Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa thường được sử dụng để bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Theo khuyến cáo, chúng ta nên đi lấy cao răng 1-2 lần trong năm. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại lấy cao răng bị hở chân răng, răng ê buốt. Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về nguyên nhân tình trạng này và cách điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan tình trạng hở chân răng
Tình trạng hở lợi chân răng ở Việt Nam là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt, tỷ lệ người bị hở lợi chân răng ở nước ta chiếm khoảng 30% dân số.
Hở chân răng là gì?
Hở chân răng là tình trạng các mô lợi xung quanh răng bị tụt xuống, lộ ra phần chân răng. Đây là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng thường thấy ở người trung niên. Hở chân răng có nhận biết bằng các dấu hiệu sau:
- Chân răng lộ ra ngoài, dài hơn các răng khác.
- Phần răng bị hở dắt nhiều thức ăn thừa, gây viêm nhiễm và sưng mủ.
- Chảy máu chân răng khi đánh răng.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Những hậu quả do hở chân răng gây nên
Tình trạng hở chân răng không chỉ khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp. Nếu không được điều trị kịp thời, nó còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm:
- Sâu răng: Khi chân răng bị lộ ra, nó sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sâu răng, nếu không điều trị kịp thời có thể mất răng.
- Nhiễm trùng: Khi nướu răng bị tụt xuống, nó sẽ tạo ra các khe hở giữa răng và nướu. Các khe hở này là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, khiến nướu răng dễ bị viêm nhiễm. Viêm nướu có thể dẫn đến viêm nha chu, một bệnh lý nghiêm trọng có thể phá hủy xương hàm và nướu răng.
- Ê buốt: Chân răng có chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Khi chân răng bị lộ ra, nó sẽ dễ bị kích ứng bởi thức ăn nóng, lạnh hoặc chua. Điều này có thể gây ê buốt răng.
- Mất răng: Nếu sau khi lấy cao răng bị hở chân răng mà không được điều trị, nướu răng sẽ làm lộ ra phần chân răng. Phần chân răng này không có men răng bảo vệ, do đó nó rất dễ bị tổn thương, dẫn đến mất răng.
Xem thêm: Phòng ngừa biến chứng chảy máu chân răng sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng có bị hở chân răng không?
Câu trả lời là có, lấy cao răng bị hở chân răng nhưng không đáng lo ngại. Cao răng là một lớp vôi cứng được hình thành bởi mảng bám, vi khuẩn và canxi trong nước bọt. Lớp vôi này bám chặt vào bề mặt răng và nướu, gây ra nhiều vấn đề răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
Khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cạo sạch lớp vôi cứng này. Dụng cụ lấy cao răng chỉ có tác động làm bong các mảng bám và vôi răng, không ảnh hưởng đến nướu và chân răng. Trong một số trường hợp, nếu cao răng quá nhiều hoặc nướu bị viêm, phương pháp này có thể làm lộ chân răng. Để tránh tình trạng này, quá trình lấy cao răng cần được thực hiện cẩn thận và chính xác.

6 Nguyên nhân chính gây ra tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng
Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến giúp loại bỏ mảng bám và vôi răng tích tụ trên răng và nướu. Tuy nhiên, với một số trường hợp, sau khi lấy cao răng bị hở chân răng. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Do cao răng quá nhiều
Thức ăn thừa, mảng bám có thể được loại bỏ thông qua thông đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, có một sự thật vệ sinh răng miệng không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám, một phần nhỏ sẽ đọng lại ở dưới chân răng, tạo thành cao răng. Với những người vệ sinh răng miệng kém và ít lấy cao răng, lượng vôi răng này sẽ tích tụ, làm lợi tụt xuống. Do đó, sau khi lấy cao răng bị hở chân răng. Đây là một hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại vì nướu sẽ tự phục hồi sau vài tuần.

Do thao tác bác sĩ quá mạnh
Cao răng có kết cấu cứng, chắc và bám chặt vào thân răng lẫn chân răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường không thể làm sạch cao răng. Để lấy cao răng, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng có đầu nhọn đưa vào bên trong nướu. Nó kết hợp với sóng âm để phá vỡ các phân tử cao răng. Nhờ đó, cao răng được loại bỏ một cách dễ dàng.
Nếu nha sĩ tháo tác quá mạnh tay, có thể làm tổn thương nướu và chân răng, dẫn đến tình trạng sau khi lấy cao răng bị hở chân răng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Không biết cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, nướu cần thời gian hồi phục và tái tạo. Quá trình này có thể mất từ 2-4 tuần. Trong thời gian này, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách để nướu dần ôm sát lấy chân răng. Nếu thực hiện không đúng cách, nướu có thể bị tụt xuống phía dưới, gây ra tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng. Lấy cao răng bị hở chân răng có thể do một số thói quen sau:
- Đánh răng quá mạnh và sử dụng bàn chải lông cứng khiến nướu bị tổn thương, gây ra hở chân răng.
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây kích ứng nướu, khiến nó sưng tấy và đau rát.
- Không sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận được. Việc này có thể khiến vi khuẩn tích tụ, gây viêm nướu và tụt lợi.
- Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến nướu răng, khiến nướu răng bị yếu đi, dễ viêm nhiễm.
- Uống rượu bia làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến nướu răng dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý về răng miệng.
- Thức ăn nhiều đường và axit như bánh ngọt, nước ngọt, chanh, cam có thể làm mòn men răng, khiến nướu răng bị viêm và tụt xuống.

Một số nguyên nhân khác
Tuổi tác và cơ địa là hai yếu tố làm tăng nguy cơ bị hở chân răng. Tuổi tác khiến nướu răng bị lão hóa, mỏng đi và kém độ đàn hồi. Việc lấy cao răng không đúng cách có thể làm tổn thương nướu răng, gây ra hở chân răng. Ngoài ra, một số người có cơ địa răng miệng yếu cũng dễ xảy ra tình trạng sau khi lấy cao răng bị hở chân răng hơn so với bình thường.
Cách điều trị tình trạng hở chân răng do lấy cao răng hiệu quả
Lấy cao răng bị hở chân răng là tình trạng khá phổ biến, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cần phải chăm sóc đúng cách để tránh bị tụt lợi và ê buốt răng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện:
Đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách là một trong những cách quan trọng để chăm sóc răng miệng và bảo vệ nướu răng. Việc đánh răng đúng cách sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, ngăn ngừa mảng bám và cao răng tích tụ, từ đó giúp lợi khỏe mạnh và cải thiện tình trạng hở chân răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm sẽ giúp bạn làm sạch răng miệng mà không gây tổn thương nướu răng.
- Chải răng 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chải răng theo theo chiều dọc, chải từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể tiếp cận được.
Xem thêm: Có nên đánh răng bằng muối không? 10 cách đánh răng với muối hiệu quả

Điều chỉnh thói quen ăn uống
Sau khi lấy cao răng, răng tương đối nhạy cảm. Để giúp nướu răng phục hồi và ngăn ngừa mảng bám tích tụ, bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tình trạng sau khi lấy cao răng bị hở chân răng:
- Bạn nên chọn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai như cháo, súp, sữa,…
- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ hình thành mảng bám như đường, tinh bột,…
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B, canxi, sắt, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình hồi phục nướu răng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm sạch răng miệng, mảng bám, cung cấp độ ẩm cho các tế bào niêm mạc miệng.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng răng miệng
Sau khi lấy cao răng, nướu răng thường bị tổn thương, gây ra tình trạng ê buốt, sưng đỏ, chảy máu. Để giúp nướu răng nhanh trở về trạng thái bình thường, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sau:
- Gel nha khoa trị ê buốt có chứa các thành phần giúp giảm đau, tê vùng răng ê buốt, giúp bạn ăn uống và sinh hoạt thoải mái hơn.
- Nước súc miệng có chứa các thành phần kháng khuẩn, giúp giảm viêm nướu, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Các loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhức răng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Kem đánh răng dược liệu chứa các thành thành thảo dược thiên nhiên, có khả năng làm dịu và chống ê buốt răng hiệu quả.

Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa
Nếu tình trạng hở chân răng không có cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn và xác định chính xác nguyên nhân. Nếu do các vấn đề nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hoặc ghép nướu. Còn do thói quen xấu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách để cải thiện tình trạng này.

Trên đây là những giải đáp của Sao Thái Dương về tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết chăm sóc răng miệng đúng cách, để nướu răng nhanh chóng được phục hồi, trả lại hàm răng chắc khỏe.