Lấy cao răng xong bị tụt lợi: Sự thật có đúng như vậy?

Tụt lợi làm lộ chân răng  (Nguồn: Internet) 
5/5 - (1 bình chọn)

Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và vôi răng tích tụ trên bề mặt răng và dưới đường nướu. Phương pháp này ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp chăm sóc răng miệng này nhiều người gặp phải tình trạng lấy cao răng xong bị tụt lợi.

Vậy lấy cao răng có phải là nguyên nhân gây tụt lợi không hay là do nguyên nhân khách quan khác? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu tổng quan về tụt lợi

Lợi là mô mềm bao quanh và hỗ trợ răng, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng. Lợi khỏe mạnh giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và mất răng. Nhưng vì một số nguyên nhân mà phần lợi này bị tụt khỏi chân răng, gây ra các biến chứng có hại cho sức khỏe. 

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi còn gọi là tụt nướu là tình trạng phần nướu bao quanh chân răng có xu hướng di chuyển xuống phần cuống răng, khiến thân răng lộ ra bên ngoài. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một số răng, nhưng cũng có thể là nguyên hàm. Tụt lợi xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do vệ sinh răng miệng không đúng cách, viêm nướu, viêm nha chu, thay đổi nội tiết tố hay chấn thương. Một số triệu chứng phổ biến nhất về tụt lợi mà bạn có thể quan sát bằng mắt thường như: 

  • Nướu co lại. 
  • Chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. 
  • Miệng có mùi hôi. 
  • Nướu sưng đỏ, đau nhức xung quanh răng. 
  • Răng ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh. 
  • Răng lung lay, dễ gãy.

Giải đáp:

Tụt lợi là tình trạng nướu bao quanh răng bị co lại (Nguồn: Internet) 
Tụt lợi là tình trạng nướu bao quanh răng bị co lại (Nguồn: Internet)

Những biến chứng của tụt lợi

Nướu (lợi) là bộ phận có vai trò quan trọng giúp bảo vệ và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Khi tụt lợi, chân răng sẽ bị lộ ra ngoài, làm vi khuẩn có thể tấn công vào đường viền nướu gây một số biến chứng như:

  • Làm bộ chân răng, khiến vi khuẩn xâm nhập nên dễ bị sâu răng. 
  • Làm thay đổi cấu trúc xương hàm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm. 
  • Tụt lợi có thể khiến răng trông dài hơn, giảm tính thẩm mỹ của hàm răng. 
  • Tụt lợi tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng khác như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng. 
  • Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây mất răng.  
  • Khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt khi ăn uống, nói chuyện. 
Tụt lợi làm lộ chân răng (Nguồn: Internet) 
Tụt lợi làm lộ chân răng (Nguồn: Internet)

Lấy cao răng xong bị tụt lợi có đúng không?

Câu trả lời là không. Lấy cao răng không gây tụt lợi. Lấy cao răng là quá trình nha sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên răng. Quá trình này không làm tác động đến cấu trúc răng, không làm tổn thương đến mô nướu, vì vậy, không gây ra tụt lợi. Trong một số trường hợp, sau khi lấy cao răng, bạn có thể cảm thấy nướu sưng đỏ hoặc nhạy cảm hơn. Đây là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tụt lợi là vệ sinh răng miệng kém, khiến thức ăn thừa và mảng bám tích tụ trên răng. Vi khuẩn sẽ phát triển và gây viêm nướu, dẫn đến tụt lợi. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng lấy cao răng xong sẽ bị tụt lợi.

Lấy cao răng xong bị tụt lợi không? Lấy cao răng không bị tụt lợi(Nguồn: Internet) 
Lấy cao răng không bị tụt lợi (Nguồn: Internet)

Cách xử lý khi lấy cao xong răng bị tụt lợi

Nếu sau khi lấy cao răng xong bị tụt lợi, hãy đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ tụt lợi, nha sĩ có thể chỉ định các phương pháp phù hợp:

Tình trạng tụt lợi nhẹ

Nếu lấy cao răng xong bị tụt lợi nhẹ, khoảng cách giữa nướu và răng chỉ khoảng 3-5mm và nướu vẫn còn bám vào răng, thì có thể áp dụng một số biện pháp điều trị hồi phục nướu. Biện pháp phổ biến nhất là làm sạch vôi răng. Sau đó, cho bạn sử dụng gel ngậm flour hoặc thuốc điều trị viêm nướu. Các loại thuốc này sẽ giúp giảm viêm, kích thích nướu phát triển và làm dày nướu. Cách này giúp làm sạch vi khuẩn giữa các túi răng và nướu, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp nướu mau lành.

Xem thêm: Bị tụt lợi dùng thuốc gì nhanh khỏi? Top 5 thuốc chữa tụt lợi hiệu quả nhất hiện nay

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số cách sau để cải thiện tình trạng tụt nướu:

  • Mật ong: Có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm sưng và đau nướu. Bạn có thể thoa mật ong lên vùng nướu bị tổn thương 2-3 lần/ngày.
  • Trà xanh: Chứa chất chống oxy hóa EGCG, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và thúc đẩy tái tạo mô nướu. Uống nước trà xanh mỗi ngày, bạn sẽ thấy nướu hồng hào và bám chắc vào răng.
  • Nha đam: Có khả năng làm dịu vết tổn thương, cung cấp dưỡng chất cho mô nướu phát triển. Nên bôi gel nha đam trực tiếp lên vùng lợi bị tụt, để trong 5-10 phút. Thực hiện liên tục trong một tuần, tình trạng tụt lợi sẽ tốt hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, sắt vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, sắt và kẽm (Nguồn: Internet) 
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, sắt và kẽm (Nguồn: Internet)

Tình trạng tụt lợi nặng

Nếu trường hợp lấy cao răng xong bị tụt lợi diễn ra nặng, chân răng bị lộ ra ngoài nhiều, kèm theo các triệu chứng ê buốt răng hoặc nướu sưng đỏ, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để hồi phục các mô nướu đã mất. Thông thường, phẫu thuật tụt lợi được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm sử dụng vạt tại chỗ có chân nuôi: Thường được dùng cho các trường hợp co lợi nhiều trên một răng hoặc nhiều răng. Nhóm này gồm nhiều phương pháp được thực hiện khác nhau như vạt vượt bên, vạt xoay chếch, vạt nhú lợi kép, vạt trượt về phía cổ răng, vợt bán nguyệt.
  • Nhóm sử dụng mô ghép tự thân: Khi không thể thực hiện các phương pháp sử dụng vạt tại chỗ có chân nuôi, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp ghép mô rời tự thân tự do hoặc ghép mô liên kết dưới biểu mô.
  • Nhóm phương pháp sử dụng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ: Áp dụng cho các trường hợp tụt lợi mà tổ chức bị viêm nha chu ở kẽ răng vẫn hoạt động bình thường. Có hai phương pháp chính là ghép mô đồng loạt không tế bào và tái sinh mô có hướng dẫn.
Phương pháp ghép lợi tự thân (Nguồn: Internet)
Phương pháp ghép lợi tự thân (Nguồn: Internet)

Lấy cao răng xong bị tụt lợi là điều hoàn toàn sai sự thật. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy chú ý đến sức khỏe răng miệng nhiều hơn bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách và lấy cao răng định kỳ. Để biết thêm các mẹo chăm sóc răng miệng hữu ích, bạn hãy truy cập vào website của Sao Thái Dương.

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799