Tại Việt Nam, Nghệ được biết đến như là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Hơn nữa, Nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng lớn có lợi cho sức khỏe con người và hỗ trợ làm đẹp. Bài viết sau đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin và những công dụng tuyệt vời khác của Nghệ.
Danh pháp
Tên khoa học
Theo cách gọi tên của dân gian từ xưa thì tại nước ta có hai loài Nghệ trồng là nghệ nếp và nghệ tẻ. Nhiều sách và tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau, được gọi với các tên khoa học:
Curcuma longa Linnaeus
Curcuma domestica Valeton
Curcuma domestica Lour.
Tên tiếng Việt
Còn được gọi là Uất kim hương (Uất kim), Khương hoàng, Nghệ vàng, Nghệ trồng, Nghệ nhà…
Phân loại khoa học
Tên Việt Nam: Nghệ
Tên khoa học: Curcuma longa Linnaeus (Curcuma longa L.)
Giới: Plantae
Bộ: Zingiberales
Họ: Zingiberaceae
Chi: Curcuma Linnaeus
Loài: Curcuma longa
Mô tả cây
Nghệ là loài cây thân thảo lâu năm thuộc họ Zingiberaceae (Gừng), có củ (thân rễ) dưới mặt đất.
Nghệ là một loài thân thảo cao, tán lá cao khoảng 0,6-1 m.
Thân rễ (thường gọi củ Nghệ) to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ hình trụ hay hình bầu dục, đường kính 1,5-2 cm; có màu vàng sẫm đến vàng đỏ rất thơm, có nhiều đốt.
Lá đơn mọc thẳng từ thân rễ. Bẹ lá rộng và dài, mặt trên màu xanh lục thẫm màu hơn mặt dưới.
Hoa của cây Nghệ là loài hoa lưỡng tính, mọc đối xứng hai bên. Ba lá noãn chia thành ba thùy dính và không đổi, bầu có lông thưa thớt.
Quả nang mở bằng van với 3 ngăn, hạt có áo.
Ở Việt Nam, thời gian mà nghệ ra hoa thường là vào tháng 3-5

Phân bố
Cây nghệ có nguồn gốc nguyên thủy xuất phát từ Ấn Độ. Từ xưa Nghệ đã được trồng ở khắp nơi, về sau dần trở nên hoang dại ở nhiều nơi điển hình là ở Trung Quốc. Vào thế kỉ VII đến thế kỉ thứ VIII, cây được du nhập sang Đông Phi; đến thế kỉ XIII cây được du nhập sang Tây Phi và đến thế kỉ XVIII người dân Jamaica mới chạm tay vào cây nghệ.
Trên thế giới: Nghệ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Nam Á đến Đông Nam Á, Đông Á như: Ấn Độ, Campuchia, Lào và Thái Lan.
Tại nước ta: Nghệ được trồng ở hầu khắp các tỉnh, từ vùng ven biển đến núi cao trên 1500m. Loài cây này có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Nông…Mỗi địa phương sẽ có các giống Nghệ trồng thuộc nhiều loài khác nhau. Trong đó có loài Nghệ trồng phổ biến là nghệ vàng, dược liệu được biết đến với cái tên Uất kim, Khương hoàng.
Sinh thái
Nghệ là một loài cây có sức sống mãnh liệt. Chúng có vùng biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều loại khí hậu ở các tiểu vùng khác nhau. Hoa tự thụ phấn hoặc thu hút côn trùng thụ phấn giùm.

Bộ phận dùng
Trong ẩm thực Việt Nam, có thể dùng đọt là lá non của cây Nghệ để làm rau và củ Nghệ được dùng làm gia vị
Trong y học, rễ của Nghệ được dùng làm thuốc: chữa dạ dày và vết thương hay lở loét, phụ nữ sau khi sinh da xỉn màu, khí huyết kém, thiếu sức sống. Đắp bột Khương hoàng giúp tăng độ đàn hồi cho da, lưu thông khí huyết.
Thu hái, chế biến Nghệ
Có thể tiến hành thu hoạch Nghệ ở độ tuổi 9-10 tháng.
Muốn bảo quản Nghệ lâu, hấp nghệ khoảng 6-12 giờ, để ráo rồi đem sấy khô hoặc phơi nắng. Trong đông y, nghệ được chế biến theo các dạng như sau:
- Dạng thái phiến:Thái nghệ thành những phiến vát, sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô. Đối với Nghệ khô thì ngâm, rửa, ủ mềm trước rồi làm như trên.
- Dạng sao với giấm: Tẩm đều, để 10kg nghệ hút hết 1,5-2kg giấm trong nửa giờ, dùng lửa nhỏ sao khô. Hoặc luộc nghệ với giấm, sau đó thái phiến rồi hong khô.
- Dạng phiến sao vàng: Thái phiến, sao đến khi sẫm màu lại.
- Dạng chế với phèn chua: Thái phiến 10kg nghệ tẩm với 0,1kg phèn chua và lượng nước vừa đủ, ủ trong một giờ rồi đem đi sao đến khi vàng.
- Dạng chế với giấm và phèn chua: Chuẩn bị 10kg Nghệ, 1kg giấm, 0,1kg phèn chua và lượng nước vừa đủ. Đầu tiên trộn đều nghệ với giấm, pha ít nước nóng. Trộn thêm dung dịch phèn chua vào, ngâm trong 24 tiếng. Đem đi luộc đến khi cạn, phơi khô se (còn khoảng 1/3 nước), ủ mềm trong 2 ngày sau đó thái mỏng dạng phiến 3-5mm, tiếp tục đem đi phơi khô.
Bảo quản
Cất giữ và bảo quản củ nghệ hay các loại sản phẩm từ nghệ ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Không để củ nghệ ở nơi ẩm hoặc trên nền đất ẩm tránh để nảy mầm.
Thành phần hóa học có trong củ Nghệ
- Ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã xác định các thành phần có trong Nghệ là:
Chất màu curcumin 0,3%, Tinh dầu 1,5% (curcumen C15H24 , 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến), Tinh bột, canxi oxalat, chất béo.
- Theo H. Moyse và R. R. Paris(1967, 11, 78), các thành phần trong Nghệ gồm:
8%-10% H₂O, 6%-8% chất vô cơ, 40%-50% tinh bột nhựa. Hoạt chất của Nghệ gồm: Tinh dầu 3-5% ( 25% cacbua tecpenic, zingiberen và 65% xeton sespuitecpenic, các chất turmeron); Curcumin I 60% (diferuloyl-metan); Curcumin II 24% (mono desmetoxy-curcumin); curcumin III 14% (didesmetoxy-curcumin)
⇒ Cucurmin là hoạt chất chính đem lại các tác dụng cho Nghệ như hỗ trợ tốt cho làm lành các vết loét dạ dày – tá tràng, giúp mờ thâm sẹo, giúp sạch gàu ngứa,… được sử dụng trong dầu gội dược liệu và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổ biến hiện nay tại Việt Nam
Tác dụng dược lý củ Nghệ
Trong đông y và dân gian
- Tinh dầu nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và kháng khuẩn, chữa ung nhọt, ghẻ lở
- Trong dược học, nghệ là dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, khó thở, đau liên sườn dưới, máu xấu không ra sau sinh, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ máu, phong thấp, đau nhức tứ chi.
- Tại Trung Hoa, Nghệ dùng làm thuốc giảm đau, kích thích, bổ, cầm máu và tăng cường chuyển hóa, chữa loét tá tràng, dạ dày…
- Tại Đông Nam Á, Nghệ được xem như là thuốc bổ máu, bổ dạ dày, chữa vàng da và các bệnh gan khác. Hợp chất curcumin có trong cây Nghệ có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Theo y học hiện đại
Qua các thử nghiệm lâm sàng tại các nước như Mỹ, Đài Loan, cho thấy rằng hoạt chất Curcumin có khả năng triệt tiêu tế bào ung thư vào loại mạnh
- Curcumin biệt hóa các tế bào gốc ung thư thành các tế bào ung thư không còn khả năng tăng sinh ở da, dạ dày, thực quản, tử cung, bàng quang.
- Curcumin tốt cho ruột, dạ dày, mật, gan kiểm soát quá trình tạo mạch máu, làm lành vết thương nhanh, cải thiện tình trạng viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực.
- Ngoài ra, curcumin còn giúp chống trầm cảm, ngăn ngừa lão hóa, giảm mụn và làm sáng da
Phần này viết thêm 1 đoạn về tác dụng cụ thể của Nghệ liên quan đến sp và để anchotext dẫn link về sp, để thêm phần xem thêm dẫn về sp
Tính vị, quy kinh
Nghệ có vị đắng, mùi thơm hơi hắc, có tác dụng phá huyết, hành khí, chỉ thống, thông kinh, kháng viêm, tiêu mủ, liền sẹo.

Liều dùng và cách dùng Nghệ
Sử dụng nghệ tươi hay sấy khô, nghiền thành dạng bột.
Ăn uống nghệ trực tiếp hoặc bôi ở ngoài da.
Theo chuyên gia của hiệp hội FAO/WHO khuyến cáo chỉ ăn khoảng 3 mg nghệ mỗi ngày.
Một số bài thuốc từ củ Nghệ
Bộ phận dùng khác nhau của nghệ có tên vị thuốc và tác dụng cũng khác nhau: Củ nghệ vàng (nghệ trồng) có tên dược liệu là Khương hoàng. Rễ của cây nghệ vàng (phần rễ hay củ non) có tên dược liệu là Uất kim.
Đặc điểm khác nhau giữa Khương hoàng và Uất kim: cả hai đều trị khí trong máu.
- Khương hoàng tính ôn, thiên đi ra ngoài, chữa đau do khí trệ huyết ứ phần ngoài cơ thể, chủ trị phong hàn, bế kinh, chậm kinh.
- Uất kim tính hàn thiên đi lên thượng tiêu (từ cơ hoành trở lên) chữa đau vùng ngực và chứng bế khí, chủ trị phong nhiệt, trị loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
- Tại Trung Quốc dùng Uất kim phòng ngừa tăng cholesterol máu. Tại Việt Nam thì dùng Khương hoàng hạ cholesterol huyết.
Một số bài thuốc từ nghệ trong Nam dược thần hiệu (Lê Hữu Trác)
- Chữa đau trong lỗ tai: Mài nghệ vào 1 bát nước ấm, rỏ vào ống tai, massage nhẹ ống tai ngoài 1-2 phút rồi nghiêng đầu cho chảy ra
- Chữa trị lở, lòi dom (trĩ): Mài nghệ bôi vào. Có thể kết hợp với Đương quy, Tam thất, Thăng ma, Sài hồ, Địa du…
Một số bài thuốc khác từ Khương Hoàng:
- Phụ nữ mang bầu bị dọa sẩy, ra máu: có thể lấy 100g nghệ vàng, 100 g đương quy, 100g thục địa, 100g ngải cứu, 100g lộc giác giao, sao khô vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 40g. Sắc 3 lát gừng tươi, 3 quả táo với nước, uống trước bữa ăn khi thuốc còn nóng.
- Vết thương phần mềm: Tán nhuyễn 30g bột nghệ, 30g bột rau má, 10g phèn chua. Dùng băng bó vết thương.
Tác dụng phụ của Nghệ
Người sử dụng nghệ hiếm gặp phải các phản ứng nặng khi sử dụng qua đường ăn uống, bôi ngoài da, sử dụng như thuốc xổ hay súc miệng.
Khi dùng với liều lượng nhiều, có một người mắc phải các triệu chứng như khó chịu dạ dày, buồn nôn, chóng mặt hoặc tiêu chảy
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc
- Không dùng kết hợp với thuốc tây vì có thể gây ảnh hưởng đến máu.
- Nữ giới bị rong kinh và có thai không nên sử dụng.
Nguồn tham khảo
- Med. and Poi. Pis, 216 – Trimurti H. Wardini & Budi Prakoso, 1999, Curcuma L.; in L. s de Padua et al., PROSEA No 12.
- Trung tâm Nghiên cứu dược liệu- Đại Học Y-Dược TP HCM. Nguồn: http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/97
- Cây thuốc thảo mộc Hoa kỳ. Nguồn: http://medicinalplants.us/curcuma-longa
- Nghệ -Wikipedia. Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87
- Olander, S.B. (2019). “Curcuma longa”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa.
- “Curcuma longa information from NPGS/GRIN”. www.ars-grin.gov.
- Materia Indica, 1826, Whitelaw Ainslie, M.D. M.R.A.S., via Google Books.
- Indian Spices. “Turmeric processing”. kaubic.in.