Hơi thở có mùi hôi thối là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và Cách điều trị

Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi thối
Đánh giá post

Hơi thở có mùi hôi thối gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày, đặc biệt là cảm giác thiếu tự tin, rụt rè khi gặp gỡ bạn bè, người thân. Mùi hôi trong miệng hình thành từ quá trình phá vỡ thức ăn còn sót lại, giải phóng hợp chất gây hôi miệng. Vậy làm thế nào để loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi hôi thối đúng cách? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu cùng bạn đọc qua bài viết sau đây.

1. Vì sao hơi thở có mùi? 10 Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi thối

  • Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch vi khuẩn gây hôi miệng. Nếu bạn ngủ muộn vào ban đêm, lượng nước bọt tiết ra không đủ sẽ khiến các vi khuẩn này phát triển nhiều hơn và gây hôi miệng. Việc những người thường xuyên thở bằng miệng khiến nước bọt bay hơi và là nguyên nhân gây khô miệng dẫn đến quá trình tiết nước bọt bị giảm. Để khắc phục điều này, cần cung cấp lượng nước đầy đủ khi tập luyện.
  • Hành và tỏi là hai loại thực phẩm gây hôi miệng. Một số loại gia vị khác như bắp cải, súp lơ và củ cải cũng gây hôi miệng. Mùi thức ăn còn sót lại có thể giảm dần sau 1 – 2 giờ. Tuy nhiên nếu ăn quá no, khi đầy hơi, chướng bụng mùi thức ăn sẽ ợ lên khoang miệng khiến ta cảm thấy khó chịu.
  • Hôi miệng xảy ra khi nhịn ăn hoặc bỏ bữa. Nguyên nhân là do miệng bạn không tiết ra nhiều nước bọt khi bạn không ăn. Nước bọt không chỉ làm sạch thức ăn thừa mà nó còn giúp vận chuyển thức ăn xuống dạ dày tốt hơn.
Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi thối
Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi thối
  • Thuốc lá có chứa thành phần hợp chất gây mùi hôi miệng và làm khô miệng, dẫn đến tiết nước bọt ít hơn.
  • Khi mũi bị tắc, chất nhầy bắt đầu tích tụ trong cổ họng, khiến các phần tử lạ được thở vào miệng, đọng lại trên bề mặt lưỡi, gây hơi thở có mùi.
  • Khi bị sâu răng, bạn cũng khó đánh răng hơn, dễ dẫn đến hôi miệng hơn. Thức ăn dính vào nẹp và các thiết bị. Một số phương pháp thường sử dụng trong nha khoa như: Làm răng giả, lấy cao răng, cố định răng bị thưa,…Điều này làm cho thời gian và quá trình vệ sinh răng miệng sạch sẽ trở nên khó khăn hơn và dễ dàng gây hôi miệng từ các mảng bám còn sót lại.
  • Khi bạn uống rượu, cơ thể sẽ biến rượu thành chất có mùi khó chịu. Một số đồ uống có cồn dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi. Vì thế khi mua nước súc miệng diệt khuẩn cần kiểm tra xem thành phần trong sản phẩm có chứa cồn hay không.
  • Viêm họng hạt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không phải vi rút gây ra, gây ra hơi thở có mùi. Viêm họng hạt cũng khiến các tế bào bị phá vỡ, gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra những người mắc các bệnh như sùi mào gà, lậu ở miệng, họng… Trong khoang miệng thường có nhiều virus Candida cộng sinh, vi khuẩn hoặc nấm gây viêm họng, đau họng, có màng giả ở họng và hôi miệng.
Viêm họng hạt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không phải vi rút gây ra, gây ra hơi thở có mùi
Viêm họng hạt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không phải vi rút gây ra, gây ra hơi thở có mùi
  • Dùng thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu, thuốc ngăn ngừa rối loạn thần kinh và thuốc giãn cơ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, bao gồm khô miệng. Lưỡi là nơi trú ngụ của hầu hết các vi khuẩn gây hôi miệng. Để khắc phục tình trạng này, cần vệ sinh lưỡi sạch sẽ. bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi để tạm thời ngăn hơi thở có mùi.
  • Hội chứng Sjogren là một rối loạn hệ thống miễn dịch thường gặp ở phụ nữ trung niên cũng như những người mắc các bệnh tự miễn dịch khác như viêm khớp dạng thấp và lupus. Những người mắc hội chứng Sjogren thường bị khô miệng, làm tăng nguy cơ hôi miệng.
  • Vệ sinh miệng chưa sạch sẽ: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến khiến hơi thở có mùi hôi. Khi thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra mùi hôi. Nếu bạn bị hôi miệng mà chỉ dùng nước súc miệng hoặc kẹo cao su thì cũng không diệt được vi khuẩn vì đây chỉ là giải pháp tức thời.

2. Cách chữa hơi thở có mùi hôi thối

Dưới đây là một vài biện pháp chữa trị hơi thở có mùi hôi thối hiệu quả đối với người lớn và trẻ em.

2.1 Cách chữa hơi thở có mùi hôi thối ở người lớn

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, mỗi ngày 2 lần sáng và tối sau bữa ăn. Không nên đánh răng luôn sau khi vừa dùng bữa xong để hạn chế tình trạng tổn thương men răng. Ngoài ra, có thể chải phần lưỡi cho sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và thức ăn còn sót lại trong miệng.
  • Tối đa 12 tuần nên thay bàn chải đánh răng mới một lần.
  • Kết hợp sử dụng nước súc miệng Valentine, kem đánh răng dược liệu Thái Dương để hạn chế mùi hôi trong hơi thở nhờ có thành phần nano bạc và tinh chất lược vàng
  • Chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đúng giờ.
  • Hạn chế đồ uống chứa cồn như bia, rượu hay cà phê. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Uống đầy đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Vệ sinh răng miệng đúng cách, mỗi ngày 2 lần sáng và tối sau bữa ăn
Vệ sinh răng miệng đúng cách, mỗi ngày 2 lần sáng và tối sau bữa ăn

2.2 Cách chữa hơi thở có mùi hôi thối ở trẻ em

  • Vệ sinh răng miệng là một phương pháp đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, việc này sẽ gây khó khăn nếu gặp phải ở trẻ sơ sinh. Khi đó, cha mẹ hãy vệ sinh khoang miệng nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách dùng tưa lưỡi hoặc chải nướu trước và sau khi ăn. Nếu trẻ còn quá nhỏ, không nên dùng nước súc miệng hay kem đánh răng. Thay vào đó, hãy sử dụng nước muối sinh lý dành cho trẻ em.
  • Đối với trẻ ở độ tuổi đã biết nhận thức, cần dạy bảo trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày. Khách hàng có thể tham khảo kem đánh răng dược liệu Thái Dương, nước súc miệng Valentine dành cho trẻ nhỏ trên website của Sao Thái Dương.

Xem chi tiết về Nước súc miệng Valentine dành cho trẻ nhỏ: Tại đây

  • Ngoài ra, cha mẹ nên đảm bảo việc vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm hàng ngày của trẻ. Tránh để trẻ ngậm, mút tay khiến vi khuẩn bám ở khoang miệng.
  • Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu hơi thở mùi hôi thối, hãy đưa trẻ đến các phòng khám răng hàm mặt, bệnh viện để đảm bảo sức khỏe răng miệng hay các nguyên nhân do bệnh lý gây nên. Từ đó, có biện pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời.
Nước súc miệng Valentine dành cho trẻ nhỏ
Nước súc miệng Valentine dành cho trẻ nhỏ

3. Một số lưu ý khi hơi thở có mùi hôi thối

Một vài lưu ý trong quá trình loại bỏ hơi thở có mùi hôi thối bạn nên biết:

  • Không nên làm dụng việc đánh răng mỗi ngày để loại bỏ mùi hôi. Bởi hành động này có thể dẫn đến mòn răng, tụt lợi, hỏng men răng. Chỉ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày là phù hợp.
  • Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng để đảm bảo tiêu diệt được vi khuẩn còn sót lại.
  • Không nên sử dụng tăm quá to để xỉa răng, điều này sẽ dẫn đến chảy máu và gây hôi miệng nhiều hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nha khoa để đảm bảo vệ sinh.
  • Nếu đang niềng răng hoặc dùng răng giả, cần vệ sinh khoang miệng cẩn thận để tránh các mảng bám còn dính trên răng gây mùi khó chịu.
  • Hãy uống đủ nước mỗi ngày để tránh miệng bị khô.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm để lại mùi như hành phi, tỏi,…Nên sử dụng những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa, không chứa quá nhiều dầu mỡ.
  • Không nên quá lạm dụng việc nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng. Điều này là nguyên do dẫn đến răng lợi yếu, mòn men răng.
  • Dùng nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ giảm thiểu mùi hôi đáng kể. Tuy nhiên, nước muối tự pha sẽ không có hiệu quả như mong đợi.

Hy vọng những thông tin Sao Thái Dương cung cấp đến độc giả sẽ có ích trong việc chữa trị hơi thở có mùi hôi thối. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, hãy theo dõi Sao Thái Dương để giải đáp các thắc mắc về sức khỏe hàng ngày nhé!

Xem thêm:

[Bật mí] 5+ cách điều trị hơi thở có mùi tại nhà hiệu quả

Ngày viết:
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799