Miệng bị khô và hôi nguyên dân do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Miệng bị khô và hôi
5/5 - (1 bình chọn)

Miệng bị khô và hôi là tình trạng khá phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra khô miệng có thể là do nhiều yếu tố, bao gồm thói quen sinh hoạt, bệnh lý hoặc sử dụng thuốc. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Trong bài viết này, Sao Thái Dương sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng miệng bị khô và hôi hiệu quả. 

Triệu chứng miệng khô và hôi

Khô miệng là tình trạng tuyến nước bọt sản xuất không đủ, khiến miệng cảm thấy bị khô và có mùi hôi. Tình trạng này xảy ra khá biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn và trẻ em. Bạn có thể nhận biết miệng khô và hôi thông qua các triệu chứng sau: 

  • Miệng và cổ họng khô
  • Nước bọt đặc dính
  • Thường xuyên cảm thấy khát nước
  • Cảm giác khó nhai, nuốt thức ăn 
  • Vị giác giảm sút
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Ngượng ngùng khi nói chuyện 
Miệng bị khô và hôi
Miệng bị khô và hôi (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi

Miệng bị khô và hôi khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Nó cũng gây ra một số khó khăn trong việc nhai, nuốt, nói chuyện cho người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như: 

Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khô miệng. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, khoảng 50% các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đều gây khô và hôi miệng. Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng này là: thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic, thuốc lợi tiểu, thuốc ung thư, thuốc điều trị bệnh Parkinson… 

Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của thuốc (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư

Hóa trị và xạ trị là hai phương pháp điều trị ung thư phổ biến. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, dẫn đến chứng khô miệng. Sau khi điều trị, tuyến nước bọt thường sẽ hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp xạ trị có thể gây tổn thương vĩnh viễn tuyến nước bọt, làm giảm chức năng và gây khô miệng kéo dài. Để giảm thiểu tác dụng phụ này, bệnh nhân cần chú ý uống nhiều nước, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng tiết nước bọt và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư
Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư (Nguồn: Internet)

Chứng khô miệng ở người cao tuổi

Người cao tuổi có nguy cơ bị khô miệng cao hơn người trẻ. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa cơ thể khiến tuyến nước bọt sản xuất ít hơn, dẫn đến tình trạng khô miệng. Ngoài ra, người cao tuổi thường sử dụng nhiều loại thuốc hơn, trong đó một số loại thuốc có thể gây khô miệng như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống dị ứng,…

Chứng khô miệng ở người cao tuổi
Chứng khô miệng ở người cao tuổi (Nguồn: Internet)

Chứng khô miệng do tổn thương thần kinh

Tuyến nước bọt được điều khiển bởi các dây thần kinh từ não. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ không thể sản xuất đủ nước bọt, dẫn đến tình trạng khô miệng. Các nguyên nhân có thể gây tổn thương dây thần kinh bao gồm: chấn thương đầu, cổ, bệnh lý thần kinh, phẫu thuật vùng đầu… 

Các hormon trong cơ thể có sự biến đổi lớn

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch khoang miệng, loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn. Khi nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là estrogen, progesterone và testosterone có thể dẫn đến giảm tiết nước bọt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi miệng. 

Các hormone trong cơ thể thay đổi
Các hormone trong cơ thể thay đổi (Nguồn: Internet)

Ngáy khi ngủ

Ngáy khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra khô và hôi miệng. Khi ngủ ngáy, lưỡi và hàm dưới của bạn có thể bị hạ thấp xuống, khiến cho đường thở bị hẹp lại. Điều này có thể dẫn đến việc bạn thở bằng miệng, làm miệng bị khô. Ngoài ra, nó cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây mùi khó chịu.

Ngáy khi ngủ là nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi
Ngáy khi ngủ là nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi (Nguồn: Internet)

Vấn đề sức khỏe khác

Ngoài các nguyên nhân trên, người mắc hội chứng Sjögren cũng có thể bị hôi miệng. Sjögren là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tuyến nước bọt và tuyến lệ. Điều này dẫn đến việc giảm tiết nước bọt, nước mắt, gây ra các triệu chứng khô miệng, khô mắt, khó nuốt, khó nói.  

Chẩn đoán nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi

Để chẩn đoán nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng đi kèm, tiền sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, nướu, lưỡi và khoang miệng của bệnh nhân để phát hiện các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm họng,… Các bệnh lý này có thể gây khô miệng và hôi miệng.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân để kiểm tra các bệnh lý toàn thân, chẳng hạn như tiểu đường, suy thận, HIV/AIDS,…
  • Xét nghiệm nước bọt: Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước bọt của bệnh nhân để kiểm tra lượng nước bọt tiết ra. Lượng nước bọt tiết ra ít có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như hội chứng Sjögren, xạ trị,… 

Có thể bạn quan tâm: 18 cách trị hôi miệng sau 1 đêm tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Xét nghiệm nước bọt
Xét nghiệm nước bọt (Nguồn: Internet)

Ảnh hưởng của khô và hôi miệng

Khô miệng là tình trạng giảm sản xuất nước bọt, khiến miệng bị khô, khó nuốt khi ăn uống và hôi miệng. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, cảm nhận mùi vị, bảo vệ răng và nướu. Khi miệng bị khô, các chức năng này sẽ bị ảnh hưởng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: 

  • Khó khăn trong việc nuốt thức ăn và nói chuyện: Nước bọt giúp làm ẩm đường tiêu hóa, giúp thức ăn dễ dàng di chuyển xuống thực quản và dạ dày. Khi miệng bị khô, thức ăn sẽ trở nên khô cứng, khó nuốt. 
  • Hơi thở có mùi hôi: Nước bọt giúp loại bỏ các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn trong miệng. Khi miệng bị khô, các mảnh thức ăn thừa sẽ tích tụ và phân hủy, gây ra mùi hôi.
  • Răng và nướu bị tổn thương: Nước bọt có chứa các chất kháng khuẩn giúp bảo vệ răng và nướu khỏi vi khuẩn. Khi miệng bị khô, răng và nướu sẽ dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các bệnh răng miệng khác.
  • Các vấn đề về tiêu hóa: Nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách hòa tan thức ăn và kích thích sản xuất axit dạ dày. Khi miệng bị khô, quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm lại, dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy và khó tiêu.
Khô miệng khiến hơi thở có mùi hôi
Khô miệng khiến hơi thở có mùi hôi (Nguồn: Internet)

Miệng bị khô và hôi có chữa được không?

Có, khô miệng và hôi miệng có thể chữa được. Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu khô miệng do bệnh lý suy tuyến giáp, tiểu đường thì cần điều trị các bệnh để để cải thiện tình trạng khô và hôi miệng. Nếu khô miệng do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ của mình để thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế miệng bị khô và hôi. 

Tham khảo thêm: 20+ cách làm thơm miệng nhanh nhất cực đơn giản và hiệu quả

Miệng bị khô và hôi có thể chữa được
Miệng bị khô và hôi có thể chữa được (Nguồn: Internet)

12 Cách khắc phục miệng bị khô và hôi dứt điểm

Miệng bị khô và hôi là hai vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng đến giao tiếp và đời sống hàng ngày của người mắc. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo 12 cách dưới đây: 

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng miệng bị khô và hôi. Cách này giúp giữ cho miệng luôn ẩm ướt, từ đó loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn gây mùi. Ngoài ra, nước cũng giúp trung hòa axit trong miệng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại. 

Để cải thiện tình trạng khô miệng, bạn nên uống đủ nước trong ngày, khoảng 2-2.5 lít cho người trưởng thành. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa chua, nước dừa, trà thảo dược, nước ép trái cây… 

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước (Nguồn: Internet)

Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, muối, chiên rán 

Những thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chiên rán có thể làm tăng sản xuất nước bọt. Nhưng sau đó, nó sẽ khiến nước bọt cô đặc và khô miệng. Từ đó, gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Để hạn chế các vấn đề này, bạn không nên ăn: bánh kẹo, nước ngọt, trái cây sấy, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, khoai tây chiên, gà rán… Thay vào đó, bổ sung thêm trái cây, rau xanh, sữa chua, các loại hạt, ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày. 

Hạn chế thực phẩm nhiều đường
Hạn chế thực phẩm nhiều đường (Nguồn: Internet)

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cách trị hôi miệng khô miệng hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc răng đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể dành cho bạn: 

  • Đánh răng là bước quan trọng nhất trong việc vệ sinh răng miệng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thời gian đánh răng mỗi lần nên kéo dài từ 2-3 phút.
  • Khi đánh răng, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Nên chải răng theo vòng tròn, từ ngoài vào trong, chú ý chải kỹ các bề mặt của răng, bao gồm mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong.
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối 2 lần/ngày để làm sạch vi khuẩn còn sót lại trong miệng. 
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng. 
Đánh răng sạch sẽ
Đánh răng sạch sẽ (Nguồn: Internet)

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường sẽ kích thích cơ thể tiết nước bọt, giúp làm sạch khoang miệng và vi khuẩn gây mùi. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn bám trên răng và lưỡi, giảm nguy cơ mắc hôi miệng, viêm nướu, sâu răng. Tuy nhiên, để cách này có hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Chỉ nhai kẹo trong 20 phút sau mỗi bữa ăn. 
  • Nhai kẹo cao su với tốc độ vừa phải, không nhai quá nhanh. 
  • Không nhai kẹo nhiều lần trong ngày, chỉ nhai tối đa 3 lần. 
Nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường (Nguồn: Internet)

Ngưng sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,… có thể làm giảm lượng nước bọt tiết ra, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi. Khi dùng sử dụng chúng, nước bọt tiết ra sẽ tăng lên, cải thiện tình trạng miệng bị khô và hôi. Việc ngưng sử dụng các chất kích thích có thể mất một thời gian để thích nghi, vì vậy bạn cần phải kiên trì thực hiện. 

Dùng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có chữa khô và hôi miệng. Dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, giảm viêm nướu. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp độ ẩm cho khoang miệng, giảm tình trạng khô, rát miệng. 

Cách thực hiện:

  • Ngậm 1 muỗng canh dầu dừa trong miệng.
  • Súc miệng bằng dầu dừa trong khoảng 15-20 phút.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện cách này ngày 1-2 lần để đạt kết quả tốt nhất. 
Dùng dầu dừa
Dùng dầu dừa (Nguồn: Internet)

Thở bằng mũi

Một cách hiệu quả để ngăn ngừa khô miệng do thời tiết khô hanh là thở bằng mũi. Khi thở bằng mũi, không khí sẽ được làm ấm và ẩm trước khi vào phổi. Điều này giúp giảm thiểu sự bay hơi của nước bọt trong miệng. Để thở bằng mũi hiệu quả, bạn hãy hít thở sâu vào mũi và thở ra từ từ bằng miệng. Thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày để cơ thể quen với việc thở bằng mũi. 

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện các vấn đề về răng miệng. Nước muối có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng, đồng thời kích thích sản xuất nước bọt, giúp khoang miệng ẩm ướt hơn. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê muối trắng và 240ml nước ấm. 
  • Cho muối vào nước ấm, khuấy đều. 
  • Dùng nước muối ấm để súc miệng trong khoảng 30 giây. 
  • Súc lại miệng với nước sạch. 
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm (Nguồn: Internet)

Sử dụng thảo dược

Ngoài những cách trên, bạn có thể áp dụng các bài thuốc thảo dược trị hôi miệng, khô miệng từ dân gian như ngò gai, đinh hương, gừng, chanh… Các bài thuốc này có tác dụng giảm mùi khó chịu, đồng thời cải thiện khô miệng. 

  • Gừng có tính nóng, vị cay, chứa nhiều tinh dầu thơm, có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, kích thích tiết nước bọt. Bạn cho vài lát gừng vào nước, đun sôi để súc miệng hoặc nhai một lát gừng tươi. 
  • Ngò gai chứa các chất diệt khuẩn giúp làm sạch khoang miệng. Có thể súc miệng bằng nước ngò gai 2-3 lần mỗi ngày để giảm khô miệng.
  • Đinh hương chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Bạn có thể nhai trực tiếp đinh hương hoặc pha trà đinh hương để uống. 
Sử dụng thảo dược
Sử dụng thảo dược (Nguồn: Internet)

Điều trị miệng khô và hôi bằng y tế

Đối với trường hợp miệng khô và hôi do các nguyên nhân bệnh lý, bạn cần điều trị bằng y tế. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau: 

  • Sử dụng các loại thuốc pilocarpine và cevimeline để kích thích tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. 
  • Các loại thuốc xịt Biotene Dry Mouth Oral Rinse, Xerolube Oral Moisturizer và Orajel Mouthwash có thể được sử dụng để cung cấp nước bọt cho miệng. 
  • Nếu hôi miệng do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
  • Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được yêu cầu để điều trị khô miệng. Ví dụ, phẫu thuật loại bỏ các khối u hoặc các khối u gây tắc nghẽn tuyến nước bọt.
Điều trị hôi miệng bằng thuốc xịt
Điều trị hôi miệng bằng thuốc xịt (Nguồn: Internet)

Khô và hôi miệng khi nào cần điều trị?

Khô và hôi miệng là những tình trạng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, khô và hôi miệng có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như rát miệng, khô họng, nứt da ở môi, giọng khàn, lưỡi khô, đỏ, khó nói, vị giác giảm… Bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Biện pháp ngăn ngừa khô miệng gây hơi thở có mùi

Khô miệng là tình trạng thiếu nước bọt trong miệng, khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây ra hơi thở có mùi. Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa khô miệng gây hơi thở có mùi: 

  • Thay đổi các thói quen xấu như nghiến răng, thở bằng miệng, ngủ ngáy. 
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để được kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. 
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc viêm nhiễm, tắc tuyến nước bọt. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau củ, thịt, nấm… 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm cho gia đình, nhất là vào mùa đông. 
Thay đổi thói quen nghiến răng
Thay đổi thói quen nghiến răng (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Từ đó biết cách điều trị và phòng ngừa khô miệng và hơi thở có mùi.

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799