[Review] Thuốc điều trị ngứa da đầu tốt nhất hiện nay

Review thuốc trị ngứa da đầu tốt nhất hiện nay
5/5 - (1 bình chọn)

Da đầu bị ngứa là tình trạng bệnh lý tại da đầu khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra các bệnh khó chữa và gây nguy hại cho da đầu. Chính vì vậy, để giải quyết nỗi lo của bạn, bài viết này sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về bệnh ngứa da đầu và các thuốc điều trị ngứa da đầu hiệu quả.

Nguyên nhân gây ngứa da đầu

Dưới đây là một số các nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da đầu:

Búi tóc quá chặt

Thói quen này sẽ làm tóc dễ gãy rụng và làm tổn hại đến nang tóc. Nếu bạn cột tóc chặt trong thời gian dài sẽ tác động xấu đến sợi tóc sau đó tác động xấu lên các dây thần kinh và cơ ở da đầu. Đây chính là lý do buộc tóc chặt khiến chị em bị tình trạng da đầu bị đau và ngứa.

Chính vì vậy nếu chị em đang có thói quen này thì hãy dừng lại, hãy thả lỏng hoặc cột hờ để không làm tổn thương tóc mà tóc vẫn gọn gàng.

Gàu gây ngứa da đầu

Gầu nhiều cũng là nguyên nhân gây ngứa
Gầu nhiều cũng là nguyên nhân gây ngứa

Gàu là tình trạng hay gặp trên da đầu do một loại nấm khuẩn tên Melissa gây ra. Nó hay phát triển trên da đầu nhiều dầu nhờn và bụi bẩn, khiến cho bạn có cảm giác ngứa da đầu, từ đó khiến cho các sợi tóc yếu và dễ rụng, bít các lỗ chân lông khiến tóc khó mọc lên.

Da đầu bị đổ dầu

Khi da đầu bị đổ dầu sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nấm khuẩn xâm nhập gây cảm giác khó chịu, tác động trực tiếp lên da đầu và mái tóc.

Da đầu bị ngứa do có chấy

Da đầu bị ngứa do có chấy đặc biệt hay gặp ở trẻ em từ 3 tuổi đến 11 tuổi đôi khi có thể thấy cả ở người lớn và người già.

Các loại bệnh có thể gặp khi ngứa da đầu và các thuốc trị ngứa đầu

Bị nấm da đầu

Triệu chứng: Tùy vào cơ địa và tác nhân nấm da đầu được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện vảy gàu, rụng tóc và có cảm giác ngứa
  • Giai đoạn 2: Cảm giác ngứa tăng lên, có thể xuất hiện mụn da đầu
  • Giai đoạn 3: Tóc rụng không kiểm soát

Thuốc điều trị:

  • Thuốc trị nấm dạng bôi

Thuốc sử dụng trực tiếp lên da đầu, giảm ngứa nhanh chóng như: Miconazole, Ketoconazole, Naftifine, Fluconazole, Clotrimazole, …. nhưng khó tiếp cận hoàn toàn tế bào nấm.

  • Thuốc trị nấm dạng uống

Thuốc trị nấm dạng uống tạo khả năng kháng nấm từ bên trong nhưng gây 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay, phát ban, …

Vảy nến

Đây là một bệnh tự miễn mãn tính với các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến: xuất hiện mảng da đỏ, óng ánh bạc, da khô, nứt nẻ, cảm giác ngứa, nóng rát, …

Thuốc dùng cho bệnh vẩy nến
Thuốc dùng cho bệnh vẩy nến

Có thể sử dụng kem, thuốc mỡ chứa các thành phần Corticosteroid, Calcipotriol, vitamin D3, Tazarotene, Tacrolimus để cải thiện triệu chứng bệnh nhẹ.

Nặng hơn người bệnh có thể dùng kết hợp steroid với calcipotriol hay dùng các thuốc dùng để trị nấm như: Terbinafine, Itraconazole tuy nhiên có tác dụng phụ đó là phát ban da hay tổn thương gan.

Bệnh viêm chân tóc

Viêm chân tóc hay chính là viêm nang lông khiến bạn bị ngứa da đầu dai dẳng mãn tính có thể gây ra suy nhược thần kinh.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh Cephalosporin, β-lactam, Amoxicillin chống nấm hay các kháng sinh Histamin, cồn Iod hỗ trợ giảm ngứa, …   tuy nhiên cần tránh lạm dụng dẫn tới kháng kháng sinh.

Dị ứng da đầu

Tình trạng này khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa khiến người bệnh khó chịu và bực dọc. Đôi khi còn bị chảy mủ và loét da đầu.

Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc như Griseofulvin, Itraconazole Terbinafine, và Fluconazole, … tuy nhiên không được dùng lâu dài vì sẽ gây tác dụng không mong muốn đó là sẽ gây tổn thương rối loạn chức năng của gan.

Bệnh viêm da tiết bã

Triệu chứng: xuất hiện gàu trên da đầu, tóc, lông mày hoặc râu, đỏ da, ngứa, …

Bệnh nhân có thể dùng kem, dầu gội hay các thuốc mỡ trị viêm: tuy nhiên nếu dùng kéo dài sẽ gây ra tác dụng phụ như mỏng da. Ngoài ra cũng có thể dùng các loại kem và chất dưỡng ẩm, thuốc kháng nấm dạng viên uống, … tuy nhiên thuốc mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh á sừng

Bệnh á sừng làm da có mảng khô, sần, bong vảy, nứt nẻ, chảy máu, ngứa rát da đầu, da đầu tổn thương. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để làm mềm tái tạo tế bào dưới da, giúp da khỏe mạnh. Hoặc cũng có thể sử dụng các thuốc uống trong giúp giải độc tiêu viêm, khử độc của gan và thải độc của thận giúp cho bệnh khỏi, tránh tái phát.

Bệnh mề đay

Mề đay khiến cho các mạch máu nhỏ bị rò rỉ, da bị sưng viêm xuất hiện các mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da.

Các thuốc dùng cho da đầu bị mề đay
Các thuốc dùng cho da đầu bị mề đay

Bệnh nhân có thể sử dụng một trong các nhóm thuốc sau đây:

  • Thuốc chống viêm đường uống (NSAID và corticosteroids): giúp cải thiện tình trạng mề đay phù mạch, giảm đau và viêm tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ không mong muốn đó là khiến bệnh nhân thiếu tập trung và buồn ngủ trong thời gian sử dụng.
  • Thuốc giảm đau (Paracetamol và NSAID): giúp giảm đau, hạ thân nhiệt.
  • Thuốc bôi: thường chứa corticoid và hoạt chất kháng histamin. Các loại thuốc nhóm này giúp giảm sưng viêm và giảm ngứa hiệu quả và an toàn cho da.

Một số lưu ý khi điều trị ngứa da đầu

  • Không lạm dụng thuốc

Khi bị ngứa da đầu, sẽ kích thích người bệnh gãi, làm tổn thương da đầu. Chính vì vậy làm da đầu bị xây xát, dễ bị tác động bởi tác nhân bên ngoài điển hình là thuốc. Người bệnh nên hạn chế sử dụng thuốc nhuộm, thuốc ép, keo xịt… để tráng làm da đầu tổn thương nặng nề thêm. Bên cạnh các thuốc bôi ngoài da thì người bệnh cũng không được làm dụng các loại thuốc uống khác. Mỗi thuốc sẽ có công dụng khác nhau tuy nhiên cũng có các tác dụng phụ khác nhau chính vì vậy nếu quá lạm dụng thuốc sẽ gây ra các hậu quả khôn lường. Đặc biệt cần phải thực sự lưu ý khi lựa chọn thuốc vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Có như vậy mới an toàn khi sử dụng và có hiệu quả tích cực cho mái tóc và da đầu.

  • Chăm sóc tóc và có chế độ sinh hoạt phù hợp

Trong quá trình điều trị các bệnh nói chung và bệnh ngứa da đầu nói riêng việc thay đổi thói quen và chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh gặp tình trạng ngứa da đầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Nên ăn khẩu phần ăn có nhiều đạm, vitamin và khoáng chất để cơ thể tăng sức đề kháng, khỏe mạnh chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải tránh một số thực phẩm, đồ uống dễ làm cho da đều bị kích ứng. Các loại thực phẩm không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng ngứa da đầu càng nặng nề hơn như đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hải sản, chất kích thích…

  • Bên cạnh đó người bị ngứa da đầu không nên đội mũ, nón quá lâu và không nên buộc tóc quá chặt sẽ làm chân tóc bí và bết dính, tác động xấu đến sợi tóc sau đó tác động xấu lên các dây thần kinh và cơ ở da đầu dễ gây viêm nhiễm da đầu.
  • Đặc biệt người bệnh cần luôn vui vẻ, thoải mái, … đây cũng là cách để để ngăn ngừa các tác nhân gây nấm, viêm nhiễm da đầu đơn giản mà hiệu quả.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Như chúng ta đều biết mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau hay mỗi loại thuốc lại có công dụng và tác dụng phụ khác nhau, chính vì vậy việc chăm sóc da đầu như thế nào là vô cùng quan trọng. Khi bệnh nhân bị ngứa da đầu, da đầu bị tổn thương sẽ rất dễ chịu tác động của các yếu tố khác do đó người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

  • Sử dụng dầu gội trị ngứa da đầu có chiết xuất từ thiên nhiên

 

Dầu gội thái dương 7 Plus

Mong rằng đó sẽ là những thông tin bổ ích cho mọi người. Chúc mọi người thành công!

Tìm hiểu thêm:

Ngày viết:
bn
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799