Cây Hương nhu thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc nhờ tác dụng dưỡng tóc, kích thích mọc tóc, chăm sóc da dầu. Hương nhu là cây gì? Hương nhu có tác dụng gì? Lá hương nhu chữa bệnh gì? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ giúp cho bạn có câu trả lời chi tiết.
Giới thiệu về cây Hương nhu
Hiện nay, Hương nhu được dùng để chỉ chung cho nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Có hai loại chính là Hương nhu tía và Hương nhu trắng
- Tên khoa học: Ocimum gratissimum.
- Tên tiếng việt:
- Hương nhu tía: É rừng, É đỏ, É tía.
- Hương nhu trắng: É lá lớn, É trắng, Húng giổi tía.
- Phân loại khoa học: Họ Ô môi (Lamiaceae)
- Sinh thái:
- Hương nhu tía là cây ưa khí hậu hậu nhiệt đới nóng và ẩm.
- Hương nhu trắng là cây bụi ưa sáng, có biên độ sinh thái rộng, có thể thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm cũng như vùng cận nhiệt đới.
- Mùa hoa quả của hai nở vào tháng 5 – 7.
- Phân bố trên thế giới: Phân bổ vùng nhiệt đới châu Á, được trồng rải rác ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan để làm thuốc và làm rau gia vị.
- Phân bố tại Việt Nam: Cây Hương nhu tía thường được trồng làm thuốc ở quanh nhà hoặc các cơ sở chữa bệnh theo y học cổ truyền. Cây Hương nhu trắng mọc hoang nhiều ở khắp nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Hải Dương, Hừng Yên nhưng chủ yếu được trồng để lấy tinh dầu.
- Bộ phận dùng: Toàn cây trừ rễ .
Cây Hương nhu tía
- Là một loại cây thảo nhỏ, sống hằng năm hoặc nhiều năm; cao có thể tới gần 1 – 2 m. Thân vuông, non, thân cành có màu đỏ tía, có lông mịn và quặp. Lá mọc đối chéo chữ thập, có cuống dài, phiến lá nhỏ hình trứng, dài 2 – 5 cm, rộng 1 – 3 cm, mép có khía răng cưa, hai mặt màu tím tía đều có lông.
- Hoa màu trắng hay tím tía. Cụm hoa mọc thành chùm bông xim co ở đầu cành, xếp thành từng vòng 5 – 6 cái trên cụm hoa, ít khi phân nhánh, lá bắc nhỏ; đài hoa 4 mm, thùy trên hình mắt chim, thùy dưới hình giùi dài hơn, những thùy bên rất ngắng; tràng hoa có cánh hơi lượn sóng ở mép; nhị 4, vượt ra ngoài tràng.
- Quả gần hình cầu, hơi dẹt, màu nâu nhạt hoặc đỏ, có đốm đen nhỏ nằm trong đài tồn tại. Toàn cây có mùi thơm.
- Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
Cây Hương nhu trắng
- Là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, phân cành nhiều thành bụi sum sê, cao khoảng 1,5 – 2,5 m.
- Thân xanh, tiết diện vuông, hóa gỗ ở gốc, có nhiều lông ở phần non. Lá mọc đối, hình trứng thuôn nhọn dài 5 – 10 cm, rộng 3 – 6 cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn dài, có lông ở 2 mặt, cuống dài 2,5 – 5cm, mép răng cưa.
- Cụm hoa mọc thành chùm xim co ở đầu cành hay kẽ lá, đôi khi phân nhánh phần gốc; lá bắc không cuống, sớm rụng; hoa có màu trắng xếp thành những vòng tròn sít nhau trên cụm hoa, mỗi vòng có 5 – 6 hoa, cuống phủ đầy lông, đài hoa dài 5 mm, có lông, thùy trên hình tròn, dài hơn thùy dưới và thùy bên; tràng hoa có cánh, khía răng tròn ở mép; nhị 4, vượt ra ngoài tràng, chỉ nhị có lông ở gốc.
- Quả hình cầu, màu nâu, mặt ngoài sần sùi, ngâm trong nước có chất nhầy trương nở. Toàn cây được phủ lông trắng mịn, có mùi thơm.
Tác dụng của cây Hương nhu
Tác dụng kháng khuẩn
Ở Việt Nam, tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Hương nhu đã được Viện nghiên cứu Đông y thí nghiệm trên các chủng với sự đánh giá bằng đường kính vòng vô khuẩn.
Xem thêm:
- Bạch linh: Vị thuốc bổ huyết, lợi gan và nhiều công dụng khác
- Thục địa: Vị thuốc bổ thận, dưỡng huyết, và nhiều tác dụng khác
Tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt
Dạng dịch chiết bằng methanol và dạng nhũ dịch điều chế từ Hương nhu đã được thí nghiệm về các tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Kết quả cho thấy cả 2 dạng bào chế trên đều có tác dụng tốt.
- Về tác dụng chống viêm, các dạng bào chế đều ức chế phù gan bàn chân chuột cống trắng do carragenin gây nên trên mô hình gây viêm cấp tính và ức chế sự hình thành dịch rỉ, tổ chức trong mô hình gây viêm mạn do tiêm dầu croton gây nên.
- Về tác dụng giảm đau, trong thí nghiệm tấm nóng đối với chuột nhắt trắng, tác dụng giảm đau đều có trong dịch chiết bằng methanol và nhũ dịch, trong đó dịch chiết có tác dụng mạnh hơn; ngoài ra dịch chiết còn có tác dụng kéo dài thời gian phản ứng cong đuôi của morphin gây trên chuột cống trắng.
- Trên động vật gây sốt bằng cách tiêm vaccin thương hàn và phó thương hàn, dung dịch chiết bằng methanol với 250 mg/kg và nhũ dịch với liều 100 mg/kg đều có tác dụng hạ sốt. Tuy vậy tác dụng hạ sốt của 2 dạng trên đều yếu hơn và có thời gian ngắn hơn so với tác dụng của salicylat natri với liều 300 mg/kg.
Tác dụng thúc đẩy mọc tóc
Theo nghiên cứu của Orafidiya và cộng sự , cho thấy hiệu quả của tinh dầu lá hương nhu trắng trong việc thúc đẩy mọc tóc và tăng sinh nang tóc trong chứng rụng tóc do cyclophosphamide gây ra. Hương nhu còn có khả năng tăng tiết mồ hôi, từ đó loại thải được chất độc, giúp giảm rụng tóc.
Các tinh dầu của hương nhu như eugenol, citronellol, limonene,… có tính kháng khuẩn rất mạnh. Do đó, hương nhu điều trị gàu, giảm ngứa và trị nấm da đầu rất tốt. Ngoài ra, hương nhu còn giúp dưỡng tóc dày, mượt và không bị xơ rối, giảm nhờn trên da đầu. Tinh dầu hương nhu còn giúp phục hồi tóc hư tổn, mang đến mái tóc chắc khỏe, óng ả, mượt mà.
Do đó, hương nhu thường có trong các sản phẩm chăm sóc tóc. Nổi bật là trong sản phẩm Dầu gội dược liệu Thái Dương 7+ nổi lên với nhiều tác dụng nổi bật:
- Làm sạch virus gây mùi khét da đầu.
- Làm sạch virus gây gàu ngứa rụng tóc.
- Siêu mềm mượt cả khi tóc ướt, tóc khô.
- Tóc trơn, bóng, bồng bềnh và tạo nếp, tạo vẻ đẹp tự nhiên khi ngắm nhìn và thích thú khi chạm vào.
- Lâu bết tóc giúp tóc đẹp bền vững.
- Thoáng mát da đầu.
- Không gàu, ngứa, không rụng tóc và không mùi khét da đầu.
- Hương thơm sang trọng quý phái.
- Không cần dùng dầu xả và không phải gội hàng ngày.
- Tiết kiệm thời gian và tài chính.
Các tác dụng khác
- Tinh dầu Hương nhu tía còn được chứng minh là có tác dụng diệt amib – Entamoeba moskowski trên môi trường nuối cấy với nồng độ 1:1280. Ngoài ra tinh dầu Hương nhu tía đã được xác định có tác dụng kháng histamin trong thí nghiệm gây co bóp hồi trường cô lập chuột lang.
- Trong dịch chiết từ lá cây Hương nhu trắng, phát hiện có 2 thành phần được gọi là chất S và V đều có tác dụng gây co thắt cơ trơn trong thì nghiệm hồi trang cô lập chuột lang. Ngoài ra, chất S còn có tác dụng gây tăng huyết áp trên chuột cống trắng.
Thu hái, chế biến dược liệu Hương Nhu
Thu hái khi cây ra hoa, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt thành từng đoạn 2 – 3 cm, phơi âm can đến khô hoặc sấy nhẹ cho đến khô. Nếu cần lấy tinh dầu để dùng, thu hái vào lúc cây Hương nhu đã phát triển đầy đủ, có nhiều lá và hoa. Bảo quản dược liệu nơi khô mát, tánh ẩm mốc.
Thành phần hóa học
- Trong cây Hương nhu trắng và Hương nhu tía đều có tinh dầu, nhưng tỷ lệ tinh dầu trong cây Hương nhu trắng cao hơn 0,6 – 0,8%, Hương nhu tía 0,2 – 0,3% (tươi). Tinh dầu có 2 phần, phần nhẹ hơn nước và phần nặng hơn nước, vị cay, phần nhẹ hơn nước (0,9746), độ sôi 243 – 244 °C.
- Thành phần chủ yếu của tinh dầu hương nhu trắng hay tía là eugenol (45 – 70%), ngoài ra còn chừng 20% methyl eugenol và 3% cacvacrola, o.xymen, p.xymen, limonen, camphen, α và β pinen. Được biết ogenola là một vị thuốc rất cần thiết trong nha khoa và trong việc tổng hợp chất vanilin.
- Trong loại Hương nhu Trung Quốc, có chừng 1% tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là chất elsholtzia-xeton C10H14O2 và sesquitecpen.
Công dụng của cây Hương nhu
- Tinh dầu Hương nhu có tác dụng làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc. Khoa học hiện đại đã chứng minh trong tinh dầu có tác dụng anti-oxydant, chống nhiễm khuẩn.
- Hương nhu được dùng làm thuốc trong dân gian để hạ sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng.
- Eugenol chiết từ Hương nhu, được dùng trong nha khoa và là nguyên liệu để tổng hợp vanilin.
Một số bài thuốc sử dụng Hương nhu chữa bệnh
Ngày dùng 6g đến 12g dược liệu khô, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dưới đây là những bài thuốc sử dụng Hương nhu:
Chữa chứng hôi miệng
Hương nhu 10g được sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm.
Trẻ con chậm mọc tóc
Hương nhu 40g sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu hằng ngày (Tuệ Tĩnh, Nam Dược thần hiệu).
Cảm mạo tứ thời
Hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi hay dùng rượu hâm nóng mà chiêu thuốc. Ra mồ hôi được là khỏi.
Cảm lạnh, phát sốt, thổ tả, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh ngắt
Hương nhu 500g, Hậu phác tẩm gừng nướng 200g, Bạch biển đậu sao 2000g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều, mỗi lần dùng 10g pha với nước đun sôi uống. Có thể dùng tới 20g.
Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt
Hương nhu, Hoắc hương, Bạc hà, sả, Tía tô, Lá bưởi, Lá chanh (mỗi loại 10g). Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng để xông hơi.
Phòng, chữa cảm nấng và say nắng
Lá Hương nhu 32g, Hạt đậu ván 32g, Củ sắn dây 24g, Gừng sống 12g. Phơi khô tất cả, tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn dùng 16g, trẻ em 8g mỗi lần; hãm với nước sôi, gạn uống.
Chữa phù thũng, nước tiểu đục
Hương nhu tía 9g, Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, Ích mẫu thảo 12g, đem sắc với 600ml nước đun đến khi chỉ còn khoảng 200ml, uống thay trà hàng ngày. Điều trị 10 ngày/một liệu trình.
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng
Hương nhu tía 12g, Tía tô (lá và cành), Mộc qua (mỗi vị 9g), sắc với 3 bát nước, đun đến khi chỉ còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.
Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc Hương nhu
- Người ho lao mạn tính không nên dùng.
- Người bị âm hư và khí hư không được dùng.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.65-66)
- Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học. (tr.49)
- Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược. (tr.55-56)