Nấm da đầu có nguy hiểm không? Phương pháp giúp giảm bệnh nấm da đầu tại nhà 100%

Chanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm
5/5 - (1 bình chọn)

Nấm da đầu là tình trạng da đầu xuất hiện gàu, các vết bong tróc, vảy sừng. Bệnh thường gây ra sự kích ứng, ngứa ngáy và khó chịu cho người mắc. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Có cách điều trị nào hiệu quả không? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu vấn này qua bài viết dưới đây. 

Bệnh nấm da đầu có nguy hiểm không? 

Bệnh nấm da đầu có nguy hiểm không? 

Bệnh nấm da đầu là tình trạng nhiễm trùng nấm trên da đầu và tóc. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Điều này thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mãn tính. 

Triệu chứng thường gặp của bệnh nấm da đầu là ngứa, kích ứng da, đỏ da, vảy da và rụng tóc. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng, vùng da nấm dễ bị viêm nặng, gây ra viêm nhiễm da đầu, rụng tóc, hói da đầu, thậm chí là nhiễm trùng máu.

Vậy nên, nếu bạn có các triệu chứng của bệnh nấm da đầu, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nấm da đầu có nguy hiểm không
Nấm da đầu có nguy hiểm không

5 hậu quả do nấm da đầu gây ra

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Nấm da đầu không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là 5 hậu quả do nấm da đầu gây ra: 

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Nấm da đầu có thể gây rụng tóc từng mảng, thậm chí hói đầu. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện mụn mủ khiến tóc bết dính, có mùi hôi… Những điều này làm người bệnh tự ti và ngại giao tiếp. 
  • Gây khó chịu cho người bệnh: Nấm da đầu không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người mắc.  
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Bệnh nấm da đầu gây ra những cơn ngứa ngáy liên tục khiến người bị bệnh căng thẳng, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Ngoài ra, bệnh dễ lây lan cho người khác nếu dùng chung gối, mũ… 
  • Có thể để lại biến chứng nặng nề: Trong một số trường hợp, nấm có thể gây rụng tóc vĩnh viễn, để lại sẹo hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Nấm có thể xâm nhập sâu vào da đầu và gây ra nhiễm trùng da đầu, thậm chí là nhiễm trùng máu. 
Nấm da đầu gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti ngại giao tiếp
Nấm da đầu gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti ngại giao tiếp

Các giai đoạn của bệnh nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu tiến triển qua 3 giai đoạn, từ lúc xuất hiện các triệu chứng nhẹ đến khi bệnh trở nặng. Hãy cùng tìm hiểu các giai đoạn tiến triển của nấm da đầu để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. 

Giai đoạn 1: Da đầu có gàu

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh nấm da đầu. Nấm sợi xâm nhập vào da đầu và bắt đầu phát triển. Nấm kích thích da đầu tiết bã nhờn kết hợp với các tế bào chết tạo thành gàu. 

Giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ xuất hiện các vảy gàu mỏng, nhẹ, màu trắng trên da đầu. Những mảnh gàu này có thể bám vào tóc và quần áo, gây mất thẩm mỹ. 

Do đó, đa số người bệnh không mấy quan tâm vì nghĩ rằng đây là biểu hiện bình thường của da. Tuy nhiên, đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh dứt điểm. 

Giai đoạn 2: Ngứa và xuất hiện các mụn nước

Khi bệnh tiến triển, da đầu xuất hiện những cơn ngứa nhẹ. Nguyên nhân do da đầu có nhiều gàu và bã nhờn hơn. Gàu và bã nhờn tạo thành môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, tiết ra chất gây ngứa. 

Tình trạng ngứa trở nên nặng hơn, khiến người bệnh gãi liên tục. Việc gãi quá nhiều khiến da đầu bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm.  

Giai đoạn 3: Rụng tóc nhiều

Rụng tóc nhiều diễn ra vào khoảng 20 ngày sau khi bệnh xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Đây là dấu hiệu của bệnh đã chuyển biến nặng. Tóc thường rụng thành từng mảng, có thể lan rộng ra toàn bộ da đầu khiến tóc trở nên thưa thớt, hình thành từng mảng hói trên da. 

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Câu trả lời là không nhưng nấm khiến tóc rụng nhiều, làm người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. 

Vì vậy, nếu da đầu xuất hiện nhiều gàu, ngứa thì đừng chủ quan, có thể bạn đã nhiễm nấm da đầu. Bạn hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Nấm da đầu nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan xuống cổ
Nấm da đầu nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan xuống cổ

Phương pháp hỗ trợ giảm nấm da đầu hiệu quả 100%

Bị nấm da đầu có nguy hiểm không? Nấm da đầu là căn bệnh phổ biến, không gây nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Khi xuất hiện các dấu hiệu của nấm, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, không để bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số cách hỗ trợ giảm nấm da đầu hiệu quả: 

Sử dụng các biện pháp dân gian

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn trong dân gian để hỗ trợ làm giảm nấm da đầu. Dù hiệu quả chậm nhưng chúng an toàn và lành tính. Một số cách trị nấm da đầu bằng mẹo dân gian được sử dụng phổ biến như:  

– Ủ tóc với lá trầu không

Lá trầu chứa vitamin A, B1, B3, Kali, Photpho… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng, hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu diệt vi nấm. 

Để làm giảm nấm da đầu tại nhà với lá trầu không, bạn có thể rửa sạch lá trầu, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra cho ráo nước. Tiếp đó, đem lá xay nhuyễn với một chút muối hột, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần gội đầu, lấy ít nước thoa lên tóc và ủ trong 30 phút, rồi xả sạch với nước. 

Sử dụng trầu không để làm giảm nấm da đầu vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện mà đem hiệu quả lâu dài.  

Lá trầu không có tác dụng trị nấm da đầu hiệu quả
Cách làm giảm nấm da đầu bằng lá trầu không mang lại hiệu quả đáng ngờ

Sử dụng cây ngũ sắc và bồ kết để gội đầu 

Cây ngũ sắc và bồ kết là hai nguyên liệu phổ biến trong chăm sóc tóc và nuôi dưỡng da đầu. Chúng chứa Saponin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn vi khuẩn nấm lây lan và giúp tóc suôn mượt, giảm gãy rụng. 

Bạn chỉ cần đun sôi hỗn hợp cây ngũ sắc với bồ kết, hòa hỗn hợp này với nước rồi gội đầu như bình thường. Lưu ý nên nướng qua bồ kết trước khi nấu để tinh dầu được tiết ra nhiều hơn. 

Bồ kết chứa Saponin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn vi khuẩn nấm lây lan
Cách làm giảm nấm da đầu tại nhà bằng bồ kết ngăn vi khuẩn nấm lây lan

– Ủ tóc với tinh dầu tràm trà trộn với dầu dừa

Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng nấm, có thể thoa trực tiếp lên da đầu. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da đầu. Kết hợp chúng với nhau giúp cải thiện bệnh nấm da đầu và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.  

Bạn có thể thoa hỗn hợp lên da, xoa bóp nhẹ nhàng trong 15 phút, sau đó gội đầu như bình thường. 

– Dùng chanh để cải thiện bệnh nấm da đầu

Nước cốt chanh là nguyên liệu hỗ trợ giảm nấm da đầu hiệu quả. Do chanh có chứa axit citric có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm. 

Bạn có thể vắt nước cốt chanh thoa lên da đầu và để trong khoảng 30 phút, sau đó gọi đầu như bình thường. 

Chanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm
Chanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm

Sử dụng thuốc bôi đặc trị

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Nấm da đầu không nguy hiểm và có thể điều trị bằng thuốc. Thuốc bôi trị nấm da đầu là cách chữa nấm da đầu cho các tình trạng nấm vừa và nặng. Thuốc bôi chứa các thành phần kháng khuẩn giúp tiêu diệt nấm và giảm ngứa. 

Người bệnh cần được bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo không có tác dụng phụ và sử dụng với tần suất chỉ định.

Dùng dầu gội hỗ trợ cải thiện nấm da đầu

Dầu gội hỗ trợ cải thiện nấm da đầu là sản phẩm được dùng phổ biến nhất. Dầu gội chứa các thành phần kháng nấm giúp tiêu diệt nấm và giảm ngứa ngáy. 

Bạn nên gội đầu bằng dầu gội hỗ trợ cải thiện nấm da đầu 2-3 lần một tuần và dùng đều đặn trong 4-8 tuần. 

Thay vì sử dụng dầu gội chứa các chất hóa học có thể làm khô tóc, rụng tóc thì bạn nên lựa chọn dầu gội có nguồn gốc thiên nhiên. Loại dầu gội này được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính với da đầu. Chị em có thể nấu nước gội đầu tại nhà hoặc sử dụng dầu gội Dược liệu Thái Dương. Sao Thái Dương nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng những loại thảo dược cổ truyền để cho ra bộ sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3, Thái Dương 7 và Thái Dương 7 Plus có công dụng: 

  • Làm sạch da đầu và tạo cảm giác thoải mái sau khi gội
  • Cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng tóc từ bên trong và bảo vệ tóc hư tổn
  • Hạn chế tình trạng xơ rối, gãy rụng và chẻ ngọn tóc. 
  • Sạch gàu ngay lần đầu tiên sử dụng
  • Nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn
  • Giúp tóc bồng bềnh mà không cần dùng thêm dầu xả 
  • Ngăn ngừa nấm da đầu và rụng tóc

Sản phẩm dầu gội đầu dược liệu Thái Dương được bán rộng rãi trong các hiệu thuốc, tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc. 

Dầu gội dược liệu Thái Dương giúp trị nấm da đầu hiệu quả
Dầu gội dược liệu Thái Dương giúp hỗ trợ cải thiện nấm da đầu hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu là một bệnh lý rất dễ lây lan. Vì vậy, để phòng tránh, bạn cần áp dụng các biện pháp sau: 

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên gội đầu: Bệnh nấm da đầu có thể lây từ người này sang người khác. Vì vậy, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và sử dụng dầu gội đầu Thái Dương sẽ giúp hỗ trợ giảm gàu, bã nhờn, không cho nấm có cơ hội phát triển. 
  • Không tiếp xúc trực tiếp với người bị nấm da đầu để tránh bị lây bệnh qua tiếp xúc da với da. 
  • Không dùng chung khăn tắm, mũ và đồ dùng cá nhân với người khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người xung quanh. 
  • Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với vật nuôi: Vật nuôi có thể mang các vi khuẩn, nấm và tác nhân gây bệnh nấm da đầu. Do đó, bạn cần rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi chạm vào vật nuôi để ngăn ngừa bệnh nấm da đầu. 

Hy vọng qua bài viết bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Nấm da đầu có nguy hiểm không?” và trang bị cho mình những kiến thức hữu ích giúp phòng tránh bệnh hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể truy cập vào website của Sao Thái Dương để được tư vấn và giải đáp.

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799