14 Thảo dược trị hôi miệng tại nhà hiệu quả, an toàn và dễ tìm

Trị hôi miệng bằng thảo dược là có hiệu quả
5/5 - (2 bình chọn)

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng đến giao tiếp và tâm lý của người mắc. Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, nhiều người cũng lựa chọn các biện pháp dân gian, trong đó có dùng thảo dược trị hôi miệng. Vậy những loại cây nào giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi? Bài viết dưới đây, Sao Thái Dương sẽ giới thiệu đến bạn 14 thảo dược chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả nhất. 

Hôi miệng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ khoang miệng. Mùi hôi có thể xuất hiện khi nói, cười, thở ra hoặc thậm chí không làm gì cả. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến là người trung niên, người hay hút thuốc lá, uống rượu bia, người mắc các bệnh lý. 

Hơi thở có mùi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm: 

  • Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng.
  • Các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng… cũng có thể khiến hơi thở có mùi. 
  • Một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận…. khiến cơ thể sản sinh ra các chất có mùi hôi. 
  • Một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thực phẩm có mùi… là nguyên nhân gây mùi. 

Hôi miệng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh, khiến họ cảm thấy xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tâm như lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến công việc của người bệnh, khiến họ bị đánh giá thấp, đồng nghiệp xa lánh. 

Để điều trị hôi miệng, cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vệ sinh răng miệng kém, cần chăm sóc đúng cách, bao gồm đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Còn do các bệnh lý răng miệng hoặc toàn thân, cần điều trị các bệnh lý này. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách trị hôi miệng khác như sử dụng thảo dược trị hôi miệng, thực phẩm trị hôi miệng, nước súc miệng, kem đánh răng,….

Hôi miệng khiến người mắc tự ti, ngại giao tiếp
Hôi miệng khiến người mắc tự ti, ngại giao tiếp (Nguồn: Internet)

14 loại thảo dược trị hôi miệng cực kỳ hiệu quả và dễ tìm

Hôi miệng không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong nhà như bạc hà, cam thảo, lá ổi… Chúng đều an toàn, lành tính và hiệu quả trong điều trị hôi miệng. 

Tham khảo thêm: [TOP 7] Cách chữa hôi miệng bằng phương pháp dân gian hiệu quả

Dùng thảo dược hương nhu

Hương nhu là một trong những loại thảo dược có tác dụng trị hôi miệng được nhiều người tin dùng. Chúng có vị cay, tính ấm, không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, hương nhu chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như Carvacrol, Thymol, Humulene, Trans Bergamotene,… Các hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, cải thiện tình trạng sâu răng cửa, viêm nướu, viêm nha chu. Từ đó, mang đến cho bạn hơi thở thơm mát, tự tin hơn. 

Cách làm:

  • Rửa sạch 10g lá hương nhu khô hoặc 20g lá tươi.
  • Cho lá hương nhu vào nồi cùng với nước, đun sôi trong 5-10 phút.
  • Chắt lấy nước, để nguội rồi dùng để súc miệng ngày 2-3 lần.
Dùng thảo dược hương nhu để chữa hôi miệng
Dùng thảo dược hương nhu để chữa hôi miệng (Nguồn: Internet) 

Thảo quả –  thảo dược chữa hôi miệng

Thảo quả là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng với sức khỏe răng miệng. Nó chứa các hoạt chất như tinh dầu thảo quả, beta-caryophyllene, eugenol,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch khoang miệng. Các hoạt chất này có tác dụng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, từ đó giúp giảm mùi hôi miệng hiệu quả. 

Cách làm: 

  • Rửa sạch 10g thảo quả khô.
  • Cho thảo quả khô vào nồi cùng với nước, đun sôi trong 5-10 phút.
  • Sử dụng nước thảo quả để súc miệng hàng ngày sau bữa ăn. 
  • Ngoài cách trên, bạn có thể ngậm lá thảo quả khô trong miệng 15 phút hoặc pha trà để uống hàng ngày. 
Thảo quả - thảo dược trị hôi miệng
Thảo quả – thảo dược chữa hôi miệng (Nguồn: Internet)

Trị hôi miệng bằng thảo dược với lá bạc hà

Bạc hà là loại thảo dược quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ ẩm thực đến y học. Trong đó, bạc hà được biết đến với khả năng khử mùi. Thảo dược này chứa menthol, một hoạt chất có khả năng sát khuẩn, giảm đau và khử mùi. Menthol giúp diệt vi khuẩn, virus gây các bệnh lý về răng miệng, cho răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, lá bạc hà có mùi thơm dễ chịu, giúp khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. 

Cách làm: 

  • Chuẩn bị 5-7 lá bạc hà, rửa sạch với nước. 
  • Để ráo, cho lá bạc hà vào miệng với vài hạt muối trắng. 
  • Nhai nát. 
  • Ngậm trong miệng khoảng 15 phút. 
  • Súc miệng lại với nước. 

Xem thêm: [Top 4] Thuốc chữa hôi miệng lâu năm hiệu quả

Trị hôi miệng bằng lá bạc hà
Trị hôi miệng bằng lá bạc hà (Nguồn: Internet)

Trà xanh – Thảo dược trị hôi miệng hiệu quả cao

Là một loại thảo dược phổ biến, trà xanh không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn giúp trị hôi miệng. Nguyên nhân là do trong lá trà xanh chứa hàm lượng cao hoạt chất polyphenol, có khả năng chống oxy hóa và khử mùi tốt. Chất này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng nướu, áp xe chân răng, giúp khoang miệng sạch sẽ, thơm tho. 

Cách làm: 

  • Chuẩn bị 20 lá trà xanh, rửa sạch. 
  • Cho lá trà vào ấm với 500ml nước, đun sôi. 
  • Để nguội, sau đó chắt lấy nước để súc miệng. 
  • Thực hiện đều đặn 2-3 lần một ngày sau ăn để đạt kết quả tốt nhất. 
Trà xanh
Trà xanh (Nguồn: Internet)

Điều trị hôi miệng bằng gừng

Gừng là một loại gia vị, thảo dược phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ngoài những công dụng quen thuộc như giải cảm, trị ho,… gừng còn có tác dụng chữa hôi miệng. Gừng chứa zingiberen, curcumen, tinh dầu, các hợp chất ancol geraniol, linalool, borneol, zingerone, gingerol… Chúng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng và đường tiêu hóa. Từ đó loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng. Ngoài ra, gừng giúp trung hòa axit trong dạ dày, cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày

Cách làm: 

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng rồi đun với nước.
  • Đợi nước gừng nguội thì dùng để súc miệng mỗi ngày 2-3 lần. 
Điều trị hôi miệng bằng gừng
Điều trị hôi miệng bằng gừng (Nguồn: Internet)

Chữa hôi miệng bằng lá và hạt thì là

Thì là là một loại rau thơm quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, nó còn được biết đến với khả năng trị hôi miệng. Thì lá kích thích sản xuất nước bọt, giúp làm sạch răng miệng, giảm tích tụ thức ăn thừa và ngăn mùi khoang miệng. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu. 

Cách làm: 

  • Lấy một nắm lá thì là, rửa sạch với nước muối loãng. 
  • Cắt nhỏ.
  • Cho vào miệng và nhai kỹ. 
  • Ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 5 phút thì súc miệng lại với nước. 
Chữa hôi miệng bằng lá và hạt thì là
Chữa hôi miệng bằng lá và hạt thì là (Nguồn: Internet)

Cam thảo – thảo dược có công dụng trị hôi miệng

Cam thảo là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt nhẹ, thơm nên thường được đun thành các loại nước để uống và giải nhiệt. Uống nước này hàng ngày sẽ giúp cải thiện chứng khó tiêu, trào ngược thực quản, làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, ợ chua. Ngoài ra, rễ cam thảo chứa glycyrrhizin có tác dụng chống viêm, hạn chế nhiễm khuẩn khoang miệng. Từ đó, cải thiện các bệnh lý khiến hơi thở có mùi. 

Cách làm: 

  • Rửa sạch 10g cam thảo khô.
  • Cho cam thảo vào ấm trà, đổ nước sôi vào và ủ trong khoảng 10 phút.
  • Lọc bỏ bã cam thảo, thêm đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều cho tan.
  • Thưởng thức trà cam thảo nóng hoặc nguội.
Cam thảo có công dụng trị hôi miệng
Cam thảo có công dụng trị hôi miệng (Nguồn: Internet)

Trị hôi miệng bằng thảo dược húng chanh

Lá húng chanh từ lâu đã trở thành một loại thảo dược, gia vị được nhiều người sử dụng để cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Trong húng chanh chứa vitamin A, vitamin C, giúp tăng sức đề kháng, giảm nhiễm trùng đường hô hấp, phòng ngừa viêm họng, hôi miệng

Cách làm: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh tươi và rửa sạch. 
  • Cho lá húng chanh vào ấm trà, đổ nước sôi vào và ủ trong khoảng 10 phút.
  • Lọc bỏ bã, thêm đường hoặc mật ong vào khuấy cho tan. 
  • Uống trà nóng hoặc lạnh tùy thích. 
Trị hôi miệng bằng thảo dược húng chanh
Trị hôi miệng bằng thảo dược húng chanh (Nguồn: Internet)

Bí quyết chữa hôi miệng từ lá bàng

Theo Đông y, lá bàng có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa. Nhờ những đặc tính này, lá bàng được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh, trong đó có hôi miệng. Hơn nữa, lá bàng còn lợi tiểu, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện hơi thở có mùi. 

Cách làm: 

  • Rửa sạch 2-3 lá bàng tươi. 
  • Cho vào nồi cùng với 200ml nước, đun sôi trong 5 -10 phút.
  • Chắt lấy nước, để nguội và uống hàng ngày. 

Lưu ý: Không sử dụng quá nhiều lá bàng. Vì nó có thể làm kích ứng niêm mạc miệng, gây ra các triệu chứng như đau rát, sưng đỏ, viêm họng… Bạn chỉ nên uống khoảng 200-300ml nước lá bàng mỗi ngày. 

Bí quyết chữa hôi miệng từ lá bàng
Bí quyết chữa hôi miệng từ lá bàng (Nguồn: Internet)

Quế thanh – thảo dược trị hôi miệng quen thuộc

Quế thanh (hay còn gọi là quế chi, quế hồi) bị nhiều người lầm tưởng sẽ gây hôi miệng vì mùi đặc trưng của nó. Thực tế thì ngược lại, sử dụng quế thanh đúng cách có thể loại bỏ mùi hôi miệng nhanh chóng. Trong thảo dược này chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây mùi, giảm viêm nướu, sâu răng

Cách làm: 

  • Pha 1 muỗng cà phê bột quế với 200ml nước ấm. 
  • Khuấy đều rồi súc miệng trong vòng 2 phút. 
  • Ngoài ra, bạn có thể ngậm một miếng quế thanh và nhai nhẹ trong vòng 1-2 phút cũng có hiệu quả tương tự. 
Thảo dược quế thanh
Thảo dược quế thanh (Nguồn: Internet)

Ngò gai – Thảo dược trị hôi miệng dễ tìm

Ngò gai hay còn gọi là mùi tàu, một loại rau thơm quen thuộc trong các món phở, bún… của người Việt. Ngoài hương vị thơm ngon, ngò gai còn được dùng để trị hôi miệng. Nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu là do vi khuẩn trong khoang miệng phân hủy thức ăn thừa, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi. Chất diệp lục trong loại rau thơm này có khả năng khử mùi hôi, vô hiệu hóa vi khuẩn và trung hòa các hợp chất lưu huỳnh.

Cách làm: 

  • Chuẩn bị 10-20 lá ngò gai. 
  • Rửa sạch và để ráo nước. 
  • Nhai trực tiếp một vài lá ngò gai sau bữa ăn. 
Ngò gai trị hôi miệng
Ngò gai trị hôi miệng (Nguồn: Internet)

Đinh hương – Thảo dược trị hôi miệng được đánh giá cao

Đinh hương là một loại gia vị phổ biến, có vị ngọt cay, mùi thơm và tính nóng. Nó chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe, bao gồm: vitamin B, C, D, E, K, cùng canxi, photpho, kẽm, kali… Đặc biệt trong đinh hương chứa eugenol, có tác dụng diệt khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng như Streptococcus mutans, Fusobacterium nucleatum…

Cách làm: 

  • Chuẩn bị 5-6g đinh hương khô. 
  • Đinh hương rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi với 200ml nước. 
  • Để nguội và dùng súc miệng. 
Đinh hương
Đinh hương (Nguồn: Internet)

Lá cây trị hôi miệng hiệu quả – Lá ổi

Lá ổi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như giảm đau, trị tiêu chảy,… Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá ổi còn có tác dụng trị hôi miệng rất tốt. Nhờ chứa các thành phần chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, lá ổi có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Ngoài ra, lá ổi còn giúp làm sạch mảng bám trên răng, duy trì nướu răng khỏe mạnh. 

Cách làm: 

  • Rửa sạch 1 nắm lá ổi non.
  • Cho lá ổi vào nồi cùng với một ít muối và đun sôi trong 10 phút.
  • Lọc lấy phần nước và dùng để súc miệng sau khi đánh răng.

Lưu ý: Không sử dụng lá ổi cho những người có tiền sử bệnh dạ dày. Vì trong nó có chứa tanin, một chất có thể làm kích ứng dạ dày, gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Lá ổi giúp điều trị hôi miệng hiệu quả
Lá ổi giúp điều trị hôi miệng hiệu quả (Nguồn: Internet)

Trị hôi miệng bằng thảo dược có thực sự hiệu quả không?

Câu trả lời là có. Từ xa xưa, việc sử dụng thảo dược để chữa hôi miệng đã được lưu truyền trong dân gian. Thảo dược có nhiều hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, thảo dược còn có tác dụng tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể gây hôi miệng.

Tác dụng của thảo dược thường chậm, cần thời gian dài để phát huy hiệu quả. Hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ hôi miệng, nguyên nhân gây hôi miệng, cách thức sử dụng. 

Tóm lại, phương pháp chữa hôi miệng bằng thảo dược được đánh giá là an toàn, hiệu quả với các trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp hôi nặng, cần kết hợp các biện pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trị hôi miệng bằng thảo dược là có hiệu quả
Trị hôi miệng bằng thảo dược là có hiệu quả (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược trị hôi miệng

Thảo dược là một giải pháp tự nhiên được nhiều người sử dụng để chữa hôi miệng. Cách này an toàn, lành tính nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:  

  • Thực hiện đúng liều lượng và cách sử dụng được đề xuất. Mỗi loại thảo dược có liều lượng và cách sử dụng khác nhau. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Việc sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nên tìm hiểu kỹ về thảo dược và tác dụng của chúng trước khi sử dụng. Một số loại thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nguyên liệu thiên nhiên chữa hôi miệng.
  • Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi sử dụng thảo dược, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức. Và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc nhà thuốc.
Thực hiện đúng liều lượng sử dụng
Thực hiện đúng liều lượng sử dụng (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về các loại thảo dược trị hôi miệng. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng này và cách điều trị hiệu quả. Từ đó, có được hơi thở thơm tho và hàm răng chắc khỏe.

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799