Nấm da đầu là tình trạng xuất hiện gàu, các vết bong tróc, ngứa ngáy trên da đầu. Tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều trường hợp bị nấm da đầu được điều trị bằng phương pháp dân gian, Tây Y, Đông Y nhưng chỉ cải thiện trong một thời gian và tái phát trở lại. Điều này khiến nhiều người thắc mắc: nấm da đầu có chữa được không? Chữa bằng cách nào? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nấm da đầu có chữa được không?
Nấm da đầu có chữa được không? Nấm da đầu có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp điều trị.
Nấm da đầu là viêm nhiễm chân tóc do nấm Trichophyton, Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli gây ra. Nó bùng phát rất nhanh và gây ra các triệu chứng khó chịu cho người mắc.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa, có vảy bong tróc như gàu trên da. Sau 20 ngày, vi nấm tấn công mạnh mẽ làm tổn thương da, người bệnh ngứa ngáy không kiểm soát. Khi bệnh phát triển nặng sẽ dẫn đến các mụn nước nhỏ li ti, rụng tóc nhiều, hói đầu.
Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị kịp thời, da đầu sẽ bị viêm nhiễm, chảy mủ, phù nề, thậm chí là nhiễm trùng máu. Lúc này, việc điều trị rất khó khăn, bệnh không thể khỏi hoàn toàn, dễ bị tái phát.
Vậy, nấm da đầu có khỏi được không? Câu trả lời là có. Điều quan trọng là chúng ta cần phát hiện sớm các triệu chứng để có phương pháp điều trị phù hợp, từ đó bệnh mới nhanh khỏi.

3 phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh nấm da đầu tại nhà
Nấm da đầu có tự khỏi không? Câu trả lời là không. Nấm da đầu không thể tự khỏi mà cần phải dử dụng các biện pháp để hỗ trợ cải thiện bệnh. Hiện nay có nhiều cách để hỗ trợ cải thiện bệnh nấm da đầu tại nhà, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là 3 cách hỗ trợ cải thiện bệnh phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Hỗ trợ cải thiện bệnh nấm da đầu bằng mẹo dân gian
Từ xưa, cha ông ta đã sử dụng các mẹo dân gian để hỗ trợ cải thiện bệnh nấm da đầu tại nhà, bằng cách sử dụng thảo dược tự nhiên. Cách này đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với người bị nấm nhẹ. Nhược điểm là cần kiên trì mới có hiệu quả.
– Sử dụng quả bồ kết
Bồ kết là một loại quả có tính kháng viêm, chống viêm hiệu quả do chứa Saponin. Do đó, nó được sử dụng như một bài thuốc dân gian để hỗ trợ cải tiến các bệnh ngoài da, trong đó có nấm da đầu.
Khi bị nấm, người bệnh chỉ cần nướng 5-7 quả bồ kết trên lửa. Sau đó, đun bồ kết với nước cho đến khi sôi, để nguội và gội đầu bằng nước bồ kết đã đun.
Thực hiện cách này thường xuyên, người bệnh sẽ giảm được tương đối tình trạng ngứa da đầu và gàu.

– Sử dụng cây thảo dược diệp hạ châu
Diệp hạ châu là một loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giải độc. Do đó, nó trở thành nguyên liệu hỗ trợ cải thiện các bệnh ngoài da, trong đó có nấm da đầu.
Người bệnh chỉ cần đun lá diệp hạ châu với nước, để nguội và gội đầu như bình thường. Sử dụng đều đặn khoảng 2-3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

– Sử dụng vỏ bưởi
Vỏ bưởi có chứa các thành phần tinh dầu, flavonoid, vitamin C,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và rụng tóc. Người bệnh có thể sử dụng vỏ bưởi để giúp giảm nấm da đầu.
Trong quá trình bị nấm da đầu, người bệnh cần lấy một chút vỏ bưởi tươi hoặc khô, đun với nước rồi để nguội. Sau đó, gội đầu bằng loại nước này. Duy trì gội đầu bằng nước vỏ bưởi 2-3 lần/tuần sẽ giúp giảm tình trạng ngứa, gàu và rụng tóc rõ rệt.

– Sử dụng muối biển
Nước muối biển là một cách hỗ trợ làm giảm bệnh nấm da đầu hiệu quả. Nước muối có khả năng kháng khuẩn cao, sát trùng và tiêu diệt các vi nấm gây bệnh.
Khi bị nấm, người mắc lấy 3 thìa muối biển pha với nước ấm. Sau đó, dùng nước này để gội đầu kết hợp xoa bóp da đầu nhẹ nhàng và xả sạch lại với nước.
Để sử dụng muối biển giúp hỗ trợ làm giảm nấm da đầu bằng muối biển hiệu quả, người dùng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Giảm nấm da đầu bằng thuốc Tây
Thuốc tây là phương pháp điều trị nấm da đầu một cách hiệu quả và nhanh chóng hiện nay, đặc biệt là tình trạng nhiễm nấm vừa và nặng. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn với một số loại thuốc như sau:
Thuốc bôi
Các loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị nấm da đầu nhẹ. Thuốc sẽ được bôi trực tiếp lên vùng da bị nấm để làm giảm tình trạng ngứa và loại bỏ vi nấm gây bệnh.
Một số loại thuốc bôi phổ biến là Clotrimazol, Naftifine hoặc Miconazol,…

Thuốc uống
Các loại thuốc uống được sử dụng để điều trị nấm da đầu nặng. Thuốc sẽ tiêu diệt các vi khuẩn nấm từ bên trong cơ thể. Hai loại thuốc được dùng phổ biến là Terbinafine và Griseofulvin.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây các các tác dụng phụ như buồn nôn, nổi mề đay, chóng mặt…. nên cần lưu ý khi dùng.
Hỗ trợ giảm nấm da đầu bằng Đông Y
Thuốc Đông Y cũng là cách được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ làm giảm nấm da đầu. Thuốc Đông Y sử dụng các bài thuốc thảo dược có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn nấm. Vì vậy, nó an toàn với sức khỏe hơn thuốc Tây và hiệu quả hơn so với các mẹo dân gian. Tuy nhiên, phương pháp này cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới có hiệu quả rõ rệt.
Một số vị thảo dược có công dụng hỗ trợ làm giảm nấm trên da đầu thường được sử dụng như: bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa, lá đơn đỏ.

Dầu gội dược liệu hỗ trợ giảm nấm ngứa da đầu hiệu quả tại nhà
Dầu gội dược liệu có thể được dùng để hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh. Chúng không chỉ làm sạch da đầu mà còn giúp giảm nhanh tình trạng ngứa, viêm nhiễm và tiêu diệt nấm.
Một số loại dầu gội được người tiêu dùng ưa chuộng là: Selsun, Thái Dương 3, Thái Dương 7, Antisol,…

Hiện nay các sản phẩm dầu gội đầu từ thiên nhiên đang dần chiếm ưu thế và được người tiêu dùng tin tưởng. Dầu gội thảo dược có chiết xuất từ thiên nhiên nên an toàn và lành tính cho da đầu.
Bạn có thể tự nấu dầu gội tại nhà hoặc sử dụng dầu gội thảo dược Thái Dương 7.
Dầu gội thảo dược Thái Dương 7 được chiết xuất từ các vị thảo dược cổ truyền có tác dụng giúp làm sạch sâu hiệu quả, hỗ trợ phục hồi chân tóc và da đầu bị hư tổn, cải thiện rõ rệt tình trạng ngứa và rụng tóc sau một thời gian sử dụng. Với sự kết hợp từ các thành phần từ thảo dược tự nhiên như:
- Bồ kết: có tác dụng làm sạch da đầu, hỗ trợ làm giảm gàu ngứa
- Hương nhu: giúp hạn chế tiết mồ hôi, lưu thông khí huyết, giúp tóc trông dày hơn
- Tang bạch bì: giúp hỗ trợ làm giảm rụng tóc, tăng khả năng phát triển của tóc con
- Núc nác: chống viêm, kháng nấm
- Xuyên tâm liên: giúp chống viêm, hỗ trợ cải thiện bệnh nấm da đầu
Dầu gội thảo dược Thái Dương 7 hỗ trợ làm giảm gàu ngứa, ngăn ngừa rụng tóc với hiệu quả kéo dài trong 7 ngày. Sản phẩm hiện đang được bán tại các quầy thuốc, tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc.
Bệnh nấm da đầu để lâu không chữa gây hậu quả như thế nào?
Bệnh nấm da đầu có chữa được không? Bệnh nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu để lâu không chữa, nấm da đầu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
- Viêm nhiễm da đầu nặng: Nấm da đầu sẽ lây lan và gây viêm nhiễm da đầu nghiêm trọng khiến da đầu sưng, đau nhức, nổi mụn li ti, chảy mủ…
- Rụng tóc nhiều: Nấm có thể khiến tóc rụng nhiều, gây thưa tóc, thậm chí là hói đầu.
- Nhiễm trùng máu: Trong các trường hợp nghiêm trọng, nấm da đầu có thể lây lan và gây nhiễm trùng máu. Đây là một tình trạng bệnh rất nguy hiểm và cần điều trị y tế khẩn cấp.
- Tự tin, ngại giao tiếp: Nấm da đầu khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, căng thẳng. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ bị rụng tóc, hói đầu, dẫn đến tự ti và ngại giao tiếp.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Do da xuất hiện các nốt viêm, sưng, mụn mủ, thậm chí là hói do nhiễm nấm da đầu.
- Lây nhiễm cho người khác: Căn bệnh này có thể lây nhiễm cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp với da đầu người bệnh hoặc dùng chung mũ nón, gói.
Vì vậy, để phòng ngừa các hậu quả nghiêm trọng của bệnh gây ra, người mắc cần đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng của nấm.

Khi điều trị bệnh nấm da đầu cần lưu ý gì?
Bệnh nấm da đầu có chữa được không? Bệnh nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm. Để việc điều trị có hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Bạn cần có một phương pháp điều trị phù hợp và tuân theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép, kể cả thuốc Tây và Đông Y.
- Thay vỏ gối thường xuyên và không sử dụng chung gối với ai, để tránh tình trạng lây nhiễm cho người khác.
- Gội đầu 2-3 lần/tuần bằng dầu gội trị nấm. Sau khi gội, người bệnh cần lau khô đầu bằng khăn mềm.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chọn sản phẩm dầu gội và dầu xả phù hợp với tình trạng nấm da đầu. Bạn nên sử dụng các sản phẩm không hóa chất để bảo vệ da đầu, tránh kích thích nấm phát triển.
- Việc điều trị nấm có thể kéo dài và cần thời gian để có kết quả. Vì vậy, bạn hãy kiên trì điều trị cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Trên đây là những giải đáp về “Nấm da đầu có chữa được không?”, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khỏe. Nếu có thắc mắc về bệnh nấm da đầu, hãy liên hệ với Sao Thái Dương để được tư vấn miễn phí.