8 nguyên nhân nước bọt có mùi hôi và cách chữa trị dứt điểm

Viêm tuyến nước bọt (Nguồn: Internet) 
5/5 - (1 bình chọn)

Nước bọt có mùi hôi là một hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nó khiến bạn cảm thấy tự ti và e ngại khi giao tiếp với người khác. Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!  

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi 

Mùi hôi răng miệng là vấn đề phổ biến, nhưng không phải ai cũng nhận ra. Để biết chắc chắn hơi thở của mình có mùi khó chịu không, bạn có thể thực hiện các cách kiểm tra sau: 

  • Hỏi ý kiến người thân hoặc quan sát biểu cảm của người đối diện khi giao tiếp, là cách đơn giản nhất để nhận biết nước bọt có mùi hôi
  • Bạn chỉ cần đưa hai bàn tay lên che miệng và mũi lại, sau đó hà hơi trực tiếp vào lòng bàn tay. Nếu cảm nhận được mùi khó chịu, thì nước bọt của bạn có mùi hôi. 
  • Sử dụng tăm bông lấy mẫu nước bọt trong miệng. Nếu tăm bông chuyển sang màu vàng hoặc có mùi hôi, đó là dấu hiệu nước bọt của bạn có mùi.
  • Nếu muốn kiểm tra nước bọt có mùi hôi một cách chính xác, bạn có thể sử dụng máy kiểm tra nồng độ mùi. Máy này sẽ đo nồng độ các hợp chất gây mùi trong nước bọt.
Sử dụng máy kiểm tra nước bọt có mùi hôi (Nguồn: Internet)
Sử dụng máy kiểm tra mùi hôi (Nguồn: Internet)

Vì sao nước bọt có mùi hôi?

Nước bọt có mùi hôi thường là do sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Vi khuẩn này phân hủy thức ăn thừa, tế bào chết và các chất khác trong miệng, tạo ra các hợp chất có mùi hôi. Một số nguyên nhân nước bọt có mùi hôi bao gồm: 

Viêm tuyến nước bọt

Nước bọt chính là thuốc diệt khuẩn tự nhiên của cơ thể. Khi tuyến nước bọt bị viêm, lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm, khiến thức ăn thừa tích tụ trong khoang miệng, gây ra tình trạng chân răng có mùi hôi. Ngoài ra, ít tiết nước bọt có thể gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh hơn. 

Viêm tuyến nước bọt(Nguồn: Internet) 
Viêm tuyến nước bọt (Nguồn: Internet)

Quá trình vệ sinh răng miệng chưa được tốt

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi. Khi không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, thức ăn thừa, mảng bám và cao răng sẽ tích tụ trên răng và nướu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phân hủy thức ăn thừa và tạo ra mùi hôi. Mùi hôi này sẽ hòa tan vào nước bọt và phát tán ra ngoài khi nói chuyện, gây khó chịu cho người đối diện. 

Quá trình vệ sinh răng miệng chưa được tốt (Nguồn: Internet)
Quá trình vệ sinh răng miệng chưa được tốt (Nguồn: Internet)

Thức ăn có mùi hôi

Thức ăn có thể gây hôi miệng khi các mảnh vụn thức ăn bám lại trên răng và nướu. Vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy các mảnh vụn này khiên nước bọt có mùi hôi. Điều này thường xảy ra với các loại thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi, cà phê, trà,…

Ngoài ra, thức ăn có mùi hôi cũng có thể gây hôi miệng khi bạn nhai và nuốt chúng. Các phân tử mùi hôi sẽ được giải phóng vào khoang miệng và hòa tan vào nước bọt. Khi bạn nói chuyện, hơi thở của bạn sẽ phát tán mùi hôi này ra ngoài.

Xem thêm: Nguyên nhân xỉa răng có mùi hôi và giải pháp khắc phục hiệu quả

Nước bọt có mùi hôi do ăn thức ăn có mùi (Nguồn: Internet)
Thức ăn có mùi (Nguồn: Internet)

Tháo lắp hàm răng giả

Hàm răng giả tháo lắp là giải pháp giúp các bệnh nhân mất nhiều răng ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, thức ăn thừa dễ bám vào răng gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi. Vì vậy, cần vệ sinh hàm răng giả sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng. Nếu răng không có kích thước phù hợp, bạn cần điều chỉnh lại ngay lập tức, để tránh tổn thương đến niêm mạc và nướu. 

Hàm răng giả tháo lắp (Nguồn: Internet)
Hàm răng giả tháo lắp (Nguồn: Internet)

Sự lão hóa

Tuổi tác, quá trình lão hóa khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hơn, trong đó có tuyến nước bọt. Quá trình sản xuất và tiết nước bọt ngày càng ít, khiến miệng bị khô. Điều này khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển, gây hôi miệng. Hiện tượng cũng xảy ra tương tự với những người bị viêm tuyến nước bọt hay thường xuyên dùng thuốc tây. 

Sự lão hóa (Nguồn: Internet)
Sự lão hóa (Nguồn: Internet)

Các bệnh về răng miệng

Bất kỳ bệnh răng miệng nào cũng có thể gây hôi miệng, từ sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, áp xe chân răng đến cao răng quá dày. Đặc biệt, viêm lợi có xuất huyết, chảy mủ sẽ khiến hôi miệng càng nghiêm trọng hơn. Hôi miệng do bệnh răng miệng thường có mùi tanh của mủ và máu. Vị giác cũng bị ảnh hưởng, người bệnh có thể cảm thấy vị đắng nhẹ ở đầu lưỡi và mất đi sự ngon miệng.

Các bệnh lý về răng miệng (Nguồn: Internet)
Các bệnh lý về răng miệng (Nguồn: Internet)

Bệnh về đường tiêu hóa

Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày thường bị hôi miệng. Nguyên nhân là do thức ăn, axit và dịch vị trong dạ dày thoát ra ngoài qua đường miệng, khiến nước bọt có mùi. Đây là điều hiển nhiên nhưng rất ít người biết và quan tâm. Chính điều này khiến tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. 

Bệnh về đường tiêu hóa (Nguồn: Internet)
Bệnh về đường tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Bệnh về đường hô hấp

Hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu của một bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng, nhiễm trùng phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Nó gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi khó chịu cho hơi thở và nước bọt. Dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì cũng không tránh khỏi mùi khó chịu này. 

Bệnh về đường hô hấp (Nguồn: Internet)
Bệnh về đường hô hấp (Nguồn: Internet)

8 Cách chữa nước bọt có mùi hôi hôi dứt điểm

Để tuyến nước bọt hoạt động khỏe mạnh, không có mùi khó chịu, bạn cần có một sức đề kháng tốt. Hãy ăn uống lành mạnh, tập thể dục, uống nhiều nước. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để cải thiện tình trạng nước bọt có mùi hôi.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su không đường vào bữa sáng là cách làm nước bọt hết hôi đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Khi nhai kẹo, tuyến nước bọt sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nhai kẹo trong khoảng 15 phút sau mỗi bữa ăn. Không nên lạm dụng vì có thể khiến hôi miệng nặng hơn. 

Nhai kẹo cao su (Nguồn: Internet)
Nhai kẹo cao su (Nguồn: Internet)

Thay đổi kem đánh răng

Mảng bám là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng và tiết nước bọt. Tuy nhiên, nhiều người vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn gặp phải hiện tượng này. Có thể là do kem đánh răng bạn đang dùng không phù hợp. 

Hãy thử đổi sang loại kem đánh răng khác có chứa hàm lượng fluor cao hơn. Sản phẩm sẽ giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn, giúp hàm răng trắng sáng và giảm ê buốt. Bạn nên chọn kem đánh răng đến từ thương hiệu uy tín trên thị trường như Sao Thái Dương, P/S… để đảm bảo chất lượng. 

Thay đổi kem đánh răng(Nguồn: Saothaiduong) 
Thay đổi kem đánh răng (Nguồn: Saothaiduong)

Súc miệng bằng muối và chanh

Chanh và muối là nguyên liệu quen thuộc với nhiều công dụng, trong đó có làm trắng răng, giúp hơi thở thơm tho. Chính vì vậy, súc miệng bằng hỗn hợp chanh và muối là cách hiệu quả để khắc phục hơi thở có mùi khó chịu sau khi ngủ dậy. 

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần vắt một quả chanh vào 200ml nước ấm, cho một thìa cà phê muối vào. Hòa tan hỗn hợp và súc miệng trong khoảng 30 giây. Axit trong chanh sẽ giúp kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, từ đó loại bỏ mùi. 

Súc miệng bằng muối và chanh (Nguồn: Internet)
Súc miệng bằng muối và chanh (Nguồn: Internet)

Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ giúp bạn khắc phục và phòng ngừa tình trạng nước bọt có mùi hôi. Để chăm sóc răng đúng cách, bạn cần thực hiện các bước sau: 

  • Đánh răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn. Khi đánh răng, cần chú ý chải đều các mặt của răng, đặc biệt là mặt trong và mặt nhai. 
  • Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận. Nên dùng chỉ nha khoa hàng ngày, sau mỗi bữa ăn.
  • Vệ sinh lưỡi cẩn thận bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn ít nhất 1 lần/ngày. 

Tham khảo thêm: Top 12 loại nước súc miệng diệt khuẩn được chuyên gia khuyên dùng

Vệ sinh răng miệng kỹ càng (Nguồn: Internet)
Vệ sinh răng miệng kỹ càng (Nguồn: Internet)

Chữa trị sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, gây ra các lỗ sâu trên răng. Khi răng bị sâu, các vi khuẩn sẽ tích tụ và sinh sôi trong các lỗ sâu này, tạo ra mùi hôi khó chịu. Do đó, việc chữa trị sâu răng là cách chữa nước bọt có mùi hôi hiệu quả. Hiện nay có 4 phương pháp điều trị sâu răng chính là: đánh bóng răng, trám răng, đục tủy răng, nhổ răng. Tùy thuộc vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

Chữa trị sâu răng  (Nguồn: Internet)
Chữa trị sâu răng  (Nguồn: Internet)

Cách làm nước bọt hết hôi bằng cách điều trị viêm nướu

Viêm nướu là một bệnh lý răng miệng phổ biến, gây ra sưng đỏ, chảy máu nướu và hôi miệng. Để hạn chế hơi thở có mùi, bạn cần chữa khỏi viêm nướu. Có nhiều phương pháp điều trị viêm nướu, bao gồm chăm sóc răng miệng sạch sẽ, dùng các nguyên liệu tự nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong trường hợp viêm nặng. 

Cạo vôi răng định kỳ

Cạo vôi răng định kỳ giúp loại bỏ mảng bám, cải thiện tình trạng hôi miệng. Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn. Tuy nhiên, sau khi lấy cao răng, bạn có thể cảm thấy ê buốt nhẹ, tình trạng này sẽ hết sau vài ngày. Theo các chuyên gia, bạn nên cạo vôi răng 6 tháng một lần. 

Việc cạo vôi răng, đánh bóng định kỳ(Nguồn: Internet)
Việc cạo vôi răng, đánh bóng định kỳ (Nguồn: Internet)

Thay đổi thực đơn ăn uống – Cách chữa nước bọt có mùi hôi hiệu quả

Ngoài thực hiện các biện pháp trên, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Một số thực phẩm nặng mùi có thể khiến tuyến nước bọt có mùi hôi. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn cải thiện mùi khó chịu từ thực đơn ăn uống hàng ngày: 

  • Thường xuyên ăn các loại rau củ quả tươi giòn như táo, lê, cà rốt, dưa chuột, rau diếp,… 
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như trái cây, rau xanh, các loại hạt,…  
  • Ăn các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất như sữa, phô mai, trứng,… 
  • Uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. 
  • Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, cà phê, rượu bia,… 
Thay đổi thực đơn ăn uống (Nguồn: Internet)
Thay đổi thực đơn ăn uống (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nước bọt có mùi hôi. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức bổ ích nhất. Qua đó, bạn có cho mình phương pháp chăm sóc và bảo vệ hàm răng chắc khỏe hơn.  

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799