Da đầu bị ngứa là một trong những tình trạng gây khó chịu và khiến nhiều người mất tự tin. Thậm chí, nó còn cảnh báo một số vấn đề da liễu hay những bệnh lý khác mà người mắc cần đặc biệt lưu ý. Do đó, những nguyên nhân nào gây ngứa da đầu là thắc mắc của không ít người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi ngay top 10 nguyên nhân gây ngứa da đầu và những tips xử lý hiệu quả.
Ngứa da đầu có phải là bệnh không?
Trong nhiều trường hợp, ngứa da đầu hoàn toàn có thể là do các hiện tượng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, ngứa da đầu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Để phân biệt rõ hơn khi nào ngứa da đầu là bệnh, hãy cùng tìm hiểu thông qua các nguyên nhân gây ngứa da đầu dưới đây.

Tổng hợp 10++ các nguyên nhân gây ngứa da đầu
Nguyên nhân sinh lý
Nấm da đầu
Hiện tượng ngứa da đầu có thể xuất phát từ những vấn đề về nấm. Khi chân tóc bị các loại nấm thuộc Microsporum hay Trichophyton xâm nhập, da đầu sẽ bị nhiễm trùng và gây ra các biểu hiện của bệnh. Trên vùng da đầu lúc này sẽ xuất hiện các vảy trắng, nhỏ trông giống như gàu, có thể kèm theo hiện tượng viêm nhiễm hay lở loét, tóc khô cứng và gây cảm giác ngứa ngáy cho người mắc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng gây ngứa dai dẳng, thậm chí khiến tóc gãy rụng và để lại sẹo.
Một số thói quen như: để tóc còn ướt hay nhiều mồ hôi đi nằm, dùng chung đồ với người nhiễm nấm hay không giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, để giảm ngứa ngáy và hạn chế nhiễm nấm, bạn cần giữ da đầu được sạch thoáng, gội đầu thường xuyên và không dùng chung lược hay chậu với người bệnh.
Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã (hay còn được biết đến với tên gọi là chàm da mỡ hay viêm da dầu) là tình trạng bệnh lý da liễu mạn tính với hiện tượng da kết thành các mảng tróc vảy, nổi đỏ và gây ngứa. Ngoài vùng da đầu, bệnh còn có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác trên cơ thể, đặc biệt là những nơi tiết bã như mang tai, cánh mũi, vùng lông mày, gò má.
Tuy không gây tác hại đáng kể cho sức khỏe và cũng không lây nhiễm, nhưng viêm da tiết bã khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có những cách xử trí phù hợp để giảm thiểu triệu chứng bệnh xảy ra. Một số bài thuốc điều trị dân gian bạn có thể áp dụng ngay tại nhà như: chữa viêm da tiết bã bằng dầu dừa, nha đam.
Viêm nang lông
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa da đầu ở cả nam và nữ là tình trạng viêm nang lông. Đây là hiện tượng lỗ chân lông bị viêm nhiễm và hình thành các vết mẩn đỏ, thậm chí mưng mủ trắng, lâu dần vùng viêm có thể lan rộng, làm xuất hiện các vết loét gây khó chịu và ngứa ngáy cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây lên, ngoài ra một số thói quen như đầu đổ nhiều mồ hôi, để tóc ẩm ướt khi đi ngủ, … cũng làm tăng nguy cơ gây viêm nang lông vùng tóc gây ngứa da đầu.
Tùy vào mức độ nặng của bệnh mà người mắc sẽ có những biện pháp chữa trị thích hợp. Một số lời khuyên nếu bạn đang bị ngứa do viêm nang lông: hãy sử dụng thuốc và kem bôi để giảm thiểu hiện tượng viêm nhiễm, lựa chọn loại dầu gội và các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, không để tình trạng da đầu nhiều mồ hôi gây bí tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, …
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (hay bệnh chàm) là bệnh da liễu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào, nhưng trẻ em và những người có làn da yếu là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Khi ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường thấy có các vết mẩn đỏ nổi lên trên da kèm theo các bọng nước nhỏ, mức độ ngứa có thể khá nghiêm trọng khiến họ phải gãi liên tục. Đặc biệt, triệu chứng ngứa càng tăng về đêm gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Vùng da thường bị viêm cơ địa là trán, cằm, má, trong trường hợp bệnh tiến triển còn có thể xuất hiện ở cả trên đầu. Chính vì vậy, viêm da cơ địa cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ngứa da đầu. Do đó, nếu có bất cứ biểu hiện nào nghi mắc bệnh, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy hạn chế các yếu tố khởi phát bệnh như đầu bết dính mồ hôi, dị ứng dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc khác, …
Á sừng

Một trong những vấn đề da liễu gây ngứa da đầu phổ biến khác là bệnh á sừng. Người mắc bệnh sẽ có một số biểu hiện chung như: da khô, nứt nẻ, lớp sừng ngoài da bong tróc, thậm chí có thể chảy máu, gây đau rát và ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, á sừng có thể để lại nhiều hậu quả khó lường như rụng tóc, bội nhiễm vi khuẩn, hói đầu, …
Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng người mắc cũng cần có những biện pháp thích hợp để điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một trong những cách đơn giản nhất bạn có thể làm ngay ở nhà để chữa trị á sừng, giảm ngứa ngáy như: bôi kem, thuốc đặc trị, bảo vệ vùng da đầu bị nứt, uống nhiều nước, giữ tóc luôn sạch sẽ và khô thoáng, …
Vảy nến
Bình thường, việc tế bào da cũ chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới được diễn ra trong khoảng vài tuần. Nhưng với một số người, quá trình này bị đẩy nhanh tốc độ nhanh gấp 10 lần, khiến lớp da chết không được đào thải mà tích tụ lại, hình thành những mảng da đỏ, vảy trắng và gây ra bệnh vảy nến. Đặc biệt, bệnh còn gây ra cảm giác đau đớn và ngứa ngáy âm ỉ rất đặc trưng. Tình trạng vảy nến có thể xảy ra ở khắp nơi trên cơ thể, nhất là vùng đầu khối, khuỷu tay và phần da rìa ngoài sát chân tóc.
Như vậy, có thể thấy, việc ngứa da đầu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh vảy nến. Để việc chữa trị bệnh giảm ngứa da đầu đem lại hiệu quả cao, người mắc cần kiên trì trong một thời gian dài, kết hợp việc uống và bôi thuốc đều đặn cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học.
Hắc lào

Nếu cơ thể bạn bị nhiễm hắc lào vùng tóc, rất có thể đây là nguyên nhân gây tình trạng ngứa da đầu. Hắc lào là bệnh da liễu thuộc viêm da cơ địa, chủ yếu do loài nấm nhóm dermatophytes gây ra. Ngoài việc xuất hiện các vết nấm da hình bầu dục hơi tròn, kèm theo mụn nước nhỏ và vảy thì ngứa ngáy vùng da bị hắc lào cũng là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Hắc lào có thể lan lên cả vùng da đầu, gây cảm giác ngứa, khiến tóc có mùi hôi khó chịu và thậm chí là rụng tóc.
Nói chung, ngứa ngáy do hắc lào gây ra khá lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhanh khỏi và việc điều trị cũng khá dễ dàng. Bạn cần kết hợp sử dụng các thuốc điều trị hắc lào tại chỗ cũng toàn thân cùng với việc giữ gìn vệ sinh da đầu sạch sẽ để bệnh nhanh chóng được thuyên giảm và khỏi hẳn. Tuy nhiên, hắc lào rất dễ tái nhiễm và có thể tiến triển nặng thêm, do đó, cần chú ý điều trị bệnh kịp thời và triệt để.
Ung thư da
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, ngứa da đầu cũng có thể là hiện tượng cảnh báo bạn đang bị ung thư da. Những tác nhân khác nhau ảnh hưởng lên các mô tế bào, tạo ra nhiều thay đổi trên làn da và gây ra ung thư, khiến vùng đầu xuất hiện mụn nhỏ, kèm theo vảy và gây ngứa cho người bệnh.
Lưu ý rằng, phần đầu là nơi chứa nhiều dây thần kinh, do đó, nếu phát hiện các triệu chứng của ung thư da đầu, bạn cần đi thăm khám và chữa trị kịp thời để ngăn chặn bệnh tiến triển, gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.
Chấy xuất hiện trên đầu
Chấy xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi trẻ em và có thể lây lan giữa người với người qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung lược, đồ dùng với người mắc, … Chúng sống ở trên phần da đầu, hút máu để sinh trưởng và gây ra các triệu chứng điển hình như: đau nhức, nổi các vết mẩn, ngứa ngáy khó chịu với mức độ dữ dội,…
Tuy nhiên, bạn có thể loại bỏ chấy trên đầu, ngăn chặn cơn ngứa bằng một số biện pháp đơn giản sau: bắt trứng và chấy bằng lược chuyên dụng, dùng dầu gội đặc trị, sử dụng thuốc, …
Do gàu

Nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ngứa da đầu không thể không nhắc đến là do gàu. Trên thực tế, gàu là những lớp tế bào da chết, bị thay thế và bong tróc ra tạo các mảng trắng. Tuy không đem lại ảnh hưởng xấu đến cơ thể nhưng việc da đầu bị gàu không chỉ khiến tóc xơ yếu, dễ gãy rụng hơn mà còn tạo cảm giác ngứa ngáy, mất thẩm mỹ, khiến người bệnh khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp.
Một phương pháp đơn giản được nhiều người sử dụng hiện nay để ngăn chặn gàu gây ngứa da đầu là sử dụng dầu gội trị gàu và các sản phẩm chuyên trị khác. Tuy nhiên, nếu cách trên không đem lại hiệu quả, bạn cần đến cơ sở da liễu để thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ.
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý, một số nguyên nhân bệnh lý khác cũng có thể gây ngứa da đầu như:
- Có bệnh về dạ dày
- Đái tháo đường
- Gan, mật
- Zona thần kinh
Thói quen không tốt hằng ngày
Cột tóc quá chật
Một trong những thói quen không tốt khiến bạn dễ bị ngứa vùng da đầu chính là việc cột tóc quá chặt. Các kiểu tóc như búi, tết tóc đuôi ngựa hay buộc tóc sẽ có thể khiến bạn trở nên gọn gàng hay xinh xắn hơn, những nếu khiến tóc bị tác động lực quá mạnh sẽ khiến chúng bị tổn thương và dễ gãy rụng hơn, đồng thời cũng khiến các dây thần kinh ở da đầu bị ảnh hưởng, gây hiện tượng đau và ngứa. Do đó, hãy tập cho mình thói quen xõa hoặc buộc lỏng tóc để giảm thiểu lực tác động lên tóc và da đầu.
Để tóc ẩm ướt
Hiện nay, nhiều người vẫn thường để tóc còn ướt hay sấy tóc chưa kĩ rồi nằm luôn mà không biết rằng chúng có thể đem lại nhiều hậu quả khôn lường cho da đầu. Môi trường ẩm ướt của tóc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh trưởng, phát triển gây bệnh, đồng thời khiến tóc mỏng, thưa và dễ gãy rụng hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến gây ngứa da đầu ở nhiều người. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn đang duy trì thói quen này, hãy từ bỏ ngay lập tức và nhắc nhở bản thân cần để tóc khô trước khi nằm.
Nên làm gì khi bị ngứa da đầu?
Tình trạng gàu gây ngứa da đầu diễn ra liên tục
Bình thường, trên da đầu mỗi người vẫn tồn tại một lượng gàu nhất định do chúng là sản phẩm của các tế bào da chết bị đào thải và bong tróc ra. Do vẫn bám ở trên da đầu nên gàu có thể khiến lỗ chân tóc bị bít tắc và gây ngứa. Tuy nhiên, tình trạng ngứa có thể diễn ra với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ, không thường xuyên đến nặng, diễn ra liên tục gây khó chịu cho người bị gàu. Nếu tình trạng ngứa do gàu vẫn tiếp tục tái diễn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Kiểm tra thành phần sản phẩm đang sử dụng

Việc sử dụng một số loại dầu gội hay chăm sóc tóc hiện nay có chứa các hoạt chất tẩy mạnh sẽ khiến lớp ceramide bảo vệ da đầu bị tổn thương và biến mất, làm tăng nguy cơ vi khuẩn và nấm xâm nhập, phát triển và gây lên các bệnh lý da liễu, trong đó có hiện tượng gàu gây ngứa. Ngoài ra, hương liệu hay hóa chất trong nhiều loại sản phẩm cũng có thể khiến da đầu của bạn bị kích ứng, dễ sinh gàu và ngứa nếu được sử dụng liên tục. Do đó, bạn cần có sự lựa chọn thông minh với các sản phẩm chăm sóc da đầu đang sử dụng để hạn chế tình trạng gàu gây ngứa.
Thay đổi thói quen chăm sóc tóc hằng ngày
Nếu bạn đang gặp tình trạng gàu diễn ra liên tục gây ngứa ngáy, khó chịu, có thể đó là do việc chăm sóc tóc hàng ngày của bạn chưa đúng. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình những thói quen tốt cho da đầu sau:
Chải tóc trước khi gội đầu: một số người có thói quen chải tóc trong và ngay sau khi gội khi tóc còn ướt, khiến tóc dễ bị tổn thương và gãy rụng nhiều hơn. Do đó, bạn cần chải tóc trước khi gội để tóc được hạn chế tình trạng rụng tóc, đồng thời giúp quá trình gội diễn ra dễ dàng và loại bỏ gàu hiệu quả hơn.
Không cho dầu gội trực tiếp lên đầu: một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người là cho dầu gội trực tiếp lên đầu. Điều này khiến cho dầu gội không được phân bố đều trên da đầu và làm giảm hiệu quả loại bỏ gàu. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tạo bọt dầu gội với một ít nước rồi sau đó mới xoa lên đầu và thực hiện các bước tiếp theo.
Dùng dầu xả đúng cách: việc sử dụng dầu xả sẽ giúp tóc được cung cấp thêm các dưỡng chất và các loại vitamin khiến tóc chắc khỏe, bóng mượt, đồng thời hạn chế tình trạng tóc khô, gãy rụng. Chính vì vậy, sau khi sử dụng dầu gội, hãy lấy một lượng vừa đủ dầu xả ra tay và xoa đều từ phần chân tóc đến ngọn, ủ khoảng 5 phút rồi gội sạch bằng nước. Lưu ý, tránh để dầu xả tiếp xúc trực tiếp với da đầu.
Làm khô tóc trước khi đi ngủ: một trong những vấn đề làm tăng nguy cơ gây ngứa da đầu là việc để tóc còn ướt đi ngủ. Chúng sẽ khiến da đầu bị bít tắc, tạo điều kiện cho nhiều nguồn gây bệnh như nấm, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây gàu và ngứa. Do đó, hãy tập cho mình thói quen hong khô tóc trước khi đi ngủ để giảm ngứa da đầu.
Gội đầu 2-3 lần/tuần: đây là tần suất gội đầu được các chuyên gia da liễu khuyên nên tuân thủ. Việc gội đầu quá thường xuyên sẽ khiến lớp bảo vệ da đầu bị bào mòn và mỏng đi, tóc cũng dễ hư tổn và tăng nguy cơ xuất hiện gàu. Đồng thời, nếu không vệ sinh da đầu thường xuyên cũng khiến gàu và các chất bẩn tích tụ lại, khiến tình trạng ngứa ngày càng nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên hơn.
Sử dụng bộ chăm sóc tóc có nguồn gốc thảo dược
So với những loại chứa nhiều chất hóa học, các sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc thảo dược được đánh giá là an toàn, lành tính, có thể sử dụng với mọi loại tóc. Chúng bao gồm các thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên, không chỉ giúp da đầu được sạch sẽ, thơm tho mà còn có thể đem lại nhiều công dụng khác như dưỡng ẩm, nuôi dưỡng mái tóc, trị gàu và giảm ngứa. Chính vì vậy, với người bị ngứa da đầu dai dẳng gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau, chắc chắn bộ sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc thảo dược sẽ là một sự lựa chọn hiệu quả.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, do đây đều là các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên nên thời gian đem lại tác dụng sẽ chậm hơn so với những loại chứa hóa chất thông thường. Để cải thiện tình trạng ngứa da đầu, bạn cần kiên trì và sử dụng chúng thường xuyên, đúng cách.
Tình trạng nghiêm trọng
Ngứa da đầu có thể tiến triển nặng thêm và trở nên nghiêm trọng khi tình trạng ngứa diễn ra thường xuyên, dai dẳng kèm theo một số triệu chứng khác như: lở loét, kèm theo mụn nước có mủ trắng, tóc rụng nhiều, hói, vết gãi ngứa xước, nhiễm trùng, … Lúc này, bạn cần phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
Đi khám bác sĩ da liễu

Nếu việc ngứa da đầu còn kèm theo các biểu hiện như trên, bạn cần đến ngay cơ sở da liễu gần nhất để được thăm khám và tư vấn kịp thời từ các bác sĩ. Có thể đó là cảnh báo hay dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, cần phát hiện và điều trị kịp thời, tránh hiện tượng bệnh nặng thêm và gây ra nhiều biến chứng xấu.
Sử dụng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc là một trong những cách hữu hiệu giúp điều trị cách bệnh gây ngứa da đầu. Chính vì vậy, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ về việc bôi thuốc hay thời gian sử dụng để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. Tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Trên đây là top 10 ++ nguyên nhân gây ngứa da đầu và những tips xử trí hiệu quả. Hi vọng với những thông tin hữu ích vừa rồi, bạn có thể tìm được đúng lý do da đầu bị ngứa và có những biện pháp chữa trị tốt nhất.
Xem thêm:
- Vỏ bưởi trị rụng tóc: Mẹo dân gian “thần kỳ” không phải ai cũng biết
- Dầu gội trị gàu từ thảo dược có thực sự tốt như lời đồn?