Núc nác hay còn được gọi là Nam hoàng bá, là một vị thuốc mọc hoang ở nhiều nơi. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, kháng viêm, trị gầu và nấm da đầu rất hiệu quả. Vậy thì Núc nác là loài cây gì? Được sử dụng trong các bài thuốc dân gian như thế nào? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.
Giới thiệu về cây Núc nác
- Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Vent.
- Tên tiếng việt: Nam hoàng bá, so đo thuyền, mộc hồ điệp, ung ca
- Phân loại khoa học: Bignoniaceae (Họ chùm ớt)
- Đặc điểm nhận biết cây Núc nác:
- Cây to cao 7-12m, có thể cao tới 20-25m, ít phân nhánh, thân nhẵn, vỏ cây màu xám tro, nhưng khi bẻ có màu vàng nhạt.
- Lá hình bầu dục, đầu nhọn, rộng 5-6,5cm, dài 7,5-15cm.
- Hoa màu tím đỏ, to, mọc thành chùm ở đầu cành, dài tới 1m, 5 nhị trong đó có 1 nhị nhỏ hơn.
- Quả nang to, rộng 5-7cm, dài tới 50-80cm, trong chứa hạt, bao quanh có một màng mỏng, bóng và trong, hơi thành hình chữ nhật.
- Cụm hoa mọc thành chùm ở ngọn thân, cuống mập, thẳng, dài 40-80cm, mang nhiều sẹo rõ ở phía dưới, lá bắc nhỏ, hoa to màu nâu đến đỏ sẫm, đài hình chuông, lá đài ngắn, tràng dày, ống tràng hình chuông, nhẵn, 5 cánh hàn liền chia 2 môi, mép nhăn nheo có răng cưa, cong gập xuống, nhị 4,5 cái đều và 1 cái hơi ngắn hơn, chỉ nhị có lông mịn ở gốc, bầu thuông, dài.
- Sinh thái: Cây ưa mọc trên những vùng đất tơi xốp, có tầng đất mặt sâu, dễ thấm nước. Mùa hoa rơi vào các tháng 5-7, mùa quả vào các tháng 8-10.
- Phân bố Trên thế giới: Phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, đảo Selip và Timor của Indonesia.
- Phân bố tại Việt Nam: Phân bố phổ biến từ vùng núi có độ cao khoảng 1300m ở Hà Giang đến các tỉnh trung du và đồng bằng ven biển.
- Bộ phận dùng: Vỏ và hạt.
Tìm hiểu thêm về cây Tri mẫu

Tác dụng của cây Núc nác
- Vỏ Núc nác đã được nghiên cứu thực nghiệm thấy có tác dụng chống dị ứng rõ rệt và làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Núc nác làm giảm độ thấm mạch máu trên chuột đã gây mẫn cảm bằng lòng trắng trứng và không có ảnh hưởng đối với sự thấm của mạch máu trên chuột được gây mẫn cảm bằng huyết thanh ngựa với dầu parafin.
- Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp của phản ứng viêm, tác dụng này thể hiện mạnh hơn ở động vật đã được gây mẫn cảm.
- Flavonoid chiết từ vỏ Núc nác có tác dụng chống choáng phản vệ được gây bằng lòng trắng trứng trên thỏ, chuột lang và không có tác dụng bảo vệ đối với choáng gây bằng histamin trên chuột lang.
- Chế phẩm nunacin bào chế từ flavonoid toàn phần chiết ở vỏ núc nác đã được dùng điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh vảy nến.
- Chế phẩm Oroxin là cao toàn phần của vỏ núc nác để điều trị bệnh nhân mày đay. So với nunacin, Oroxin tác dụng không được bền vững và tái phát nhiều hơn sau khi ngưng thuốc. Oroxin cũng như nunacin không gây tác dụng phụ khi dùng dài ngày trên lâm sàng.

- Núc nác còn được dùng để điều trị tổ đỉa phối hợp với bôi thuốc tây y ngoài da.
- Nhờ vào các tác dụng trong điều trị da liễu, Núc nác được sử dụng để loại bỏ gàu và điều trị các vấn đề ngoài da của da đầu như là nấm, vảy nến, viêm nang tóc, viêm da tiết bã, á sừng da đầu…
Xem thêm: Tác dụng của Bồ kết với da đầu
- Ngoài ra với thành phần các axit hữu cơ nhẹ nhàng cùng với tính khử khuẩn kháng viêm và chống oxy hoá mạnh giúp loại bỏ tế bào chết trên da đầu và ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý cho da đầu.
- Núc nác giúp cân bằng độ pH da đầu, loại bỏ dầu nhờn. Đồng thời cũng cung cấp độ ẩm cho da đầu, đặc biệt các chất nhóm flavanoid sẽ giúp cho tóc thêm chắc khoẻ và giảm tóc gãy rụng. Do đó Núc nác thường có trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da dầu. Trong số đó, sản phẩm dầu gội dược liệu Thái dương 7+ nổi bật lên với những ưu điểm như:
- Làm sạch virus gây mùi khét da đầu.
- Làm sạch virus gây gàu ngứa rụng tóc.
- Siêu mềm mượt cả khi tóc ướt, tóc khô.
- Tóc trơn, bóng, bồng bềnh và tạo nếp, tạo vẻ đẹp tự nhiên khi ngắm nhìn và thích thú khi chạm vào.
- Lâu bết tóc giúp tóc đẹp bền vững.
- Thoáng mát da đầu.
- Không gàu, ngứa, không rụng tóc và không mùi khét da đầu.

Thu hái, chế biến Núc nác dược liệu
Thu hái
Hạt được thu hoạch vào cuối thu sang đông, hái lấy quả chín. Vỏ Núc nác được thu hoạch gần như quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Thu hoạch bằng cách đẽo vỏ trên cây còn sống, ít nơi hạ cây.
Chế biến
Hạt được phơi khô, mổ lấy hạt rồi lại phơi khô nữa để dùng dần. Vỏ Núc nác lấy về dùng tươi hay phơi khô rồi dùng, không phải chế biến gì khác.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc
Thành phần hóa học
- Vỏ thân Núc nác chứa alkaloid, tanin và một số dẫn xuất flavonoid. Những chất flavonoid thường thấy là: Oroxylin A (0,65%), baicalein (0,5%), chrysin, tetuin, nuacin.
- Trong hạt Núc nác có một chất kiềm màu vàng, một chất dầu béo chứa 80,4% acid oleic, các acid panmitic, stearic.
- Vỏ rễ chứa chrysin, baicalein, biochanin-A, và acid ellagic. Oroxylin A, chrysin, triterpene axit cacboxylic và axit ursolic được tìm thấy trong vỏ quả\

Công dụng của cây Núc nác
- Vỏ Núc Nác được dùng để chữa các chứng bệnh vàng da, dị ứng mẩn ngứa, viêm họng, ho khàn tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu, trẻ phát ban, sởi.
- Hạt núc nác được dùng để chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng.
Sử dụng Núc nác trong một số bài thuốc điều trị bệnh
Ngày dùng 8-16g vỏ khô dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Hạt được sắc hoặc sấy khô tán nhỏ, ngày uống 2 đến 3g, dùng ngoài tán bột rắc lên vết loét không kể liều lượng. Ngoài ra Núc nác còn được sử dụng trong các bài thuốc dưới đây:
Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày
Hạt Núc nác 10g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30g, nước 300ml đem sắc cho tới khi còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa mẩn ngứa
Vỏ Núc nác, Thạch cao, Lá chàm, Dây vàng giang, mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày
Chữa kiết lỵ, đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi
Hạt Núc nác khô tán bột hay sắc uống, mỗi ngày 8-16g.
Chữa lở loét do sơn ăn
Vỏ Núc nác tươi, giã nát, thêm rượu 30-40° theo tỷ lệ 1 phần vỏ, 3 phần rượu, ngâm trong khoảng 2-3 giờ, dùng bôi.
Chữa tổ đỉa
Vỏ núc nác 30g, quá ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, khổ sâm 30g, sinh đĩa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột, làm thành viên, ngày dùng 20 – 25g.
Chữa trĩ
Vỏ Núc nác 12g, Ngũ bội tử 12g, Hoa kinh giới 12g, Phèn phi 4g. Sắc lấy 300 – 400ml, cho bệnh nhân ngâm hậu môn hằng ngày.
Chữa sai khớp tượng, bong gân
Vỏ núc nác, Quế, Hồi hương, Đinh hương, Vỏ sồi, Gừng sống, Lá canh châu, Lá đau xương, Mủ xương rồng, Lá thầu dầu tía, Lá kim cang, Lá náng, Lá mua, Huyết giác, Nghệ,Hạt chấp, Hạt máu chó, Lá bưởi bung, Lá tầm gửi cây khế. Giã nát các vị thuốc lại, sao nóng rồi chườm.

Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc
- Để đảm bảo được an toàn cho cơ thể, khi sử dụng bài thuốc từ cây núc nác, cần lưu ý những điều sau:
- Núc nác tính hàn, khuyến cáo không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn.
- Bệnh nhân bị đầy bụng, đi đại tiện phân lỏng, hoặc đau bụng tiêu chảy cũng không được dùng.
- Ngoài ra, bệnh nhân đang bị cảm lạnh gây ho, nóng sốt, chảy nước mũi cũng hạn chế dùng.
- Nếu dùng dưới dạng thuốc sắc thì hạt của cây nên dùng từ 1.5 – 3g mỗi ngày. Vỏ cây thì có thể dùng từ 15 – 30g mỗi ngày.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.65-66)
- Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học. (tr.49)
- Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược. (tr.55-56)