Làm răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng miệng hiệu quả, giúp cải thiện hình thể và chức năng của răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, làm răng sứ bị viêm nướu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm giảm tuổi thọ của răng, tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân làm răng sứ bị viêm nướu
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng bằng cách chụp một lớp vỏ sứ lên bề mặt răng thật đã được mài nhỏ. Lớp vỏ sứ này có hình dạng, kích thước và màu sắc giống răng thật. Nó giúp cải thiện hình dáng và độ bền của răng. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng làm răng sứ bị viêm nướu. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như:
Do quy trình thực hiện không đảm bảo
Để bọc răng sứ thành công, mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thì quy trình thực hiện phải đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải nha khoa nào cũng đáp ứng được điều này, dẫn đến các biến chứng như:
- Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ không kiểm tra và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, tụt lợi, viêm nha chu… Khiến các vi khuẩn vẫn tồn tại, gây viêm nhiễm, sưng lợi. Nếu không được điều trị, nó có thể gây viêm tủy hoặc áp xe răng.
- Quá trình mài sai kỹ thuật dẫn đến việc mài quá sâu vào lợi, khiến cho khoảng cách an toàn giữa nướu và chân răng bị phá vỡ. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm lợi.

Do chế tác răng sứ sai kỹ thuật
Sau khi mài răng thật, bác sĩ sẽ chụp một mão sứ lên trên. Mão sứ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cùi răng và cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu chế tác răng sứ sai kích thước, không khớp với cùi răng sẽ gây tình trạng hở, cộm, cong vênh. Các vấn đề này khiến thức ăn rất dễ giắt vào và khó vệ sinh, lâu ngày gây viêm chân răng cùng một số bệnh lý khác như sâu răng, viêm nướu,…

Do vệ sinh răng không kỹ lưỡng
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chính gây nên tình trạng làm răng sứ bị viêm nướu, chiếm tới 70% các trường hợp. Nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng sau khi bọc răng sứ thì không cần chăm sóc răng cẩn thận. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vệ sinh răng không kỹ có thể khiến thức ăn thừa không được làm sạch. Từ đó, dần hình thành các mảng bám, vôi răng chứa vi khuẩn. Chúng sẽ phát triển và tấn công chân răng thật bên trong, gây ra tình trạng viêm lợi.
Xem thêm: [Bật mí] Top 4 Kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất hiện nay

Do nhiễm trùng
Đối với các răng bị sâu, tổn thương, trước khi đặt mão sứ, bác sĩ thường sẽ phải lấy tủy răng. Điều này là do khi răng hư hỏng nặng, tủy răng sẽ bị tổn thương và cần phải loại bỏ để tránh nhiễm trùng.
Nếu bác sĩ không lấy tủy răng trước khi đặt mão sứ, răng vẫn còn dây thần kinh. Trong một số trường hợp, mão răng sứ có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến chấn thương và nhiễm trùng. Nhiễm trùng này khiến vi khuẩn ở chân răng lây nhiễm sang các vùng khác, gây ra các triệu chứng như: sưng nướu, viêm lợi, đau răng khi căn, ê buốt răng.

Do tụt nướu
Tụt nướu là hiện tượng nướu bị co lại, khiến chân răng lộ ra bên ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ. Nó gây ra một số vấn đề như đau, ê buốt răng và tăng nguy cơ mắc viêm lợi. Có hai nguyên nhân chính gây ra tụt nướu, đó là chải răng quá mạnh hoặc thủ thuật bọc sứ kém.

Một số nguyên nhân khác
Làm răng sứ bị viêm nướu không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xảy ra với bất kỳ ai, khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này. Ngoài những nguyên nhân trên, viêm lợi có thể do các yếu tố sau:
- Chất liệu mão sứ, keo dán không đảm bảo có thể gây kích ứng nướu, dẫn đến viêm.
- Vệ sinh dụng cụ y tế không sạch, phòng nha khoa không được khử trùng thường xuyên khiến vi khuẩn xâm nhập vào nướu.
- Mắc các bệnh mãn tính, bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch có thể giảm sức đề kháng, dễ mắc các viêm nướu, viêm nha chu.
- Khi cơ thể lão hóa, răng miệng cũng bị suy yếu, dễ mắc viêm lợi hơn những người trẻ tuổi.

Triệu chứng khi bọc răng sứ bị viêm nướu
Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng miệng giúp cải thiện hình dạng, màu sắc và độ bền của răng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ, trong đó phổ biến nhất là viêm nướu. Sau khi bọc răng sứ, nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu sau, cần đi khám nha sĩ ngay để được điều trị kịp thời:
- Sưng đỏ, đau nhức nướu ở vùng răng bọc sứ.
- Chảy máu nướu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn uống.
- Nướu tụt, tạo khoảng trống giữa nướu và răng bọc sứ.
- Răng bọc sứ bị lệch lạc, không khít với cùi răng.
- Hơi thở có mùi hôi.

Viêm nướu sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Làm răng sứ bị viêm nướu rất nguy hiểm. Tình trạng viêm lợi kéo dài có thể dẫn đến tụt lợi, khiến răng không còn được bao bọc chắc chắn, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây sâu răng, viêm tuỷ răng. Ngoài ra, viêm lợi còn làm cho răng bọc sứ dễ xỉn màu, khiến răng mất thẩm mỹ. Hơi thở có mùi cũng là một tác nhân khiến người bị viêm lợi mất tự tin khi giao tiếp.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm lợi có thể dẫn đến viêm nha chu, gây viêm quanh răng, viêm chân răng. Việc này khiến răng suy yếu và có thể gãy rụng bất cứ lúc nào. Nghiêm trọng hơn, viêm lợi có thể dẫn đến áp xe nướu, gây nhiễm trùng huyết, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng.
Khi có dấu hiệu của viêm lợi, cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Điều trị viêm lợi sớm sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho răng bọc sứ.

Phương pháp điều trị khi làm răng sứ bị viêm nướu
Viêm lợi cần điều trị kịp thời để tránh các nguy hiểm cho sức khỏe. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp khác nhau, giúp cải thiện tình trạng viêm nướu, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Phương pháp điều trị không xâm lấn bằng thuốc
Trường hợp viêm nướu không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp không xâm lấn hoặc người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Một số biện pháp điều trị bằng thuốc mà bạn có thể áp dụng là:
- Lấy cao răng: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để làm sạch mảng bám và vôi răng, loại bỏ môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đây là biện pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả cao.
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: không kê đơn có thể giúp giảm đau và sưng nướu.
- Súc miệng bằng nước muối: có tác dụng sát khuẩn, giúp giảm viêm và đau nướu hiệu quả.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên: Các loại thảo dược tự nhiên như gừng, nghệ, hoa cúc,… có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn.
Tìm hiểu về loại thuốc bôi viêm lợi cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Phương pháp điều trị không xâm lấn bằng cách bọc lại răng sứ
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng thường gặp, có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để điều trị bệnh này, bác sĩ sẽ loại bỏ mão sứ cũ, làm sạch răng miệng và tiến hành bọc lại, điều chỉnh sao cho khít nhất. Đồng thời, phương pháp này cũng là cách khắc phục viêm lợi do bị kích ứng với mão sứ hoặc kéo dán nha khoa.

Phương pháp điều trị xâm lấn bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị xâm lấn bằng phẫu thuật được dùng cho các trường hợp viêm lợi do bọc răng sứ nặng. Tùy vào tình trạng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định cắt nướu hay phẫu thuật ghép lợi.
- Cắt nướu được áp dụng cho tình trạng tiêu xương ổ răng, gây viêm lợi kéo dài. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch phần nướu bị viêm và cắt bỏ một phần. Mục đích của phương pháp này là giảm sự tiếp xúc giữa lợi và mão răng sứ, nhằm giảm các kích ứng liên quan.
- Ghép lợi được dùng trong trường hợp bọc răng sứ bị viêm nướu nặng, gây tụt lợi. Bác sĩ sẽ bỏ răng sứ cũ đi và ghép lợi từ vị trí khác ghép vào phần lợi bị thiếu. Sau khoảng 20-30 ngày, khi lợi đã ổn trở lại, bác sĩ sẽ bọc răng sứ lại cho bệnh nhân.

Một số cách giảm sưng, đau cho vùng nướu
Viêm nướu có thể khiến người bệnh cảm thấy sưng đau dữ dội vùng nướu, chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống và nói chuyện. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn có thể giảm đau, sưng bằng một số cách sau:
- Chườm đá lạnh lên vùng bị sưng trong khoảng 15-20 phút, ngày 3-4 lần.
- Hạn chế các thức ăn cứng, giòn vì chúng có thể làm tổn thương nướu, khiến tình trạng sưng, đau nghiêm trọng hơn.
- Uống nhiều nước để làm sạch răng miệng và loại bỏ vi khuẩn gây hại.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ
Chăm sóc răng đúng cách là nền tảng cho một sức khỏe răng miệng tốt. Nhờ đó, răng sứ không chỉ khỏe mạnh mà còn đảm bảo thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc răng:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa florua.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng.
- Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích vì có thể làm răng bị ố vàng và khiến mão răng sứ nhanh bị mòn.
- Bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra.
- Lấy cao răng thường xuyên, 6 tháng một lần.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các loại hạt.
- Ngủ đủ giấc, khoảng 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế mắc bệnh tật.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về tình trạng làm răng sứ bị viêm nướu. Có thể thấy rằng đây là vấn đề thường gặp trong nha khoa, cần được điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích, từ đó hạn chế mắc viêm lợi sau khi làm răng sứ.