Nhiệt lợi chân răng là một bệnh lý phổ biến trong miệng, dẫn đến viêm nhiễm và gây ra các vết loét. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng tình trạng này thường mang đến sự phiền toái và khó chịu cho người mắc. Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Nhiệt lợi chân răng là gì?
Nhiệt lợi chân răng là một bệnh lý răng miệng xảy ra khi nướu bị viêm và sưng đỏ ở phần chân răng. Tình trạng này thường do vi khuẩn tích tụ ở mảng bám và cao răng gây ra. Khi vi khuẩn phát triển, chúng sẽ sản sinh ra các chất độc hại kích thích nướu gây viêm. Bị nhiệt miệng ở lợi có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Nướu đỏ, sưng, đau.
- Xuất hiện đốm trắng kích thước 1-2mm trong nướu, khi vỡ sẽ tạo thành vết loét.
- Nướu dễ chảy máu.
- Răng có cảm giác lung lay.
- Có mủ chảy ra từ nướu.
Nhiệt lợi chân răng khá lành tính và có thể điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ mảng bám và cao răng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nha chu, mất răng. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi thấy các triệu chứng trên.
Có thể bạn quan tâm: Nhiệt miệng không đau có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Nguyên nhân gây nhiệt lợi chân răng
Có nhiều nguyên nhân bị nhiệt miệng ở lợi. Theo Đông y, nhiệt miệng là do nóng trong, khiến khí huyết không được lưu thông, gây tổn thương lên niêm mạc miệng. Còn theo Tây y, nhiệt lợi chân răng là do các yếu tố sau:
- Chăm sóc răng miệng sai cách có thể khiến vi khuẩn tích tụ, gây viêm nhiễm niêm mạc lợi và dẫn đến nhiệt lợi chân răng.
- Rối loạn nội tiết tố có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Cơ thể thiếu hụt vitamin như B12, vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
- Bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng cũng có thể gây nhiệt miệng.
- Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng, trong đó có nhiễm trùng niêm mạc lợi.
- Do căng thẳng và stress có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn.
- Các tổn thương ở vùng miệng và nướu như cắn vào má, lưỡi, nó có thể khiến nướu bị vi khuẩn tấn công, gây viêm.
- Kích ứng với sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng cũng khiến niêm mạc miệng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây nên các loại nhiệt miệng như bị lở miệng lâu ngày không khỏi
Cách chữa nhiệt miệng chân răng
Bị nhiệt miệng ở lợi không nguy hiểm cho sức khỏe, thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, bệnh gây đau, rát, khó chịu khi ăn uống và giao tiếp. Để bệnh nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một số cách trị nhiệt miệng nhanh sau để chữa nhiệt lợi chân răng:
Duy trì vệ sinh miệng sạch sẽ, đúng cách
Duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng nhất để điều trị bị nhiệt miệng ở lợi. Việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa trên răng và nướu, ngăn ngừa nhiễm trùng niêm mạc. Từ đó cải thiện tình trạng đau, sưng do nhiệt miệng gây ra. Để chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đánh răng 2 lần sáng và tối, mỗi lần khoảng 2 phút.
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại, đầu tròn.
- Chọn kem đánh răng có chứa flour để giúp răng chắc khỏe.
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn để làm sạch kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần/ngày.

Giảm tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng
Một số tác nhân gây kích ứng niêm mạc miệng, khiến tình trạng nhiệt lợi chân răng thêm trầm trọng hơn như thực phẩm cứng, rượu bia, thuốc lá, kem đánh răng có chứa chất tẩy trắng… Để giảm tiếp xúc với các tác nhân này, bạn cần:
- Không sử dụng kem đánh răng chứa chất tẩy trắng. Ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần thảo dược từ thiên nhiên như kem đánh răng dược liệu Thái Dương.
- Không uống rượu bia hay các loại thức uống có chứa chất kích thích khác vì chúng có thể tăng cảm giác nóng trong miệng.
- Không hút thuốc lá.
- Không ăn đồ ăn quá cứng.

Điều trị các vấn đề răng miệng
Các vấn đề răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Vì vậy, việc điều trị các vấn đề răng miệng này có thể giúp giảm nhiệt miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nha sĩ thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp nhiệt lợi chân răng mau lành và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên và không nên ăn khi bị nhiệt miệng:
Thực phẩm nên ăn:
- Bổ sung hoa quả tươi như dâu tây, cam, bưởi… giúp cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.
- Các loại rau có tính mát như rau má, rau ngót, khổ qua, dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt nhanh chóng, tốt cho người nhiệt miệng.
- Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các triệu chứng nóng trong người như táo bón, đầy hơi.
Thực phẩm không nên ăn:
- Đồ ăn chứa nhiều ớt, gừng, tỏi, tiêu. Các món này có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Hạn chế các đồ ăn chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt.

Sử dụng các sản phẩm đặc trị hoặc thuốc
Hiện nay có nhiều loại thuốc uống hoặc bôi giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả. Các loại thuốc này có thể giúp giảm đau, sưng, viêm, đồng thời làm dịu và giúp vết loét nhanh lành hơn. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể chọn loại phù hợp.
- Thuốc bôi chứa các thành phần như Lidocain, Triamcinolone acetonide, Amlexanox giúp làm tê vết loét, giảm đau hiệu quả. Một số thuốc điều trị phổ biến như: Gel bôi nhiệt miệng Urgo, Trinolone Oral Paste, Film-Forming Gel for Canker Sores….
- Thuốc uống thường được sử dụng để điều trị nhiệt lợi nghiêm trọng hoặc kéo dài. Các loại thuốc uống này thường chứa các thành phần Colchicine, Prednisone, Nystatin giúp giảm sưng và viêm.

Dùng các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại nhà
Ngoài các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và sử dụng thuốc, sản phẩm đặc trị thì bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại nhà để chữa nhiệt lợi chân răng. Phương pháp này lành tính, an toàn cho sức khỏe và rất dễ thực hiện. Bạn có thể áp dụng theo các cách sau:
Mật ong giúp chữa nhiệt miệng
Mật ong có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên như hydrogen peroxide, methylglyoxal, pinocembrin, chrysin,… giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, giúp vết nhiệt lợi mau lành. Ngoài ra, mật ong có chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách thực hiện: Dùng tăm bông chấm một ít mật ong và bôi lên vết nhiệt miệng, để trong khoảng 10 phút rồi súc miệng sạch. Hoặc bạn có thể pha mật ong với nước ấm, uống sau khi ngủ dậy cũng rất tốt.

Sử dụng dầu dừa giúp giảm đau
Dầu dừa là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng giúp giảm đau do nhiệt miệng. Nó chứa axit lauric, một chất kháng khuẩn, chống viêm giúp làm giảm viêm nhiễm trong miệng và giảm tình trạng sưng đỏ, đau rát khi bị nhiệt lợi. Ngoài ra, dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu vết loét, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Cách thực hiện: Pha 1-2 thìa cà phê dầu dừa với nước ấm, sử dụng nước này để súc miệng hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở lợi hiệu quả.

Mẹo chữa nhiệt lợi chân răng bằng rau diếp cá
Theo Đông y, diếp cá có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu viêm,… Chính vì vậy, diếp cá được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có nhiệt miệng. Trong thành phần của rau diếp cá có chứa chất kháng sinh decanoyl-acetaldehyd, có khả năng diệt khuẩn gây nhiệt miệng.
Cách thực hiện: Xay nhuyễn lá diếp cá với 2 lít nước, lọc bỏ bã, uống 2-3 lần một ngày để thanh lọc cơ thể.

Dùng bột sắn dây để chữa nhiệt lợi hiệu quả
Bột sắn dây có tính mát, sử dụng trong ngày hè sẽ giúp giải nhiệt, giảm nóng trong, từ đó phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý như mụn nhọt, nhiệt miệng. Ngoài ra, bột sắn dây còn giúp lợi tiểu, giúp đào thải các chất cặn bã trong cơ thể, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện: Pha 2 -3 thìa bột sắn dây với chút nước ấm, khuấy đều cho tan hết. Bạn uống ngày 2-3 lần để có kết quả tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa nhiệt lợi chân răng
Nhiệt lợi chân răng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, bệnh không gây hại cho sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để phòng ngừa nhiệt miệng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng, ngăn ngừa nhiệt lợi chân răng.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi bằng cách đọc sách, nghe nhạc, nghỉ ngơi.
- Ngủ đủ 8 tiếng một ngày giúp tái tạo lại cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 một ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Trên đây là những của Sao Thái Dương chia sẻ về nhiệt lợi chân răng. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin về bệnh lý này, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh dứt điểm, mang đến hàm răng trắng sáng và chắc khỏe.