Mái tóc là một trong những tiêu chí để đánh giá cái đẹp của người phụ nữ. Tuy nhiên, do tác động từ bên ngoài cũng như các biện pháp làm đẹp, tạo dáng cho tóc mà tóc thường xuyên bị hư tổn. Vậy có cách khắc phục nào dành cho vấn đề này? Cùng tìm hiểu cách làm mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ thiên nhiên trong bài viết dưới đây.
Tác dụng không ngờ của mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ thiên nhiên
Mặt nạ phục hồi tóc hư tổn là một sản phẩm với mục đích chăm sóc tóc chuyên sâu. Loại mặt nạ này tác dụng theo cơ chế bổ sung các dưỡng chất vào bên trong lớp biểu bì của tóc, ngăn ngừa những nguyên nhân gây tổn thương cho tóc. Khi sử dụng mặt nạ phục hồi tóc hư tổn, bạn sẽ đạt được một số lợi ích như:
- Dưỡng chất có trong mặt nạ khi được chuyển vào trong nang tóc sẽ kích thích nhanh chóng phát triển, giúp bạn lấy lại mái tóc chắc khỏe, suôn mượt, hạn chế tác động của các yếu tố như nắng gió, ô nhiễm môi trường, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài gây tổn hại cho tóc.
- Nếu như kem xả tóc chỉ có khả năng chăm sóc tóc cho phần bên ngoài thì mặt nạ ủ tóc có thể chăm sóc chuyên sâu, giúp điều trị nguyên nhân hư tổn từ sâu bên trong.
6 loại mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ thiên nhiên chị em ưu chuộng nhất hiện nay
Mặt nạ phục hồi tóc hóa chất

Mặt nạ phục hồi tóc hóa chất là những loại mặt nạ được sản xuất theo công nghệ hóa học. Những loại mặt nạ này được bổ sung trực tiếp những tinh chất cần có trong chăm sóc tóc như:
- Protein: là đại phân tử cấu tạo nên sợi tóc. Khi không cung cấp đủ protein rất dễ khiến cho tóc của bạn mọc chậm và dễ gãy rụng.
- Collagen: là thành phần giúp phục hồi phần tóc hư tổn, hạn chế xơ rối và gãy rụng. Thành phần collagen có trong mặt nạ dưỡng tóc hóa học còn hạn chế được tác động của nhiệt độ hóa chất đến tóc.
- Vitamin B5: kích thích tóc mọc nhanh hơn, phát triển mạnh hơn.
- Vitamin E: phát triển mao mạch, lưu thông vùng máu da đầu, kích thích tóc mọc, chống Oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và giảm thiểu rụng tóc.
Ưu điểm của các loại mặt nạ này là tiện lợi dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là có thể gây kích ứng da đầu, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng mặt nạ không chất lượng.
Mặt nạ phục hồi tóc từ thiên nhiên
Khắc phục nhược điểm mặt nạ hóa học, mặt nạ dưỡng tóc từ thiên nhiên là phương pháp đơn giản nhưng có công dụng nuôi dưỡng và rất an toàn. Những thành phần trong mặt nạ dưỡng tóc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, có tác dụng dài lâu.
Các nguyên liệu trong công thức cũng rất dễ kiếm, dễ tìm, có giá bình dân phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. Mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ thiên nhiên thường chứa các loại nguyên liệu như dầu oliu và mật ong, lô hội, trứng gà, bơ, dầu dừa…
Ưu điểm của loại mặt nạ phục hồi tóc từ thiên nhiên
- Thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng cho da đầu và tóc.
- Nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp.
- Hương thơm tự nhiên.
- Tùy theo nhu cầu của người dùng mà có có cách lựa chọn, kết hợp khác nhau.
- Phù hợp với mọi loại da đầu.
Cách làm mặt nạ phục hồi từ thiên nhiên
Mặt nạ làm từ bơ, dầu oliu và trứng gà
Trong công thức mặt nạ phục hồi tóc hư tổn này, bơ là thành phần chính. Quả bơ có chứa nhiều chất béo giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tóc hiệu quả. Vitamin E có trong quả bơ kích thích tóc mọc nhanh hơn, đồng thời ngăn ngừa rụng tóc.
Bên cạnh đó, hai nguyên liệu đi kèm là trứng gà và dầu oliu. Trứng gà có chứa nhiều protein giúp nang tóc phát triển, ngăn ngừa tóc hư tổn. Còn dầu oliu có chứa nhiều axit béo như axit oleic và linoleic giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu, kích thích điều tiết dầu tự nhiên. Đặc biệt, Vitamin E có trong dầu ôliu là một loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của mái tóc. Dầu oliu cũng là một chất chống oxy hóa, giúp chống lại các yếu tố gây tổn hại tế bào tóc.

Công thức làm mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ quả bơ, trứng và dầu oliu như sau:
Chuẩn bị:
- Nửa quả bơ
- 1 quả trứng gà
- 1 thìa dầu ô liu
Tiến hành:
- Quả bơ bỏ vỏ, lấy phần thịt xay nhuyễn với máy xay sinh tố.
- Tách lấy lòng đỏ trứng gà cho vào trong hỗn hợp bơ, thêm dầu oliu
- Trộn cho đến khi các thành phần hòa quyện vào nhau.
- Đổ tất cả ra một cái bát sạch.
- Làm sạch tóc và da đầu.
- Bôi hỗn hợp lên trên tóc, sử dụng tay sạch massage da đầu.
- Lấy mũ chụp ủ đầu khoảng 10 đến 15 phút.
- Gội đầu sạch lại với nước lạnh.
Lưu ý:
- Cần sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh để gội đầu, không sử dụng nước nóng bởi nước nóng làm chín trứng, dây bẩn và bết tóc.
- Cần đảm bảo tóc và da đầu được sạch trước khi đắp mặt nạ. Bởi da đầu bẩn đồng nghĩa với việc tế bào chết, gàu và bụi bẩn bít kín nang tóc, khiến dưỡng chất từ mặt nạ không thể thấm vào trong.
- Sau khi gội đầu, tóc vẫn có mùi tanh của trứng thì hãy sử dụng 1 đến 2 giọt tinh dầu yêu thích.
Mỗi tuần thực hiện 1 lần.
Mặt nạ phục hồi tóc hư tổn bằng chuối
Chuối là một loại quả giàu vitamin, Magie, Kali. Đồng thời, chuối cũng rất giàu Silic- một hợp chất giúp tăng cường lớp biểu bì cho tóc. Điều này giúp tóc trở nên bóng mượt hơn, bảo vệ đầu khỏi sự tấn công của vi khuẩn, khói bụi. Bạn có thể làm mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ chuối kết hợp với bơ, dầu dừa, trứng hoặc dầu oliu. Dưới đây là cách làm mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ chuối và bơ:

Thành phần:
- Nửa quả bơ
- 1 quả chuối chín
- 2 thìa dầu ô liu
Tiến hành:
- Nhào bơ và chuối với nhau trong máy xay sinh tố.
- Thêm dầu oliu, trộn thật kỹ.
- Gội đầu, sử dụng khăn sạch lau khô tóc.
- Tiến hành bôi hỗn hợp lên trên tóc, đảm bảo hỗn hợp phủ kín toàn bộ tóc từ chân tóc đến ngọn tóc.
- Lấy mũ chụp ủ đầu, để trong 30 phút.
- Gội sạch đầu bằng nước lạnh.
Thực hiện liên tục từ 1 đến 2 lần để thấy hiệu quả.
Mặt nạ phục hồi tóc hư tổn bằng chanh và nước cốt dừa
Nước cốt dừa là thành phần cần thiết để giữ gìn mái tóc suôn mượt. Hiệu quả của thành phần này tăng gấp bội khi được kết hợp cùng với chanh. Chanh là một loại quả rất giàu Vitamin C, giúp làm sạch gàu nhờ các axit tự nhiên. Ngoài tác dụng làm sạch tóc, nước chanh còn giúp tăng cường độ ẩm và sự phát triển của mái tóc. Công thức làm mặt nạ phục hồi tóc hư tổn kết hợp chanh với nước cốt dừa như sau:

Chuẩn bị:
- Nửa quả chanh
- 2 thìa nước cốt dừa
Tiến hành:
- Hòa nước cốt dừa với chanh, đánh cho tan.
- Gội sạch đầu. Lau khô tóc.
- Sử dụng khăn sạch thấm hỗn hợp lên trên mái tóc của bạn.
- Dùng mũ chụp ủ đầu khoảng 30 phút rồi xả sạch đầu lại với nước.
Duy trì thực hiện từ 1 đến 2 lần/ 1 tuần.
Mặt nạ phục hồi tóc hư tổn bằng dầu dừa
Dầu dừa là một loại nguyên liệu giúp dưỡng ẩm sâu cho tóc, rất thích hợp với các tóc chẻ ngọn. Trong khi đó, mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên giúp dưỡng ẩm và kích thích tóc mọc nhanh chóng. Cả dầu dừa và mật ong đều có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da đầu, bảo vệ nang tóc và biểu bì. Chính bởi thế mà bạn có thể lựa chọn kết hợp dầu dừa và mật ong để làm mặt nạ phục hồi tóc hư tổn như sau:

Chuẩn bị:
- 2 thìa mật ong
- 2 thìa dầu dừa
Tiến hành
- Đánh tan hai nguyên liệu vào nhau.
- Gội đầu thật sạch.
- Thoa hỗn hợp lên trên đuôi tóc.
- Ủ đầu từ 15 đến 20 phút.
- Xả sạch đầu lại với nước, để tóc khô tự nhiên.
Duy trì thực hiện từ 2 đến 3 lần/ 1 tuần.
Mặt nạ phục hồi tóc hư tổn bằng dầu oliu
Trong dầu oliu có chứa rất nhiều vitamin A, E và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành phần keratin của tóc, đồng thời cấp ẩm cao. Dầu oliu cũng giúp loại bỏ sự tích tụ bã nhờn bên trong nang tóc, thúc đẩy sự phát triển của tóc con. Bạn có thể tham khảo mặt nạ phục hồi tóc hư tổn bằng dầu oliu dưới đây:
- Gội sạch đầu, làm khô tóc.
- Sử dụng dầu oliu nguyên chất massage nhẹ nhàng da đầu và mái tóc.
- Dùng khăn chụp ủ đầu khoảng 20 đến 25 phút.
- Sau đó gội sạch lại đầu.
Mỗi tuần thực hiện 2 đến 3 lần để đạt được kết quả như mong muốn.
Mặt nạ phục hồi tóc hư tổn bằng mật ong và sữa chua không đường
Sữa chua có chứa nhiều vitamin và axit cùng với các vi sinh vật có lợi, giúp chống nấm hiệu quả, giảm xoăn cho tóc, đồng thời kiểm soát tình trạng rụng tóc, góp phần cân bằng pH của da đầu. Mật ong cũng có tính kháng viêm nên khi kết hợp cùng với sữa chua tạo ra một loại mặt nạ vô cùng tốt dành cho tóc hư tổn. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị:
- Nửa hộp sữa chua không đường
- 1 thìa mật ong
- 1 thìa giấm táo
Tiến hành:
- Trộn tất cả thành phần trên với nhau được hỗn hợp sánh mịn.
- Bôi hỗn hợp lên trên tóc từ chân tóc đến ngọn tóc.
- Sử dụng mũ chụp ủ đầu khoảng 30 phút.
- Sau đó làm sạch mặt nạ bằng cách gội đầu sạch lại với nước hoặc dầu gội thông dụng.
Duy trì thực hiện từ 1 đến 2 lần/ 1 tuần.
Lưu ý khi sử dụng mặt nạ phục hồi từ thiên nhiên
- Cần gội đầu sạch trước khi đắp mặt nạ. Khi đầu bẩn, vi sinh vật, dầu và bụi bẩn còn tích tụ lại nang tóc, khiến các dưỡng chất trong mặt nạ không thể thấm vào được.
- Bạn cần lưu ý kỹ thuật đắp mặt nạ, ủ tóc cho đúng. Đối với mái tóc dầu, chỉ sử dụng mặt nạ cho phần thân tóc, không sử dụng cho phần chân tóc. Với người có mái tóc khô và xoăn, dùng mặt nạ cho cả mái tóc. Với các đối tượng có tóc nhuộm, qua xử lý hóa chất, sử dụng với liều lớn hơn.
- Không sử dụng tay để vò tóc.
- Sử dụng nước lạnh để gội đầu sau khi đắp mặt nạ.
- Giống như da mặt, tóc cần được thường xuyên đắp mặt nạ. Bạn nên duy trì tần suất đắp mặt nạ dành cho tóc mỗi tuần khoảng tầm 1 lần. Đối với mái tóc có tình trạng chẻ ngọn hoặc khô xơ hơn, có thể tăng 2 lần 1 tuần.
- Dùng mặt nạ ủ tóc có thành phần thiên nhiên nhưng vẫn cần phải được xem xét trước xem có phù hợp với da đầu của bạn hay không?
Xem thêm:
Bài viết liên quan