Chảy máu chân răng là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý răng miệng. Nó có thể gây ra nhiều tình huống bất tiện trong cuộc sống và làm bạn giảm tự tin khi giao tiếp. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây, Sao Thái Dương sẽ cung cấp thông tin và gợi ý bạn những thuốc điều trị chảy máu chân răng hiệu quả giúp bạn khắc phục được tình trạng này.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Vệ sinh răng miệng sai cách

Sử dụng bàn chải quá to không phù hợp với kích thước khoang miệng, vừa khó làm sạch răng lại dễ gây chảy máu. Đầu lông bàn chải cứng có khả năng làm sạch cao nhưng dễ làm nướu răng bị xây xước.
Ngoài ra, thói quen sử dụng vật dụng cứng, nhọn để gợi thức ăn thừa cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu nướu, lợi. Các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thay thế sang chỉ nha khoa sẽ giúp răng miệng được làm sạch tốt hơn đồng thời cũng hạn chế tổn thương phần nướu.
Các bệnh lý về răng
Một số bệnh lý về răng miệng sẽ khiến phần nướu răng bị suy yếu. Thành mạch máu nuôi dưỡng quanh răng bị tổn thương và biểu hiện dễ thấy nhất là tình trạng chảy máu chân răng. Các dấu hiệu đi kèm khác có thể thấy như ê buốt răng, răng nhạy cảm, hôi miệng, nhiễm trùng có mủ,…
Các bệnh lý toàn thân như rối loạn đông cầm máu (giảm tiểu cầu, thiếu vitamin K,…), thiếu vitamin C, bệnh gan,.. làm thành mạch kém bền vững, cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Đặc biệt, chảy máu chân răng có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm đó là chảy máu chân răng trong ung thư.
Khám răng định kỳ là một thói quen tốt bạn nên duy trì. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những bất thường ở răng miệng và có hướng điều trị phù hợp.
Mảng bám gây chảy máu chân răng
Sau khi ăn, thức ăn không được loại bỏ sạch khỏi bề mặt răng làm cho vi khuẩn sinh sôi và tạo thành mảng bám ố vàng làm mất tính thẩm mỹ. Xác vi khuẩn cùng với canxi cacbonat tích tụ tạo thành vôi răng bám vào phần chân răng, lâu ngày lớp cao răng dày lên sẽ đẩy phần nướu xuống, gây tụt lợi và chảy máu chân răng, nghiêm trọng hơn làm răng dễ lung lay và dễ mất răng.
Top 3 loại thuốc trị chảy máu chân răng
Sử dụng thuốc chống viêm Alpha chymotrypsin

Đây là thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng được ưu tiên lựa chọn đầu tiên. Thuốc có chứa enzyme chymotrypsin có khả năng phân hủy protein nên làm tiêu các sợi tơ huyết là yếu tố tham gia vào quá trình hình thành ổ viêm. Do vậy tạo nên được tác dụng chống viêm và giảm phù nề.
Cách dùng:
Thuốc có thể sử dụng để ngậm hoặc uống với liều tương đương là 4-6 viên trên ngày chia thành 2- 3 lần dùng. Tuy nhiên với tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng thì nên sử dụng theo đường ngậm sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn.
Lưu ý: Alphachymotrypsin có khả năng làm tăng hiệu lực của thuốc chống đông vì vậy phải thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang phải điều trị tình trạng rối loạn đông máu.
Dùng thuốc kháng sinh
Nhiều loại thuốc kháng sinh được lựa chọn để điều trị chảy máu chân răng do tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh nhờ đó làm giảm triệu chứng sưng đau do viêm. Một số loại kháng sinh có tính nhạy cảm cao với các vi khuẩn ở miệng nên thường được ưu tiên sử dụng như: Amoxicillin, Metronidazole, Tetracycline, Azithromycin, Ciprofloxacin.

Hướng dẫn sử dụng:
- Amoxicillin: Uống viên 500mg x 2 lần/ngày trước hoặc sau ăn trong vòng 5-7 ngày. Thuốc dùng được cho cả phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Metronidazol: Kháng sinh có tác dụng tốt với vi khuẩn kị khí ở miệng và thường sử dụng phối hợp với Spiramycin để điều trị trong những trường hợp viêm nặng. Viên phối hợp Spiramycin/ Metronidazol ( 750000IU/125mg) dùng 4 viên/ngày chia 2 lần sáng và tối sau ăn.
- Tetracycline: Uống 500mg x 2 lần/ngày trước khi ăn 1 giờ. Sử dụng trong 5-7 ngày tùy vào mức độ nhiễm khuẩn. Thuốc không nên sử dụng cho trẻ dưới 8 tuổi vì nguy cơ làm vàng răng đổi màu răng và chậm phát triển xương ở trẻ.
- Azithromycin: Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Liều dùng ngày đầu là 500mg/ngày. Sau đó trong 4 ngày tiếp theo dùng 250mg/ngày. Uống sau ăn.
- Ciprofloxacin: Uống 500mg/lần x 2 lần/ngày trong 5-7 ngày sau bữa ăn. Chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi vì nguy cơ gây độc với thận.
Bổ sung Vitamin cần thiết (C, PP, E).
Sử dụng bổ sung các loại vitamin cần thiết như vitamin C, PP, vitamin E giúp tăng cường các yếu tố bảo vệ từ bên trong, tăng khả năng chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài. Vitamin C ngoài khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể còn làm tăng sức bền thành mạch nên cũng làm giảm được tình trạng chảy máu chân răng.
Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin K những trường hợp bị chậm đông máu do thiếu vitamin K này.
Việc bổ sung vitamin qua ăn uống từ thực phẩm tự nhiên là tốt nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng những viên uống vitamin tổng hợp nếu chế độ ăn không thể đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Xem thêm:
Bí kíp chữa viêm lợi bằng thuốc nam không phải ai cũng biết
Phòng ngừa biến chứng chảy máu chân răng sau khi lấy cao răng
Cách phòng ngừa chảy máu chân răng
Có lối sống khoa học
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan rất lớn của trạng thái căng thẳng, stress với tình trạng viêm, bao gồm cả viêm lợi, nướu, viêm răng. Tạo cho mình một lối sống khoa học, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên và tránh xa những chất kích thích là một cách hữu hiệu giúp tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường được khả năng bảo vệ cơ thể từ bên trong nhờ đó đẩy lùi được nhiều bệnh tật.
Thay đổi chế độ ăn, hạn chế chất đường, carbonhydrat, đồ ngọt cũng sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.
Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ sẽ giúp bạn biết được tình trạng răng miệng và sức khỏe của mình. Nếu có những biểu hiện viêm, bất thường cũng sẽ dễ điều trị hơn khi được phát hiện sớm. Các bác sĩ cũng sẽ đưa cho bạn những hướng dẫn chính xác về cách vệ sinh răng và cách sử dụng thuốc nếu có bệnh lý răng miệng.
Lấy cao răng thường xuyên 3-6 tháng một lần là một biện pháp giúp duy trì răng miệng khỏe mạnh, giảm ố vàng và tình trạng hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chảy máu chân răng do vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân trực tiếp và góp phần không nhỏ gây nên tình trạng này vì vậy thay đổi những thói quen xấu là biện pháp nhanh nhất giúp cải thiện được tình trạng bệnh. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo răng miệng được vệ sinh sạch sẽ. Đánh cả mặt trong và mặt ngoài của răng, với phần răng cửa không nên đánh theo chiều ngang vì lâu ngày rất dễ gây mòn cổ chân răng.
Chọn bàn chải có kích thước phù hợp với sợi lông nhỏ, mảnh vừa đủ độ cứng sẽ làm tăng hiệu quả làm sạch.

Ngoài ra việc sử dụng những sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng phù hợp cũng giúp giảm đánh kể tình trạng chảy máu chân răng. Sản phẩm kem đánh răng dược liệu Thái Dương và nước súc miệng Valentine là một bộ đôi chăm sóc răng miệng hiệu quả dành cho người bị chảy máu chân răng.
Trong thành phần sản phẩm có chứa nano bạc giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Ngoài ra trong kem đánh răng chứa thêm dịch chiết dược liệu như dịch chiết lược vàng, dịch chiết cau giúp tăng cường hoạt tính kháng khuẩn, bảo vệ nướu răng, răng chắc khỏe hơn, làm sạch và hạn chế tình trạng viêm nhiễm khoang miệng.
Nước súc miệng Valentine chứa nano bạc và bạc hà giúp len lỏi vào các khe răng, các ngóc ngách trong khoang miệng mà đôi khi bàn chải răng không làm sạch được, giúp bảo vệ răng lợi hiệu quả hơn. Giúp hơi thở thơm mát, cải thiện tình trạng răng lợi, hết hôi miệng, nhiệt miệng.
Sử dụng kết hợp 2 sản phẩm này giúp người dùng giảm tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe hơn.
Những lưu ý khi uống thuốc trị chảy máu chân răng
- Các loại thuốc uống điều trị như thuốc chống viêm, tiêu sưng, thuốc kháng sinh là các thuốc kê đơn vì vậy người dùng không tự ý mua về sử dụng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
- Các loại thuốc trên chỉ cho hiệu quả điều trị chảy máu chân răng nếu có nguyên nhân sưng viêm từ vi khuẩn và chỉ điều trị được triệu chứng. Vì vậy tăng cường sức đề kháng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn khoang miệng phát triển là một biện pháp cho hiệu quả trong hầu hết các trường hợp.
Trên đây là thông tin về một số thuốc trị chảy máu chân răng và cách phòng ngừa chảy máu chân răng. Chúng tôi hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ tìm được hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Hãy liên hệ với Sao Thái Dương để được giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất.