là một vị thuốc được dùng từ lâu đời ở Việt Nam.
Hoa Ðào được dùng làm thuốc thông tiểu tiện và tẩy, dùng chữa thuỷ thũng và bí đại tiện.
Hoa Đào còn dùng chữa phù thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, tiểu tiện không thông.
Ở châu Âu, người ta chế siro Hoa đào cho trẻ uống trị giun.
Ngoài ra, Hoa đào còn dùng làm thuốc dưỡng ẩm, dưỡng da.
Liều dùng
3 – 5g, dạng thuốc sắc
Một số bài thuốc
Đào hoa tán – Ngoại đài mật yếu (Chữa phù thũng, cước khí, đờm ẩm)
Hoa đào (âm can) 30g, vò nát uống với rượu ấ,
Chữa phù, đại tiện táo bón
Hoa đào 3-5g, sắc uống.
Chữa bệnh sản hậu, đại tiện không thông
Hoa đào, Vông vang, Hoạt thạch, hạt Cau già, liều lượng bằng nhau. Tán nhỏ, rây bột, mỗi lần uống 8g với nước sắc hành tràng vào lúc đói.
Sắc mặt tươi khỏe, da dẻ mịn màng
Lấy Hoa đào tán nhỏ trộn với máu mào gà, bôi lên mặt, khoảng 2 – 3 ngày sau, thuốc tróc đi, da mịn sẽ mịn và trắng.
Chữa chàm mặt
Tán nhỏ mịn Hoa đào, uống mỗi lần nửa thìa cà phế với nước ấm.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc Hoa đào
Chỉ nên sử dụng Hoa đào được bảo quản trong vòng 1 năm.
Người bị mẫn cảm hay dị ứng với vị thuốc hoặc các thành phần trong Hoa đào.
Nên tham kham ý kiến của các thầy thuốc để sử dụng các bài thuốc của vị Hoa đào một cách hiệu quả nhất và an toàn sức khỏe.
Tài liệu tham khảo
- 1. Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Hồng Đức.
- 2. Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học.
- 3. Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược.
- 4. Trường Đại Học Dược Hà Nội – Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển (2021), Dược lý dược cổ truyền, NXB Y Học.