Tần giao: Vị thuốc trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc và nhiều tác dụng khác

Hình ảnh cây Tần giao
5/5 - (1 bình chọn)

Tần giao là dược liệu có khả năng giúp máu lưu thông, giảm đau, lợi đại tiện, chữa da vàng, ho sốt, xương khớp đau nhức,..Vậy cây Tần giao có những đặc điểm gì, được ứng dụng vào các bài thuốc như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Giới thiệu về cây Tần giao

  • Tên khoa học: Justicia gendarussa.
  • Tên tiếng Việt: Thanh táo, Tần cửu, Tần qua, Thuốc trặc, Trường sơn cây, Tu huýt, Bơ chầm phòn (Thái).
  • Phân loại khoa học:
    • Giới Plantae
    • Bộ Lamiales
    • Họ Acanthaceae (Họ Ô mô)
    • Chi Justicia
    • Loài J. gendarussa
  • Mô tả cây Tần giao:
    • Cây nhỏ cao chừng 1 – 1,5m. Cành nhẵn, màu tím sẫm hay xanh lục.
    • Lá mọc đối, mang cuống ngắn, phiến là hình mác thuôn hẹp, dài 4 – 14cm, rộng 1 – 2cm, mép nguyên.Mặt lá nhẵn có gân màu tím hay xanh.
    • Cụm hoa màu trắng hay hơi điểm hồng, có những đốm tía mọc thành bông hẹp ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn.
    • Quả nang nhẵn dài 12mm, hình đinh, bên trong quả có chứa hạt.
  • Sinh thái:
    • Mọc hoang và được trồng tại Trung Quốc, sau phát triển qua các nước khác.
    • Ở Việt Nam, Tần giao mọc hoang dọc các bờ khe suối ngoài cửa rừng.
    • Tần giao là cây ưa ẩm và ưa sáng, có thể chịu được bóng và ngập úng tạm thời, thích nghi với đất có thể hơi chua, đất pha cát, màu mỡ.
    • Mùa hoa quả vào tháng 2 – 6.
  • Phân bố Trên thế giới: Tập trung tại các nước như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, Ấn Độ.
  • Phân bố tại Việt Nam: Cây tập trung phân bố tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình. Ngoài ra, còn được trồng làm cảnh ở các vườn hoa tại các tỉnh đồng bằng, trung du nước ta.
  • Bộ phận dùng: Thường dùng rễ, vỏ thân và vỏ rễ, lá tươi hay khô của cây.
Hình ảnh cây Tần giao
Hình ảnh cây Tần giao

Tác dụng của Tần giao

Theo y học hiện đại

Rễ cây Tần giao có tác dụng chống viêm mạnh mẽ do gentianine A, giúp giảm đau, hạ sốt, và có tác dụng an thần. Ngoài ra, cây Tần bì còn có khả năng tăng đường huyết, giảm huyết áp, và ổn định nhịp tim.

Xem thêm:

Theo y học cổ truyền

  • Theo y học cổ truyền, cây Tần giao có vị đắng và tính mát, có khả năng khu phong, trừ thấp, giúp giảm sưng, tiêu sưng, giảm đau.
  • Rễ và thân cây Tần giao được sử dụng trong việc điều trị đau nhức xương khớp, tê nhức ở chân tay, và nhiều bệnh khác như: vàng da, ho, sốt, rôm sẩy.
  • Trong y học Trung Quốc, nước sắc từ rễ cây Tần bì được sử dụng để điều trị tiểu buốt, giảm sốt, giảm đau, và trị thấp khớp, mụn nhọt, cũng như điều trị tiêu chảy. Ở Thái Lan, rễ của cây Tần bì được dùng để điều trị tiểu buốt, tiêu chảy, và bị rắn cắn.

Thu hái, chế biến Tần giao dược liệu

Thu hái

Thu hoạch quanh năm, tốt nhất là vào các tháng 7 – 8.

Dược liệu Tần giao sau được thu hái và chế biến
Dược liệu Tần giao sau được thu hái và chế biến

Chế biến

Sau khi thu hoạch, đem dược liệu rửa sạch để tới khô, ủ mềm, sau thái lát dày, phơi khô.

Bảo quản

Để dược liệu ở nơi khô thoáng, tránh mốc mọt

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính gồm: Glucozo, Alkaloid, Gentianide, Gentianin A, B, C…, tinh dầu bay hơi.

Một số bài thuốc sử dụng Tần giao

Ngày dùng 6 – 12g, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Ngoài ra Tần giao còn được ứng dụng trong một số bài thuốc sau:

Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm

Rễ Tần giao, Miết giáp, Địa cốt bì, Sài hồ, mỗi vị 10g; Đương quy, Tri mẫu, mỗi vị 5g; Thanh cao, Ô mai, mỗi vị 4g. Sắc uống trong ngày.

Chữa phong thấp, chân tay tê bại

Rễ Tần giao, Dây chiều, rễ Hoàng lực, rễ Gai tầm xoọng, mỗi vị 20g; củ Cốt khí, rễ Thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa vết thương chảy máu, nhọt lở thối loét, khó liền miệng

Lá Tần giao, lá Mỏ quạ, lượng bằng nhau. Rửa các vị với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt. Thay thuốc hằng ngày. Kết hợp uống nước sắc Bạch chỉ nam, Kim ngân hoa, Bồ công anh, mỗi vị 1 nắm và ăn rau muống hằng ngày.

Bài thuốc sử dụng Tần giao
Bài thuốc sử dụng Tần giao

Chữa bong gân, sai khớp

Tần giao 20g, Lá diễn tươi 50; Cốt toái bổ, Xuyên tiêu, Trạch lan, mỗi vị 20g. Sắc uống, ngày 1 thang dùng khi lúc nước còn ấm.

Thuốc bó gãy xương

Lá Tần giao, vỏ Cây gáo, mỗi vị 30g; gà con 1 con, cơm nếp vừa đủ, giã nát, thêm ít rượu, đắp bó, nẹp bằng thân cây mía dò.

Chữa sản phụ ra máu sẫm, mắt mờ, choáng váng

Tần giao, Mần tưới, Cỏ mầu trầu, mỗi vị 20 – 30g. Sắc uống trong ngày.

Chữa bệnh viêm tinh hoàn

Rễ Tần giao, rễ Sưng, rễ Bấn trắng, rễ Vậy đỏ, mỗi vị 1 nắm. Sắc uống trong ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc Tần giao

  • Cần thận trọng khi sử dụng Tần giao khi tươi, thường bị nôn.
  • Không cho người có thể trạng yếu, suy nhược, tiêu chảy sử dụng vị thuốc.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng vị thuốc này.
  • Người bị dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của Tần giao không nên sử dụng.
  • Người tỳ vị, hư hàn không nên sử dụng Tần giao.
  • Nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi sử dụng vị thuốc Tần giao để đạt hiệu quả cao nhất và an toàn sức khỏe khi dùng.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Hồng Đức.
  2. Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học.
  3. Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược.
  4. Trường Đại Học Dược Hà Nội – Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển (2021), Dược lý dược cổ truyền, NXB Y Học.
Ngày viết:
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799