Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hôi miệng ở phụ nữ có thai

Tại sao phụ nữ mang thai thường bị hôi miệng
5/5 - (1 bình chọn)

Tình trạng hôi miệng ở phụ nữ có thai xảy ra rất phổ biến và gây ra khá nhiều phiền toái. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Sao Thái Dương để biết rõ hơn về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng hôi miệng ở phụ nữ có thai nhé!

Tại sao phụ nữ mang thai thường bị hôi miệng

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng ở phụ nữ có thai có thể kể đến như sau:

  • Nôn do nghén: phụ nữ có thai thường xuyên xảy ra tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén trong thời kỳ mang thai. Các chất thải ra từ dạ có chứa một lượng lớn acid. Đây là nguyên nhân chính tạo ra một môi trường acid trong khoang miệng dẫn đến sự huỷ hoại khoáng răng, men răng. Từ đó làm thức ăn sót lại trong khoang miệng dễ dàng bám vào răng hơn, gây tình trạng sâu răng và hôi miệng.
  • Mất nước: Cơ thể nếu không được bổ sung đủ nước có thể gây tình trạng khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Nôn nghén là một nguyên nhân chủ yếu gây mất nước ở phụ nữ có thai. Ngoài ra, tình trạng tử cung dần to ra và chèn ép vào bàng quang, thay đổi nội tiết tố nữ cũng sẽ khiến phụ nữ có thai mất nước nhiều hơn qua đường nước tiểu. Chính vì thế, đối tượng này nên uống nhiều nước hơn người bình thường trong suốt thời kỳ mang thai để bù lại lượng nước đã mất. Uống nước đầy đủ không những giúp loại bỏ tình trạng khô miệng mà còn có thể đánh bay những mảnh thức ăn dư thừa bám ở răng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, yếu tố thay đổi nhiều nhất là hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone. Sự gia tăng nồng độ của 2 loại hormone này ở phụ nữ có thai có thể khiến các mảng bám dễ dàng bám chặt hơn vào nướu răng và gây ra tình trạng viêm nướu. Nướu bị viêm sẽ xuất hiện hiện tượng sưng tấy, phù nề và tạo ra các túi viêm làm thức ăn thừa đọng lại và tạo ra mùi hôi.
  • Giảm lưu lượng nước bọt ở phụ nữ có thai: Nước bọt có tác dụng luồn qua khắp các khe rãnh sâu trong răng miệng giúp làm sạch răng. Theo một vài nghiên cứu khoa học cho thấy rằng lưu lượng nước bọt thường giảm đáng kể khi mang thai, chính điều này có thể làm tăng nguy cơ hôi miệng.
  • Thiếu hụt calci: Phụ nữ có thai cần sử dụng calci nhiều hơn người bình thường để giúp thai nhi trong bụng mẹ phát triển khoẻ mạnh. Nếu lượng calci trong máu không đủ cung cấp cho thai nhi sẽ khiến cho các khoáng chất từ xương và răng thoát ra. Đây chính là nguyên nhân làm răng yếu, dễ bị sâu và gây hôi miệng.
  • Thay đổi lối sống: Phụ nữ có thai thường có nhu cầu ăn uống cao do cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, phụ nữ có thai thường có cảm giác thèm ăn và luôn bị những cơn đói cồn cào làm phiền. Chính vì thế, phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường xuyên ăn vặt, ăn đêm. Những thức ăn thừa còn sót lại không được vệ sinh kỹ lưỡng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở phụ nữ có thai.
  • Thức ăn: Việc sử dụng những đồ ăn, gia vị có mùi vị cay nồng như hành, tỏi, ớt, cà phê cũng dễ tạo ra mùi hôi trong khoang miệng không chỉ đối với phụ nữ có thai mà cả với người bình thường cũng vậy.
  • Tiêu hóa chậm: quá trình tiêu hóa của phụ nữ có thai thường bị ảnh hưởng rất nhiều do sự tử cung phình to, nội tiết tố thay đổi và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân này sẽ làm gia tăng tình trạng hủy hoại men răng và tăng khả năng bám dính của thức ăn vào răng, gây hôi miệng.

Trên đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Hầu hết các lý do trên thường dẫn đến tình trạng viêm nướu và gây hôi miệng.

Tại sao phụ nữ mang thai thường bị hôi miệng
Tại sao phụ nữ mang thai thường bị hôi miệng

Cách trị hôi miệng khi mang thai

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là hôi miệng.

Sử dụng nước muối súc miệng là một biện pháp đơn giản và hữu hiệu trong việc làm giảm thiểu tình trạng hôi miệng. Nước muối vừa có tác dụng sát khuẩn, khử mùi hôi do vi khuẩn tiết ra, vừa có khả năng loại bỏ dễ dàng các mảng bám tích tụ gây hôi miệng.

Bên cạnh việc sử dụng nước muối súc miệng, mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng hằng ngày:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ bằng bàn chải lông mềm để loại bỏ tối đa lượng thức ăn dư thừa bám vào răng miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn từ sâu trong các kẽ răng và những nơi mà bàn chải khó có khả năng tác động đến.
  • Việc đánh răng quá nhiều sẽ có thể dẫn đến tình trạng mòn men răng. Chính vì thế, mẹ bầu có thể sử dụng nước súc miệng Valentine không cồn, không đường án toàn cho mẹ bầu, dùng sau mỗi bữa ăn để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ, hạn chế mùi hôi và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Chải lưỡi thường xuyên bằng bàn chải lưỡi riêng biệt để hạn chế mùi hôi.
  • Thay bàn chải thường xuyên, khoảng 3 tháng 1 lần để tránh tình trạng bàn chải bị mài mòn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách cũng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ hôi miệng. Việc sử dụng các loại đồ chua sẽ giúp khoang miệng tăng tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Tuy nhiên nếu sử dụng đồ chua quá nhiều mà không vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mòn men răng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau củ tươi, vừa có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, làm sạch khoang miệng lại giúp nướu khỏe mạnh hơn.

Điều trị hôi miệng cho mẹ bầu tại nha khoa

Trong trường hợp tình trạng hôi miệng trở lên phức tạp, mẹ bầu cần được tư vấn và thăm khám, điều trị bởi các bác sĩ nha khoa và những người có chuyên môn.

Nha sĩ sẽ giúp điều trị nguyên nhân gây hôi miệng bằng những biện pháp tiên tiến, hiện đại. Một số phương pháp có thể kể đến như:

  • Lấy cao răng
  • Xử lý răng sâu, trám răng, bọc răng hoặc cắm răng mới thay thế những chiếc răng đã bị sâu ăn mòn tới tuỷ, loại bỏ triệt để nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Nếu răng bị bào mòn bởi trào ngược dạ dày thực quản hoặc do nôn ói, nha sĩ có thể thực hiện phương pháp trám răng bằng nhựa.
  • Ở một số trường hợp bệnh nhân bị u hạt, nha sĩ có thể tiến hành phẫu thuật hoặc dùng thủ thuật can thiệp bằng laser để loại bỏ khối u này.
Điều trị hôi miệng cho mẹ bầu tại nha khoa
Điều trị hôi miệng cho mẹ bầu tại nha khoa

Xịt thơm miệng cho mẹ bầu

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số loại sản phẩm khác như xịt thơm miệng để loại bỏ tình trạng hôi miệng ngay tức thì. Một số loại xịt thơm miệng mẹ bầu có thể sử dụng như:

  • Xịt thơm miệng Greelux:

Đây là một loại xịt thơm miệng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ở Việt Nam. Xịt thơm miệng Greelux với các thành phần thảo dược thiên nhân và vô cùng lành tính. Phù hợp sử dụng cho đối tượng là mẹ bầu. Hiện tại sản phẩm đang được bán trên thị trường với giá khoảng 38.000 – 45.000 vnd.

  • Xịt thơm miệng Sunstar Ora 2 Breath Fine:

Sản phẩm có công dụng ngăn ngừa tối đa việc hình thành các mảng bám, loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng và chăm sóc răng miệng toàn diện. Xịt thơm miệng Sunstar Ora 2 Breath Fine là sản phẩm nội địa Nhật Bản có chất lượng tốt. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng sản phẩm. Hiện tại, xịt thơm miệng này đang được bán trên thị trường với giá thành khoảng từ 150.000 – 200.000 vnd.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi chữa hôi miệng

Một số điều lưu ý khi chữa hôi miệng cho mẹ bầu:

  • Việc hôi miệng do nguyên nhân viêm nướu hay viêm nha chu ở phụ nữ có thai hầu hết đều do chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bản thân việc mang thai không có ảnh hưởng nhiều tới việc hình thành nên các ổ viêm nướu hay viêm nha chu. Chính vì thế, việc vệ sinh răng miệng đầy đủ và kỹ càng cần phải đặt lên hàng đầu.
  • Tuyệt đối không nên chụp X quang răng miệng khi mang bầu do có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ.
  • Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh gây hại tới thai nhi.
  • Ngoài ra, bệnh lý về dạ dày trong quá trình mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Khi đó, bệnh nhân cần điều trị nguyên nhân gây hôi miệng bằng việc điều trị dứt điểm bệnh lý ở dạ dày.

Xem thêm:

[Bật mí] 5+ cách chữa viêm lợi gây hôi miệng an toàn, hiệu quả

Ngày viết:
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799