Nấm đầu ở trẻ em là một bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc vảy, rụng tóc… khiến trẻ khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Để giúp bé thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ em và cách điều trị dứt điểm qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ra nấm da đầu ở trẻ em
Nấm đầu ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng da do nấm Trichophyton và Microsporum gây ra. Loại bệnh này phổ biến ở trẻ đang trong độ tuổi đi học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm da đầu ở trẻ em, bao gồm:
- Lây nhiễm từ người mắc bệnh: Vi khuẩn nấm có thể lây từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc gần gũi. Ngoài ra, việc trẻ sử dụng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh cũng có thể bị lây nhiễm.
- Da đầu có nhiều mồ hôi và dầu nhờn: Tuyến mồ hôi ở một số trẻ hoạt động quá mạnh khiến da đầu luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này tạo cơ hội cho nấm và gàu phát sinh.
- Gội đầu không đúng cách: Việc sử dụng dầu gội đầu không hợp cũng có thể gây kích ứng, làm tổn thương vùng da đầu, cơ hội cho nấm tấn công.
- Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm: Sử dụng nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh để tắm gội cho trẻ có thể khiến trẻ bị nấm da đầu.
- Vệ sinh da đầu kém: Không gội đầu thường xuyên khiến mồ hôi, bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trên da tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Nón mũ không được làm sạch thường xuyên: Nón mũ là nơi tích tụ vi khuẩn, chất bã nhờn do trẻ tiết ra do tiếp xúc trực tiếp với da đầu. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, trẻ có thể bị nhiễm nấm từ các vật dụng này.
- Do ảnh hưởng của các bệnh lý: Trẻ có hệ miễn dịch kém hay mắc các bệnh lý mãn tính (tiểu đường, viêm da cơ địa, vảy nến) có nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu cao.
- Lây nhiễm từ động vật: Thú cưng trong nhà có thể là nguồn lây nhiễm nấm da đầu cho trẻ.
- Sống trong môi trường đông đúc, ẩm ướt: Môi trường ẩm ướt, không gian hẹp khiến nấm da đầu dễ sinh sôi, phát sinh.

Các chủng nấm gây bệnh nấm da đầu ở trẻ em
Dựa theo chủng nấm thì bệnh nấm đầu ở trẻ em có thể phân thành các nhóm:
- Nấm da đầu do Trichophyton: Dấu hiệu của bệnh là các vệt nấm nằm rải rác trên da đầu và khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Nếu không chữa trị sớm, các vệt nấm này có thể trở thành hắc lào trên da.
- Nấm da đầu do Microsporum: Đây là chủng nấm phổ biến, thường gặp ở trẻ em mẫu giáo. Chúng thường lây lan do trẻ dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, quần áo, đồ chơi với trẻ khác.
- Nấm da đầu do Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli: Hai loại nấm này thường gây ra các mảng đốm tròn trên da đầu, dễ bị nhầm lẫn với trường hợp nhiễm chấy ở trẻ. Chủng này ít gây rụng tóc hơn so với 2 chủng còn lại.

Dấu hiệu cho thấy bé bị nấm da đầu
Nấm da đầu là một bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan. Bệnh có thể khởi phát ở cả người lớn và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở trẻ từ 5-10 tuổi.
Dấu hiệu cho thấy bé bị nấm da đầu là:
- Da đầu có những mảng vảy trắng, đỏ, ngứa
- Vảy có thể dính chặt vào da đầu, khó gỡ ra
- Tóc dễ gãy và rụng
- Da đầu có thể bị sưng, đau
- Viêm da đầu nặng, có thể lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể
- Xuất hiện mụn nước trên da và đóng vảy
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị nấm đầu ở trẻ em an toàn và hiệu quả tại nhà
Nấm da đầu ở trẻ nhỏ là một bệnh lý khó điều trị. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Để điều trị dứt điểm, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm kết hợp với các bài thuốc dân gian.
Điều trị nấm cho bé theo cách dân gian
Cha mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị nấm da đầu cho trẻ tại nhà, giúp bé nhanh khỏi bệnh:
– Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ)
Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) là một loài thực vật thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi nên rất dễ tìm. Trong cây này, có chứa phenol có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt nấm gây bệnh.
Cha mẹ có thể đun cây chó đẻ với nước để gội đầu cho trẻ. Cách này vừa đơn giản mà mang lại hiệu quả trị nấm cao. Nên sử dụng 2-3 lần/tuần là tốt nhất.

– Quả bồ kết
Bồ kết có chứa saponin, một chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Saponin giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm phát triển trên da đầu. Ngoài ra, bồ kết còn chứa các vitamin giúp kích thích tái tạo da đầu bị tổn thương do nấm gây ra.
Cha mẹ có thể đun bồ kết với nước cho sôi, sau đó pha loãng với nước ấm để gội đầu cho trẻ. Nên gội đầu 2-3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

– Cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc (còn gọi là cây cứt lợn, cây hôi đất) chứa một số hoạt chất có tác dụng tiêu diệt nấm, kháng khuẩn và làm sạch da đầu.
Để sử dụng, mẹ lấy 1 nắm cây đem rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với 2 lít nước, đun sôi. Đổ nước ra chậu cho nguội rồi dùng để gội đầu cho bé mỗi tuần giúp làm sạch gàu, giảm ngứa da đầu.

– Lá chè xanh
Lá chè xanh có chứa các chất polyphenol, catechin, flavonoid,… có khả năng ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh Sử dụng nước chè xanh để gội đầu 2-3 lần/tuần giúp giảm gàu và ngứa da đầu.
Cha mẹ lấy 100g lá chè tươi đun với 1 lít nước, đun sôi trong 10 phút. Để nước nguội bớt, sau đó dùng để gội đầu cho trẻ.

– Vỏ bưởi
Tinh dầu từ vỏ bưởi chứa nhiều vitamin C giúp tiêu diệt nấm trên da đầu hiệu quả. Đồng thời, việc gội đầu bằng vỏ bưởi còn giúp mái tóc đen mượt và nhanh dài hơn.
Cha mẹ chỉ cần lấy vỏ bưởi đun với 2 lít nước. Đun sôi trong 10 phút và để nguội. Lấy nước đó gội đầu cho trẻ. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần, cha mẹ sẽ thấy ngạc nhiên về kết quả.
– Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và chống nấm, có thể được sử dụng để điều trị nấm da đầu cho trẻ.
Cha mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà 100ml nước ấm. Dùng khăn mềm thấm dung dịch đã pha lên da đầu trẻ, tập trung vào những vùng da bị tổn thương. Sau đó, massage nhẹ nhàng da đầu trong 10 phút và gội lại với nước.
Bạn kiên trì thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Lá ổi
Lá ổi chứa nhiều vitamin C, flavonoid giúp hỗ trợ loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn bám trên da đầu. Từ đó hạn chế sự phát triển của vi nấm da đầu.
Cha mẹ chỉ cần lấy 4 đến 5 lá ổi cho vào 1 lít nước đun sôi trong 10 phút. Để nước nguội và gội đầu như bình thường cho trẻ.
Sử dụng thuốc trị nấm da đầu cho trẻ
Cha mẹ nên kết hợp sử dụng các bài thuốc dân gian và thuốc đặc trị để điều trị bệnh nấm da đầu cho trẻ. Các biện pháp dân gian giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh, còn thuốc đặc trị sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nấm dứt điểm. Bác sĩ sẽ kê thuốc bôi hoặc uống tùy vào tình trạng bệnh của con.
– Thuốc điều trị nấm dạng bôi
Thuốc bôi trị nấm da đầu được thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Thuốc có tác dụng làm giảm viêm ngứa, từ đó loại bỏ vi nấm gây bệnh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, ói mửa, đau đầu,… Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng cho con.
Các loại thuốc bôi điều trị nấm da đầu phổ biến là: Naftifine, Clotrimazol, Miconazol,…

– Thuốc điều trị nấm dạng uống
Phương pháp này sử dụng hai hoạt chất Griseofulvin và Terbinafine để điều trị nấm từ bên trong. Thuốc có tác dụng mạnh, cần uống trong 6 – 8 tuần tùy theo tình trạng bệnh.
Trong quá trình uống thuốc, cần theo dõi sát sao trẻ để phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường.

– Dầu gội đầu trị nấm
Sử dụng dầu gội trị nấm là cách phổ biến để điều trị nấm da đầu. Dầu gội có chứa các hoạt chất giúp tiêu diệt nấm và giảm ngứa.
Cha mẹ nên cho con dùng dầu gội trị nấm 2-3 lần/tuần và dùng đều đặn trong 4-8 tuần.
Thay vì sử dụng dầu gội chứa hóa chất có thể khiến con yêu bị kích ứng, cha mẹ nên lựa chọn dầu gội chiết xuất từ thảo dược cho con. Loại dầu này an toàn và lành tính cho làn da trẻ. Bạn có thể nấu nước gội đầu từ thảo dược hoặc sử dụng dầu gội thảo dược Thái Dương 7.
Dầu gội thảo dược Thái Dương 7 được chiết xuất từ 8 loại thảo dược cổ truyền là bồ kết, mần trầu, hương nhu, cỏ ngũ sắc, núc nác, nghệ, tang bạch bì, xuyên tâm liên. Sản phẩm có công dụng loại sạch gàu, ngăn ngừa triệu chứng nấm da đầu và phục hồi mái tóc hư tổn.
Sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai nên cha mẹ cứ yên tâm cho con sử dụng.
Dầu gội dược liệu Thái Dương 7 hiện đang được bán rộng rãi tại các quầy thuốc, tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc.

Bé bị nấm da đầu có nguy hiểm không?
Bé bị nấm đầu có nguy hiểm không? Câu trả lời là không.
Bệnh nấm da đầu không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Nấm da đầu có thể được điều trị khỏi bằng thuốc bôi, thuốc uống hay bài thuốc dân gian.
Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như:
- Rụng tóc nhiều gây hói da đầu.
- Lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể, chẳng hạn như da mặt, da cổ,…
- Lây lan sang cho người khác, đặc biệt là người thân trong gia đình.
Do đó, khi thấy trẻ có các triệu chứng nấm da đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng ngừa nấm đầu ở trẻ em
Nấm da đầu là một bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi đi học. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng rất dễ lây lan, dễ tái phát trở lại. Do vậy, phòng ngừa nấm đầu cho trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để bảo vệ con trẻ khỏi nấm đầu:
- Giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ bằng cách cho trẻ gội đầu 2-3 lần một tuần. Không gội đầu cho trẻ vào ban đêm và để trẻ đi ngủ khi tóc chưa khô.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác như lược, mũ, khăn,… để ngăn ngừa lây nhiễm nấm.
- Việc gãi đầu quá nhiều có thể làm tổn thương da đầu và khiến nấm lây lan sang vùng khác. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ gãi đầu đúng cách.
- Tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.
- Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát giúp phòng ngừa sự phát triển của nấm.
- Không cho trẻ chơi đùa ở những nơi ẩm ướt, nhiều bụi bẩn ô nhiễm. Vì đây là nơi chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người và động vật bị nấm. Vì nấm rất dễ lây lan.
- Thường xuyên thay vỏ chăn, vỏ gối, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé để phòng ngừa nấm.
- Thường xuyên cắt tóc giúp da đầu của trẻ thông thoáng, hạn chế sự phát triển của nấm.
- Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, trong đó có nấm đầu.

Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên, cha mẹ có thể giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc bệnh nấm đầu.
Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về nguyên nhân và cách điều trị nấm đầu ở trẻ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho cha mẹ những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe con yêu.