[TỔNG HỢP] Thuốc điều trị sạm da và những lưu ý cần biết

Sạm da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng hậu quả chung là đều khiến cho da của bạn bị xỉn màu, kém tươi tắn. Vậy sạm da là gì? Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, điều trị như thế nào để khỏi dứt điểm? Thuốc trị sạm da nào trị tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời tất cả những câu hỏi trên.

Tìm hiểu chung về sạm da

Để có thể điều trị bất cứ bệnh gì thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là hiểu rõ về chúng. Sạm da cũng không phải ngoại lệ.

Sạm da là gì?

Sạm da là tình trạng trên da xuất hiện các nốt hay mảng màu có cường độ màu đậm hơn hơn so với các vùng xung quanh.

Làn da khỏe mạnh khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì sẽ có màu sẫm đồng đều. Ở những người bị sạm da, các nốt hay các mảng màu đậm hơn rõ rệt so với những vùng xung quanh sẽ xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Sạm da có thể xảy ra trên phạm vi khu trú hoặc toàn thân. Da có thể xù xì hoặc ở thể nhẵn, hiện tượng sẫm màu có thể lan tỏa hay từng mảng, có thể có màu nâu vàng, đen hay cà phê sữa và có thể kèm theo các triệu chứng của bệnh khác nữa.

Nguyên nhân dẫn đến sạm da

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến sạm da: Do nội tiết, chuyển hóa, dinh dưỡng và do rối loạn sắc tố, di truyền.

  • Nguyên nhân do rối loạn sắc tố, di truyền

Ở bệnh nhân bị sạm da do rối loạn sắc tố, di truyền thì da của bệnh nhân sẽ có những chỗ bị đen, có thể có nhiều nốt ruồi đen, vết chàm trên các vị trí như môi, mặt ngón tay hay những vết bớt bẩm sinh trên cơ thể. Một ví dụ như ở bệnh nhân mắc u xơ thần kinh – căn bệnh di truyền nội thường xuất hiện khi bệnh nhân còn nhỏ (3 tuổi) với các biểu hiện xuất hiện các dát màu nâu, cà phê sữa hay màu vàng trên phạm vi thân thân mình, tứ chi kèm theo các biểu hiện khác như u xơ nhỏ và các triệu chứng của u tuyến cận giáp…

Nguyên nhân gây sạm da có thể do di truyền
Ảnh: Nguyên nhân gây sạm da có thể do di truyền
  • Do rối loạn nội tiết

Ở đối tượng mắc phải suy thượng thận kinh diễn hai bên, trên 90% trường hợp gặp phải sạm da. Vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường bị sạm lan tỏa không đều, da bị khô, xỉn màu, độ đàn hồi thấp và niêm mạc có màu sẫm. Những biểu hiện kèm theo khác như thường xuyên mệt mỏi, yếu cơ toàn thân, hạ huyết áp… Một số trường hợp khác rối loạn nội tiết là do rối loạn chức năng tuyến yên, tuyến sinh dục. Đặc biệt sạm da rất thường hay xuất hiện trên cơ thể của phụ nữ sau sinh. Riêng với đối tượng này thì sau sinh, sạm da có thể giảm dần rồi khỏi nhưng cũng không ít trường hợp tổn thương vĩnh viễn tồn tại trên da của họ nếu không được điều trị đúng cách.

  • Do rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa dẫn đến ứ đọng quá mức chất sắt trong cơ thể, đặc biệt là ở gan và các tổ chức. Nếu sự ứ đọng này diễn ra tại da thì sẽ gây ra tình trạng sạm da. Ngoài ra, sạm da còn có thể gặp ở bệnh nhân bị đái tháo đường, xơ gan…

  • Do chế độ dinh dưỡng

Các dát màu nâu bẩn thường xuất hiện ở khắp thân mình của các bệnh nhân suy dinh dưỡng. Tình trạng này cũng hay gặp ở các bệnh nhân bị giảm protein, viêm đại tràng mạn, viêm cầu thận mạn hay mắc phải hội chứng giảm hấp thu và đôi khi tóc của họ còn có thể chuyển thành màu đỏ nâu. Ở các trường hợp bị thiếu vitamin B12, tóc bệnh nhân sẽ có màu nâu xám và sắc tố ở các khớp nhỏ của bàn tay bị da tăng nhiều hơn so với mức bình thường.

Những người có yếu tố nguy cơ

Những người có yếu tố nguy cơ thường là người bị mắc bệnh sạm da nghề nghiệp dễ nhận biết. Tình trạng này khá phổ biến và phần lớn gặp ở nữ giới. Những người này làm việc trong môi trường có hơi và bụi hydrocacbua vượt ngưỡng giới hạn cho phép (0.30mg/l) hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất quang động.

Cụ thể, những người có yếu tố nguy cơ là những người làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với dầu hỏa, xăng, dầu nhờn, dầu đá phiến, dầu mazut, parafin, benzen, acridin, nhựa đường, anthracene, bitum, hơi hydrocacbua, creosot, chì, asen, bạc, than đen, sa thạch, hóa chất cao su, bức xạ ion hóa, phenol, hợp chất lưu huỳnh…

Trong một công bố của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường trực thuộc Viện Da liễu, bệnh có tỷ lệ khá cao ở một số ngành công nghiệp như trên 60% ở công nhân luyện than, 24% ở công nhân rải nhựa đường, 24% ở ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá, hơn 20% ở công nhân ngành xăng dầu…

Một số thuốc điều trị sạm da

Hiện nay, thuốc điều trị sạm da được chia thành 2 loại chính là thuốc Tây Y và Đông Y. Mỗi người sẽ có những lựa chọn và phù hợp với từng loại khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về thuốc điều trị sạm da mà bạn có thể tham khảo.

Theo Tây Y

Vì nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên các loại thuốc tây trị nám được sản xuất và bán rất phổ biến trên thị trường. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt, có thể mang lại hiệu quả điều trị và an toàn với sức khỏe của người dùng.

Hydroquinone

Hydroquinone là thuốc da liễu với công dụng chính là làm sáng da. Kem Hydroquinone được dùng trong các trường hợp cải thiện màu da do chứng tăng sắc tố da như nám, tàn nhang, sạm…

Hydroquinone là một thuốc trị sạm da
Ảnh: Hydroquinone là một thuốc trị sạm da
  • Cách dùng: Dùng ngoài da. Bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Liều dùng: Ngày bôi một lần vào ban đêm.

Một số lưu ý: Kem Hydroquinone rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù chỉ ở cường độ rất nhẹ cũng có thể gây phản tác dụng dưỡng trắng vốn có của nó. Vậy nên tốt nhất bạn nên sử dụng sản phẩm vào ban đêm hoặc nếu dùng vào buổi sáng thì chỉ nên dùng trên vùng da được che phủ.

Axit retinoic

Vitamin A trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit retinoic. Đây cũng chính là thành phần chính và là tên của loại “thần dược” có tác dụng tẩy tế bào chết, tái tạo da, làm giảm nếp nhăn, điều trị nám, tàn nhang, mụn trứng cá.

  • Cách dùng: Dùng trực tiếp ngoài da.
  • Liều dùng: Tùy theo tình trạng mụn sẽ có liều dùng riêng, có thể là 1 lần/ ngày hoặc 2-3 ngày dùng một lần. Nên dùng trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Không sử dụng các sản phẩm chứa nhiều cồn, methanol, chanh… trực tiếp lên da trong quá trình sử dụng axit retinoic. Một số trường hợp không được dùng retinoic nếu không được bác sĩ chỉ định như khi đang dùng dầu gội có thành phần chứa lưu huỳnh, resorcinol, các sản phẩm chứa salicylic, benzoyl peroxide…

Kem corticoid

Corticoid là thành phần xuất hiện khá phổ biến trong nhiều loại thuốc bôi ngoài da nhưng thường người dùng không để ý đến hoặc không thực sự hiểu về nó.

Đây là một thành phần có tác dụng điều trị rất tốt đối với nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh ngoài da. Tuy nhiên, nó cũng chính là con dao 2 lưỡi nếu chúng ta không biết cách sử dụng phù hợp. Thành phần này có thể được sản xuất dưới dạng 1 thành phần hoặc cũng có thể kết hợp với một số thành phần khác.

Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần corticoid có khả năng làm trắng da hiệu quả. Đặc biệt là đối với các trường hợp bị sạm da, chỉ cần dùng một thời gian ngắn là da đã có thể trắng sáng trở lại. Tuy nhiên, sau khi dùng da sẽ rất dễ bị tổn thương, bắt nắng và tình trạng sạm nám sẽ sớm quay trở lại.

Kem chống nắng

Làn da bình thường có thể tự bảo vệ ở một mức nào đó trước các tác động của ánh nắng mặt trời. Đối với làn da bị tổn thương, khả năng tự bảo vệ này sẽ giảm đi, thậm chí là không còn khả năng tự bảo vệ nên rất dễ bị tổn thương và sớm xuất hiện tình trạng nám sạm.

Kem chống nắng bảo vệ làn da sạm
Ảnh: Kem chống nắng bảo vệ làn da sạm

Để tăng khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, bạn cần dùng kem chống nắng hàng ngày. Đặc biệt là khi phải đi ra ngoài trời. Kem chống nắng sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ bạn trước các tác động từ tia cực tím, giảm nguy cơ bị sạm da, giúp da của bạn luôn trắng sáng rạng rỡ.

Cách dùng: Bôi kem chống nắng thành một lớp đều mỏng lên da. Vỗ nhẹ để các thành phần của kem chống nắng thấm sâu hơn xuống bên dưới da, hiệu quả bảo vệ da sẽ tốt hơn. Bạn nên dùng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài khoảng 15 phút. Nếu phải đi ra ngoài nắng liên tục thì bạn có thể tẩy trang rồi thoa lại kem chống nắng một lần nữa trước để có thể bảo vệ làn da một cách toàn diện.

Lưu ý: Có rất nhiều loại kem chống nắng khác nhau được sản xuất dành riêng cho từng loại da. Hãy kiểm tra xem da mình thuộc loại da gì trước khi chọn mua kem chống nắng để có thể tìm được loại kem phù hợp với làn da mình nhất. Điều này sẽ giúp hiệu quả chống nắng tăng lên đồng thời bảo vệ da trước các kích ứng không mong muốn mà sản phẩm có thể gây ra cho làn da của bạn.

Một số bài thuốc chữa sạm da

Chữa sạm da bằng các dược liệu tự nhiên là một trong những phương pháp lâu đời và được nhiều người tin dùng vì hiệu quả cao mà lại an toàn.

Bạch phục linh, Thạch cao, nước vo gạo chữa nám tận gốc

Bạch phục linh, thạch cao và nước vo gạo là bài thuốc chữa nám được dùng từ thời xa xưa. Bạch phục linh hay thạch cao đều là những vị thảo dược quý, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da. Sự kết hợp giữa 3 nguyên liệu này cho ra đời bài thuốc trị sạm nám cực hiệu quả và an toàn.

Bài thuốc chữa sạm da
Ảnh: Bài thuốc chữa sạm da

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bạch phục linh và Thạch cao mỗi loại 40g, nước vo gạo.

Cách tiến hành:

  • Tán Bạch phục linh và Thạch cao thành dạng bột mịn.
  • Trộn đều 1 thìa bột mịn này với nước vo gạo tạo thành hỗn hợp có độ đặc sền sệt.
  • Dùng hỗn hợp này thoa đều lên vùng da bị nám. Để qua đêm rồi sáng rửa lại bằng nước ấm.

Thực hiện liên tục phương pháp này trong 9 đêm liên tục sau đó nghỉ 3 đêm. Nếu sau một đợt mà thấy nám mới chỉ giảm nhẹ thì tiếp tục thực hiện thêm một đợt nữa. Lưu ý phải đảm bảo vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi thực hiện.

Rau má, câu kỷ tử và quế tâm hỗ trợ điều trị nám hiệu quả

Rau má, câu kỷ tử và quế tâm là những vị thảo dược chứa nhiều hoạt chất có tác dụng trong điều trị sạm da. Không những thế chúng còn cung cấp cho da thêm nhiều loại vitamin và hoạt chất có lợi cho da.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 40g rau má, 4g quế tâm và 40g câu kỳ tử.

Cách thực hiện:

  • Phơi khô nguyên liệu, tán nhỏ. Pha bột uống hàng ngày,3 lần/ ngày, 1 thìa/ lần uống.
  • Uống liên tục trong vòng từ 1-2 tháng chị em sẽ sớm sở hữu được làn da trắng mịn hồng hào như mong ước.

Những điều cần lưu ý khi trị sạm da bằng thuốc

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc làm trắng da cấp tốc có thành phần corticoid vì nó sẽ làm tổn hại sức khỏe của bạn một cách nặng nề.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều trị nám hiệu quả hơn. Đồng thời da cũng sẽ căng mịn và đàn hồi tốt hơn.
  • Kiểm tra kỹ thành phần của thuốc trước khi sử dụng để tránh dùng gặp phải các tác dụng không mong muốn do bị kích ứng với thành phần của thuốc.
  • Một số thuốc trị nám hiệu quả nhưng lại gây ra cho người dùng những tổn thương như da bị bào mòn, trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi môi trường xung quanh.
  • Khi sử dụng dược liệu để trị nám sạm tuyệt đối không được lợi dụng dùng quá nhiều vì trong nhiều loại nguyên liệu chứa nhiều chất gây dị ứng cho da, thậm chí là chứa corticoid.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại:

Ngày viết:
bn
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *