Tang Bạch Bì có tác dụng gì? Bài thuốc quý, Lưu ý cần biết

Tang bạch bì là vỏ rễ cây dâu tằm sau khi phơi hoặc sấy khô. Vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, không có độc, quy vào kinh phế nên thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hô hấp.Trong dân gian, Tang bạch bì còn được dùng để chữa rụng tóc, làm chắc tóc, đen tóc. Vậy Tang bạch bì có tác dụng gì? Có thực sự lành tính không? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.

Giới thiệu về Tang bạch bì

  • Tên khoa học: Cortex Mori Albae Radicis
  • Tên tiếng việt: Vỏ rễ của cây dâu tằm, Tầm tang, Mạy môn, Tang căn bạch bì.
  • Phân loại khoa học: Họ: Moraceae (Dâu tằm).
  • Mô tả dược liệu:
    • Tang bạch bì là phần vỏ của cây dâu tằm. Mảnh vỏ rễ dạng hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, mặt ngoài vỏ có màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

Xem thêm mô tả cây Hương nhu

  • Sinh thái:
    • Loài dâu tằm thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau. Các giống trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số vùng Ấn Độ có thể thích nghi với điều kiện của vùng ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới, mùa đông có băng giá.
    • Đối với giống trồng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á lại thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm.
    • Mùa hoa quả vào tháng 5 – 7.
  • Phân bố trên thế giới: Phân bố chủ yếu tại Trung Quốc
  • Phân bố tại Việt Nam: Tập trung ở vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ.
  • Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi sấy khô của cây Dâu Tằm.
Cây dâu tằm
Cây dâu tằm

Tác dụng của Tang bạch bì

Theo y học cổ truyền

Tang Bạch Bì có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm các triệu chứng như sưng phù, ho khó thở do nhiệt độ phế nhiệt và các triệu chứng khác như sốt và sưng phù mặt.

Xem thêm: Thục địa: Vị thuốc bổ thận, dưỡng huyết, và nhiều tác dụng khác

Theo y học hiện đại

  • Tác dụng lợi tiểu: Tang Bạch Bì đã được thử nghiệm trên thỏ và đã cho thấy rằng nó có khả năng tăng lượng nước tiểu sau khi thỏ uống nó. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ kéo dài trong khoảng 6 giờ sau khi uống, sau đó lượng nước tiểu trở lại bình thường
  • Tác dụng hạ áp: Các nghiên cứu cho thấy rằng vỏ rễ cây dâu có khả năng hạ áp, nhưng tác dụng này diễn ra chậm và không nhanh chóng.
  • Tang Bạch Bì cũng có tác dụng chống co giật nhẹ, làm giảm nhiệt, có tác dụng an thần và giảm đau. Ngoài ra, thuốc sắc tang bạch bì còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh như lỵ Flexner, nấm tóc, trực khuẩn thương hàn và tụ cầu vàng. Các chiết xuất từ tang bạch bì có thể có tác dụng trong việc ức chế tế bào ung thư tử cung chủng JTC-28.”
Tác dụng của Tang bạch bì
Tác dụng của Tang bạch bì

Thu hái, chế biến dược liệu Tang bạch bì

Thu hái

Thu hái vỏ rễ thường thu vào cuối thu.

Chế biến

Đào lấy rễ ngầm dưới đất, cạo bỏ rễ thô nâu bên ngoài bóc lấy phần vỏ trong màu trắng ngà, rửa sạch phơi hay sấy khô làm thuốc. Dùng sống hoặc tầm mật sao (Tang bạch bì xé nhỏ tẩm mật sao lửa nhỏ (văn hỏa) cho đến khi khô không dính tay là được), có tác dụng nhuận phế.

Bảo quản

Để dược liệu nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

Vỏ rễ phơi sấy khô của cây Dâu Tằm.
Vỏ rễ phơi sấy khô của cây Dâu Tằm.

Thành phần hóa học

  • Các thành phần chính trong Tang bạch bì tằm là flavonoid và stillben. Ngoài ra còn có các hợp chất phenol đơn giản, triterpenoid, carotenoid, coumarin…
  • Vỏ rễ có các prenyl flavonoid (mulberrin (0,15%), mulberrochromen (0,2%), cyclomulberrin, cyclomulberrochromen, morusin, moracin A-M), coumarin (scopoletin, umbelliferon), stilben (resveratrol, oxy-trans resveratrol).
  • Theo sách của Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong rễ cây có: acid hữu cơ, tanin, pectin và beta-amyrin, rất ít tinh dầu.

Công dụng của Tang bạch bì

  • Tang bạch bì chữa phế nhiệt, ho có đờm, hen suyễn, khải huyết, trẻ con ho gà, phù thũng, băng huyết, sốt, cao huyết áp, bụng chướng to, tiểu tiện không thông.
  • Ở Trung Quốc, người ta thường dùng Tang bạch bì làm thuốc long đờm, chống viêm, lợi tiểu, chữa cao huyết áp (phối hợp với một số dược liệu khác), ho, hen phế quản và viêm phế quản.
  • Tang bạch bì cải thiện tình trạng rụng tóc, tóc thưa và các vấn đề về hói đầu nhờ vào việc thúc đẩy sự phát triển của tóc. Trên thực tế, tang bạch bì thường được dùng kết hợp với các dược liệu khác trong sản phẩm dầu gội đầu nhằm thúc đẩy quá trình mọc và phát triển của tóc con. Điển hình là sản phẩm dầu gội dược liệu Thái dương 3, có tác dụng:
    • Cung cấp dưỡng chất bảo vệ và bù đắp những hư tổn cho tóc.
    • Bổ sung dầu Argan giúp tóc khỏe mạnh, mềm mại, óng ả, suôn mượt từ gốc đến ngọn, kéo dài thời gian trẻ đẹp của tóc.

Một số bài thuốc sử dụng dược liệu Tang bạch bì

Ngày dùng 4 – 12g, có khi dùng đến 20 – 40g dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Tang bạch bì còn được sử dụng trong các bài thuốc dưới đây:

Chữa sưng phổi, trẻ ho gà, sốt, đờm suyễn

Tang bạch bì (phần non ở dưới đất, bỏ lớp vỏ ngoài, lấy lớp vỏ trắng ở trong, tẩm mật sao qua), Ngưu tất, Mạch môn, mỗi vị 10g, Xuyên tâm liên 5g. Đem sắc uống.

Chữa các bệnh về tóc

  • Tang bạch bì được giã dập, ngâm dược liệu được giã trong nước, đun sôi nửa giờ, sau đó lọc lấy nước gội đầu chữa rụng tóc.
  • Tang bạch bì cạo bỏ vỏ vàng, ngâm trong nước, nấu sôi 5 đến 6 dạo, bỏ lớp bã đi rồi dùng gội đầu thì tóc luôn luôn bền chặt.
  • Tang bạch bì, lá Trắc bá, mỗi dược liệu 1 lạng, nấu nước tắm gội trị tóc trên đầu không mọc được – lá Dâu và lá Vừng khối lượng hai vị bằng nhau, đổ nước vo gạo vào, nấu lên rồi dùng để gội đầu 7 lần thì tóc dài được vài thước.
  • Dầu mè cùng nấu với lá Dâu, sau khi nấu bỏ lá Dâu đi, xát vào thường ngày, lâu lâu tóc mọc tốt như mây.
  • Tang bạch bì thường có trong các sản phẩm dầu gội đầu thảo dược để chữa rụng tóc, làm chặt tóc, mọc tóc, đen tóc.

Chữa chứng cứng sần không có mủ (Hải Thượng Lãn Ông)

Tang bạch bì phơi khô trong râm, tán nhỏ, nấu thành cao rồi hòa với nước để bôi.

Chữa ho lâu năm

Tang bạch bì 10g và vỏ rễ Chanh 10g. Sắc uống trong ngày.

Chữa ho, viêm họng

Vỏ trắng rễ Dâu 10g; Bách bộ (bỏ lõi sao vàng) 10g, Mạch môn 10g, vỏ Quýt 5g, Xạ can 5g, Cam thảo dây 5g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngâm 4 – 5 lần, mỗi lần một phiến. Hoặc dạng cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa cả phê.

Tang bạch bì trong các bài thuốc chữa bệnh
Tang bạch bì trong các bài thuốc chữa bệnh

Chữa viêm phế quản mạn tính

Tang bạch bì 16g, Mạch môn 16g, Rau má 16g, Bách bộ 10g, Trần bì 6g, Bán hạ chế 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, uống trong thời gian dài.

Chữa ho ra máu

Tang bạch bì 12g, Thiên môn 12g, Cúc hoa 12g, Cỏ nhọ nồi 12g, Mạch môn 12g, quả Dành dành 12g, Sinh địa 12g, Trắc bách diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho gà

Tang bạch bì 12g, Mạch môn 12g, Bách bộ 10g, Rau sam 10g, Húng chanh 10g. Sắc uống ngày một thang, uống liên tục 15 – 30 ngày. Hoặc chế thành siro, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh, trẻ em giảm ½ liều.

Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc Tang bạch bì

  • Không dùng Tang bạch bì cho người bị hen suyễn và ho do phổi bị nhiễm lạnh (phế hàn).
  • Dược liệu này có tính hàn nên không được sử dụng cho người bị chứng phế hàn và cần tránh dùng trong thời gian dài.
  • Để hạn chế các tình huống rủi ro, nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi áp dụng bài thuốc từ vỏ rễ cây dâu.
Tang bạch bì không được sử dụng cho người bị hen suyễn và ho do phổi bị nhiễm lạnh
Tang bạch bì không được sử dụng cho người bị hen suyễn và ho do phổi bị nhiễm lạnh

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.65-66)
  2. Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học. (tr.49)
  3. Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược. (tr.55-56)
4.5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết mới nhất
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799