Bệnh lý về phụ khoa là điều khó nói và khiến các chị em vô cùng ngại ngùng khi nhắc đến. Để điều trị, người bệnh cần đến các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám, xác định và có hướng điều trị.Tuy nhiên, với viêm phụ khoa nhẹ người bệnh có thể khắc phục bệnh ngay tại nhà. Sau đây Sao Thái Dương sẽ tiết lộ cho bạn đọc cách chữa viêm phụ khoa an toàn, hiệu quả tại nhà.
Dấu hiệu viêm phụ khoa
Viêm phụ khoa xảy ra do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn, nấm tại âm đạo hay sự viêm nhiễm tại vùng tiết niệu. Khi bị mắc viêm phụ khoa, người bệnh có thể gặp rất nhiều các triệu chứng điển hình. Có thể kể tới sau:
- Ngứa vùng kín.
- Tiểu buốt, tiểu rát.
- Khí hư xuất hiện bất thường: có thể vón cục, có mùi hôi, có thể lỏng và đục như sữa chua hoặc có màu lạ khác như xanh, vàng,…
- Xuất huyết tại âm đạo.
- Đau nhức vùng xương chậu.
Cách chữa viêm phụ khoa tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm phụ khoa ngay tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng:
Lá trầu không – cây thuốc chữa viêm phụ khoa
Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle có vị cay, mùi thơm. Dược liệu được trồng ở rộng rãi cả nước và sử dụng với đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả. Trong dân gian lá trầu không được dùng trong điều trị các bệnh lý ho, viêm chân răng, đau đầu, đau lưng và viêm nhiễm phụ khoa.
Nghiên cứu vào năm 2010 của Ali và cộng sự đã thực hiện để xác định hoạt tính kháng nấm của Hydroxychavicol được chiết xuất từ lá trầu không. Kết quả đã cho thấy thành phần này có tác dụng như một chất chống nấm dùng trong điều trị nhiễm trùng tại chỗ do vi nấm phát triển.
Để sử dụng lá trầu không chữa viêm phụ khoa, người dùng có thể dùng nước lá để xông hay rửa trực tiếp tại vùng kín. Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước và khoảng 5-6 lá trầu không đã được rửa, lựa chọn kĩ.
- Bước 2: Đun nước sôi và thả lá trầu vào đun trong 3-5 phút.
- Bước 3: Tắt bếp và để nước nguội bớt.
Sử dụng nước đang ấm rửa sạch vùng kín hàng ngày hoặc xông hơi trong 5 phút. Với phương pháp xông người bệnh cần chú ý cẩn thận tránh tình huống bỏng có thể xảy ra.

===>> Xem thêm bài viết [GIẢI ĐÁP] Hướng dẫn vệ sinh vùng kín khi bị nấm
Trị viêm ngứa vùng kín tại nhà với lá tía tô
Lá tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens có vị cay, tính ôn. Dược liệu phân bố ở khắp đất nước và dùng với tác dụng phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, chữa cảm mạo, ho và tê thấp tay chân.
Trong dân gian ta, lá tía tô thường góp mặt trong các bài thuốc giải độc, chống viêm, làm ấm người, giảm sốt, nhức đầu.
Theo các nghiên cứu khoa học được đăng trên Trang thông tin Y khoa Hoa Kỳ đã cho biết lá tía tô có chứa thành phần perillaldehyde. Đây là hoạt chất có hoạt tính trên phổ rộng chống lại sự tác động của các vi khuẩn, vi nấm và nấm men. Nhờ đó mà chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng tốt trong giảm số lượng vi khuẩn, nấm tại vùng kín, hỗ trợ làm giảm các vấn đề ngứa, khó chịu. Không chỉ vậy, lá tía tô còn có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả hỗ trợ vùng kín trở nên hồng hào, ngăn cản sự khô sạm.
Cách trị viêm, ngứa vùng kín với lá tía tô ngay tại nhà được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10 lá tía tô và 1 củ gừng nhỏ.
Bước 2: Đem rửa sạch, loại bỏ vỏ gừng, giã nát.
Bước 3: Đun sôi nước và cho lá tía tô, gừng vào đun 5 phút.
Bước 4: Để nước nguội ấm, đổ ra chậu và lọc bỏ bã.
Sử dụng nước để xông vùng kín trong 10 phút. Người dùng nên cẩn thận tránh sử dụng nước quá nóng có thể gây tổn thương do da vùng kín khá nhạy cảm và mỏng. Sau khi xông, người dùng có thể sử dụng nước đã nguội để làm sạch vùng kín. Phương pháp này nên được thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần. kiên trì sử dụng sẽ thấy tình trạng ngứa và rát giảm đi đáng kể.

Ngải cứu – thảo dược giảm ngứa viêm âm đạo
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris là dược liệu có vị đắng, cay và ấm. Ngải cứu được dùng với công dụng điều kinh, hỗ trợ điều trị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, cảm mạo.
Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học, ngải cứu đã được chúng minh và sử dụng trong điều trị các bệnh lý về phụ khoa, đường tiêu hóa, kháng khuẩn, kháng nấm,chống oxy hóa,.. hiệu quả.
Nghiên cứu vào năm 2013 được thực hiện bởi Afsar và cộng sự được tiến hành nhằm xác định hoạt tính chống viêm của chiết xuất methanolic có trong lá ngải cứu. Kết quả đã cho thấy hoạt tính chống viêm của ngải cứu rất tốt khi dùng với liều 200-400mg/kg thể trọng ở chuột. Từ đó có thể thấy chiết xuất từ ngày cứu có khả năng hỗ trợ trong điều trị các vấn đề về viêm nhiễm.
Cùng đó là nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm từ một chế phẩm tinh dầu chiết xuất từ ngải cứu đã được thực hiện. Kết quả đã nhận định được các tác dụng chống nấm của tinh dầu thảo mộc này.
Phương pháp sử dụng lá ngải cứu để hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa tại nhà được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 40 gram lá ngải cứu, đem rửa sạch và vò qua.
Bước 2: Đun nước tới sôi thêm vào đó lá ngải và vào hạt muối trong 5-10 phút.
Bước 3: Tắt bếp và để nguội.
Đến khi nước ấm, đem nước ra xông vùng kín trong 5 phút. Sau khi nước nguội, người dùng có thể dùng nước để rửa vùng kín thật sạch thay cho nước bình thường. Kiên trì áp dụng phương pháp này 3-4 lần mỗi tuần, sau một thời gian, người dùng sẽ thấy tác dụng giảm ngứa, viêm hiệu quả.

Lá ổi – giảm tình trạng viêm vùng kín
Ổi là hoa quả có rất nhiều chất dinh dưỡng, được mọi người biết đến với khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Ổi có tên khoa học là Psidium guajava, trong dược liệu thường dùng búp và lá là nguyên liệu chính điều trị các bệnh lý liên quan đến tiêu chảy, giảm viêm ruột.
Một nghiên cứu về đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn của lá ổi đã được tiến hành. Kết quả cho thấy trong lá ổi có chứa thành phần flavonoid, phenol và tanin với khả năng chống viêm, chống oxy hóa, ngừa ung thư và kháng khuẩn. Các bằng chứng của nghiên cứu cũng cho thấy được tác dụng kháng nấm bằng cách ức chế ergosterol, ngăn cản sự tạo thành màng tế bào vi nấm, từ đó tiêu diệt nấm hiệu quả.
Để giảm tình trạng viêm vùng kín bằng lá ổi, người bệnh có thể tiến hành thực hiện theo phương pháp sau:
Bước 1: Chuẩn bị lá ổi, lựa chọn các lá bánh tẻ, không quá già hay non, loại bỏ các lá hỏng.
Bước 2: Rửa sạch lá ổi và ngâm với nước trong 10 phút.
Bước 3: Đun lá ổi trong nước sôi trong thời gian 5 phút.
Sau đó, gạn lấy nước để ấm và tiến hành xông vùng kín tới nguội. Sử dụng nước đã nguội để rửa ngoài vùng kín.
Tiến hành thực hiện phương pháp 3-4 lần mỗi tuần, hiệu quả sẽ nhanh chóng được biểu hiện rõ.

Muối – sát trùng, giảm ngứa hiệu quả
Muối là một gia vị thường ngày có trong khẩu phần ăn thông thường. Việc sử dụng muối vừa đủ mỗi ngày có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Chúng hỗ trợ mang đến cho người dùng một giấc ngủ tốt, giảm các triệu chứng bệnh lý liên quan đến viêm khớp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, huyết áp… Ngoài ra, muối còn có vai trò trong tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm các tình trạng căng thẳng kéo dài. Về ngoài da, muối được bào chế dưới dạng nước muối sinh lý với nồng độ 0,9% để sát trùng các vết thương hở.
Một nghiên cứu tại Đại học Khoa học Y tế Babol, Iran đã thực hiện để so sánh tác dụng của việc sử dụng bồn tắm chứa nước giấm và bồn tắm chứa nước muối pha loãng trong điều trị viêm âm đạo do Trichomonas gây ra. Kết quả đã cho thấy ở bồn tắm chứa giấm có tới 67,7% phụ nữ khỏi bệnh sau môt tuần sử dụng. Còn với bồn tắm ngâm muối thì lên đến 87% người đã không còn thấy các triệu chứng ngứa, rát sau thời gian một tuần sử dụng. Nghiên cứu đã cho thấy được tác dụng điều trị viêm âm đạo của muối rất tốt, hiệu quả hơn cả việc dùng giấm.
Với công dụng này, muối có thể giúp chị em điều trị ngay bệnh lý viêm phụ khoa ngay tại nhà. Phương pháp được tiến hành rất đơn giản bằng cách sử dụng nước muối pha loãng để rửa vùng kín. Ngoài ra, người bệnh có thể phối hợp muối với lá trầu không, gừng hay lá tía tô đun nước để sử dụng.

Lưu ý khi đi chữa viêm phụ khoa tại nhà
Phương pháp điều trị viêm phụ khoa tại nhà chỉ hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Để hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất người bệnh nên chú ý:
- Lựa chọn thảo dược là các lá bánh tẻ, không được quá non hay già.
- Khi rửa vùng kín, chỉ dùng bên ngoài, không được sửa sâu vào âm đạo có thể gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Phương pháp chỉ áp dụng với các trường hợp viêm phụ khoa nhẹ hay mới bắt đầu viêm.
- Trong thời gian điều trị, hạn chế quan hệ.
- Vệ sinh vùng kín cẩn thận, thay đồ lót thường xuyên.
- Đảm bảo đồ lót đã khô tự nhiên, tránh dùng khi còn ẩm hay kho sau thời gian ẩm ướt kéo dài.
- Người bệnh có thể phối hợp sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ với thành phần từ thiên nhiên như Dung dịch vệ sinh phụ nữ Quý phi VIP,…
- Sau thời gian điều trị 2 -3 tuần, các triệu chứng có dấu hiệu nặng hơn hay không mất đi, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp.
===>> Xem thêm bài viết Top 4 dung dịch vệ sinh vùng kín thịnh hành nhất hiện nay.
Giải đáp thắc mắc
Uống gì để hết viêm phụ khoa
Để điều trị viêm phụ khoa người bệnh cần uống thuốc đặc trị. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có sự kiểm tra và thăm khám của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua và sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ, tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Chữa viêm phụ khoa nặng tại nhà được không?
Các phương pháp điều trị viêm phụ khoa tại nhà chỉ nên áp dụng khi tình trạng bệnh nhẹ. Nếu bệnh đã nặng, tuyệt đối không tự ý điều trị, đến ngay cơ sở y tế phụ khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
Trên đây là bài viết về một số các điều trị viêm phụ khoa ngay tại nhà bạn đọc có thể tham khảo. Các chị em hãy luôn chú ý vệ sinh cẩn thận để giữ cho vùng kín luôn khỏe mạnh. Nếu có vấn đề nào hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo
- Những cây thuốc và bài thuốc Việt Nam, Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.
- Nhận thức dược liệu, Ổi, ump.edu.
- Ali và cộng sự, 2010, In vitro antifungal activity of hydroxychavicol isolated from Piper betle L
- Hou và cộng sự, 2022, Perilla frutescens: A Rich Source of Pharmacological Active Compounds
- Afsar và cộng sự, 2013, Assessment of anti-inflammatory activity of Artemisia vulgaris leaves by cotton pellet granuloma method in Wistar albino rats
- Ekiert và cộng sự, Significance of Artemisia Vulgaris L. (Common Mugwort) in the History of Medicine and Its Possible Contemporary Applications Substantiated by Phytochemical and Pharmacological Studies
- Goswami và cộng sự, 2019, Antifungal and antibacterial property of guava (Psidium guajava) leaf extract: Role of phytochemicals
- Delavar, 1996, The effect of thick salt-water sitz bath with diluted vinegar-water sitz bath in treatment of Trichomonas vaginitis