Không còn lo lắng với tình trạng tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
5/5 - (1 bình chọn)

Phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều thay đổi về sức khỏe cũng như nội tiết tố bên trong. Một trong những vấn đề các bà mẹ thường gặp phải đó là tình trạng tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh. Đây cũng là một mối lo ngại và đem lại nhiều bất tiện cho chị em sau sinh. Vậy biện pháp nào sẽ giúp cải thiện vấn đề này? Cùng Sao Thái Dương tìm hiểu nhé!

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh là gì?

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh là hiện tượng các bà mẹ không chủ động được khả năng tiểu tiện của bản thân dẫn đến việc nước tiểu bị rò rỉ hay són ra ngoài một cách mất kiểm soát.

Đây là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh và đặc biệt là người cao tuổi. Đối với những đối tượng này, tiểu không tự chủ là một hiện tượng dễ mắc phải mà không phải là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Bàng quang nối với ống niệu đạo là nơi chứa nước tiểu, được nâng đỡ bởi hệ thống dây chằng cùng dây thần kinh. Bàng quang căng đầy nước tiểu sẽ truyến tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương, điều khiển khả năng đóng mở nắp niệu đạo từ đó bạn có thể kiểm soát thời điểm đi tiểu của bản thân.

Trong quá trình mang thai, khối lượng của thai nhi đè nén lên bàng quang và khung xương chậu trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng bàng quang cũng như dây thần kinh hệ tiết niệu. Đó là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tiểu không tự chủ của các chị em phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, ở một số bà mẹ phải can thiệp bằng phương pháp sinh mổ, sử dụng kỹ thuật gây mê ngoài màng cứng cũng là một trong những lý do làm cho hệ thống thần kinh bị tê buốt trong một thời gian, gây nên một số phản ứng bất thường cho cơ thể trong đó có tiểu són.

Một số nguyên nhân cấp tính:

  • Uống nhiều nước ngọt làm tăng lượng đường trong cơ thể, tạo áp lực cho thận phải làm việc nhiều khiến bạn bị tiểu són.
  • Sử dụng chất kích thích như cafein, bia rượu… sẽ làm tăng khối lượng nước tiểu trong cơ thể.
  • Sử dụng một số loại thuốc gây giãn cơ khiến cơ bàng quang và tiết niệu bị giãn nở dẫn đến rò rỉ nước tiểu.

Đôi khi, hiện tượng tiểu tiện không tự chủ này còn do một số bệnh lý khác trong cơ thể người phụ nữ như:

  • Bệnh lý nhiễm trùng hệ tiết niệu trong đó có viêm niệu đạo, bàng quang là 2 căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện của người bệnh.
  • Tiểu đường thai kỳ: trong quá trình mang thai, người mẹ bị đường huyết cao, dẫn đến việc thận phải làm việc nhiều hơn, tăng bài tiết và xảy ra hiện tượng tiểu không tự chủ.
  • Một số các bệnh lý khác như táo bón lâu năm, tăng huyết áp, u xơ tử cung, sỏi thận, tiết niệu, suy thận…..đều là những bệnh lý gây áp lực lớn lên thận và dẫn đến tình trạng són tiểu.

Xem thêm: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị tiểu đêm nhiều lần

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh có triệu chứng gì?

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh có triệu chứng gì?
Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh có triệu chứng gì?

Để xác định mình có đang mắc hiện tượng tiểu không tự chủ sau sinh hay không, bạn có thể theo dõi một số triệu chứng xảy ra phổ biến như sau:

  • Vô tình phát hiện quần bị ướt dù không có cảm giác buồn tiểu.
  • Khi thay đổi tư thế nhanh, đột ngột, vận động mạnh hoặc có một số động tác gây tác động mạnh lên toàn cơ thể như ho, hắt hơi,… đều gây nên tình trạng tiểu són hay rò rỉ nước tiểu tự phát.
  • Số lần đi tiểu trong ngày nhiều hơn, đặc biệt tiểu nhiều về ban đêm.
  • Rò rỉ nước tiểu trong khi quan hệ.
  • Một số biểu hiện khác như đau rát, khó chịu khu vực bụng dưới mỗi khi đi tiểu, đôi khi có thể tiểu ra máu.

Cách chữa tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Kegel là một bài tập mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Trong đó tác dụng lớn nhất phải kể đến là kiểm soát được tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Thực hiện bài tập Kegel thường xuyên giúp bảo vệ khung xương chậu của bạn, tăng sức bền bỉ của cơ và dây chằng, nâng đỡ các cơ quan trong xương chậu, hạn chế tình trạng đè nén lên bàng quang gây són tiểu. Bạn nên tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn, xác định cơ vùng chậu và cách tập luyện hiệu quả.

Lối sống lành mạnh, tích cực góp phần làm giảm thiểu tình trạng són tiểu sau sinh:

  • Hạn chế dùng các chất kích thích như cafe, rượu, bia,…
  • Chế độ ăn ít đường.
  • Ngăn ngừa, cải thiện tình trạng táo bón, giảm áp lực lên các cơ quan vùng chậu mỗi khi đi đại tiện.
  • Sử dụng băng vệ sinh để tránh tình trạng són tiểu gây ẩm ướt quần áo.
  • Bắt chéo chân, siết cơ chậu bằng cách nín tiểu mỗi khi ho, hắt hơi hay vận động mạnh để hạn chế rò rỉ nước tiểu.

Nếu bạn đang trong tình trạng quá cân sau sinh, hãy cố gắng xây dựng chế độ ăn và luyện tập hợp lý để có một cân nặng lý tưởng, giảm áp lực lên các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là vùng xương chậu.

Khi đã thử các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, loại bỏ được nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiểu, bàng quang hay các khối u.

Hiểu được vấn đề khó khăn mà các chị em phụ nữ sau sinh gặp phải, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm Dạ Minh Châu giúp hỗ trợ giảm thiểu hiện tượng tiểu són, tiểu nhiều lần hoặc tiểu không tự chủ và cả trong những trường hợp tiểu ra dưỡng chấp, tiểu đục. Dạ Minh Châu được sản xuất trên dây chuyền chiết xuất hiện đại từ các thảo dược thỏ ty tử, xà sàng tử, cao đậu tương lên men, ích trí nhân,….nên dùng an toàn cho phụ nữ bị tiểu đêm nhiều lần.

Xem thêm: Viên tiểu đêm Dạ Minh Châu

Biện pháp xử trí tiểu không tự chủ sau sinh
Biện pháp xử trí tiểu không tự chủ sau sinh

Biện pháp phòng tránh tiểu không tự chủ sau khi sinh

Một số biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Luyện tập cơ sàn chậu thường xuyên với bài tập Kegel: siết chặt các cơ vùng chậu trong khoảng thời gian từ 5 – 10 giây sau đó thả lỏng 10 giây. Lặp lại hoạt động đó 10 lần. Mỗi ngày bạn nên luyện tập 3 lần để cải thiện sức khỏe cơ xương chậu.
  • Làm rỗng bàng quang hoàn toàn mỗi lần đi tiểu.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Kết hợp lối sống lành mạnh.
  • Hạn chế tình trạng táo bón xảy ra.

Xem thêm: [Top 5] Nhóm thuốc điều trị tiểu không tự chủ

Một số câu hỏi thường gặp

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không?

Tiểu tiện không tự chủ ở phụ nữ sau sinh là một hiện tượng xảy ra phổ biến với hầu hết các bà mẹ tương tự như xảy ra ở người già. Sau khi sinh, các cơ quan cần có thời gian để hồi phục vì vậy tình trạng này không được coi là một bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi cơ thể khi són tiểu thời gian dài không hồi phục hoặc có kèm các hiện tượng bất thường khác như tiểu buốt, tiểu máu, đau vùng thắt lưng. Khi gặp những triệu chứng này cần đến các cơ sở y tế để thăm khám phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm khác.

Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã chứng minh, những phụ nữ sau sinh đã gặp phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ thì nguy cơ họ mắc phải hiện tượng này về già sẽ cao hơn với những đối tượng khác.

Ai có nguy cơ mắc tiểu không tự chủ sau sinh?

Ai có nguy cơ mắc tiểu không tự chủ
Ai có nguy cơ mắc tiểu không tự chủ

Đa số những phụ nữ sinh thường sẽ có nguy cơ mắc tiểu tiện không tự chủ cao hơn vì thời gian chuyển dạ kéo dài, cơ chậu ngả nhiều gây tác động lực nhiều hơn lên cơ quan hệ tiết niệu.

Phụ nữ bị tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai và sau sinh, khối lượng cơ thể lớn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của các cơ quan trong cơ thể.

Những bà mẹ bị căng thẳng thần kinh, stress kéo dài cũng dễ có nguy cơ mắc hiện tượng này.

Tiểu không tự chủ sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Các chị em phụ nữ sau sinh cần có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục để cơ thể quay về trạng thái ban đầu. Có thể mất vài tuần để chấm dứt tình trạng tiểu tiện không tự chủ nhưng cũng có thể mất từ 3 – 6 tháng tùy từng cơ thể mà hiện tượng này sẽ được cải thiện.

Một số trường hợp bị tái mắc lại tiểu tiện không tự chủ do tuổi tác hoặc những phụ nữ đã bắt đầu bước vào độ tuổi tiền mãn kinh.

Nguồn tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/urination-excessive-at-night

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14510-nocturia

Ngày viết:
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799