Top 7 thuốc chữa tiểu đêm hiệu quả, an toàn nhất hiện nay

thuốc trị tiểu đêm
5/5 - (3 bình chọn)

Sau một ngày làm việc thì buổi tối khi đi vào giấc ngủ, ai cũng muốn có một giấc ngủ ngon để cơ thể được thư giãn, sức khỏe luôn ổn định. Tuy nhiên, đối với những người thường xuyên phải thức dậy đi tiểu đêm thì việc có một giấc ngủ ngon và sâu đến sáng là không thể. Do đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng theo, cơ thể sẽ dần cảm thấy mệt mỏi, xanh xao và sút cân. Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về căn bệnh này và các loại thuốc chữa tiểu đêm an toàn, hiệu quả nhất hiện nay ở bài viết dưới đây nhé.

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu nhiều, có thể lên đến 5-7 lần trong giấc ngủ ban đêm. Bên cạnh việc số lần đi tiểu nhiều mỗi đêm, bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm còn có thể kèm các triệu chứng bất thường khác tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý như: Tiểu buốt tiểu rát hoặc có cảm giác nóng ran ở niệu đạo. Người bệnh sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và bàng quang bị căng tức nhưng khi đi tiểu thì lượng nước tiểu ra rất ít, đã cố nhưng tiểu không hết hoặc ở những người còn có thể biểu hiện nặng như tiểu ra mủ và cả máu.

Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?

Tiểu đêm nhiều lần không phải là vấn đề gây nguy hiểm ngay lập tức và gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những người bị tiểu đêm có thể gặp vấn đề mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể do phải thức dậy nhiều lần trong đêm. Điều này không chỉ gây phiền toái hàng ngày mà còn có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tai biến và đột quỵ não. Nếu đi kèm với cảm giác đau buốt hoặc tiểu không tự chủ, đây có thể là dấu hiệu báo trước một số vấn đề sức khỏe, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm.

Tiểu đêm nhiều lần có phải bệnh nguy hiểm không?
Tiểu đêm nhiều lần có phải bệnh nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm

  • Vấn đề bệnh lý: Các tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng hoặc sưng tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, hoạt động tăng của bàng quang, u nang bàng quang, vấn đề ở tuyến tiền liệt hoặc khu vực chậu, tiểu đường, nhiễm trùng thận, hoặc các rối loạn thần kinh (như bệnh đa xơ cứng, Parkinson…) có thể gây ra tiểu đêm.
  • Thai kỳ: Trong thai kỳ, việc phát triển tử cung có thể gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến triệu chứng tiểu đêm.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp cao có thể tạo ra hiện tượng tiểu đêm như là tác dụng phụ.
  • Thói quen sinh hoạt: Việc tiêu thụ quá nhiều chất lỏng, đồ uống có chất cồn hoặc caffeine có thể làm tăng sản xuất nước tiểu. Ngoài ra, những người thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu cũng có thể phát triển thói quen tiểu đêm.

Top 7 thuốc chữa tiểu đêm hiệu quả nhất

Nhóm thuốc Desmopressin

Thông thường, lượng nước tiểu trong cơ thể được điều khiển bởi một loại hormone chống lợi tiểu là vasopressin. Desmopressin là hợp chất tổng hợp hóa học và được sử dụng để thay thế Vasopressin ở nồng độ thấp. Desmopressin được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đêm để kiểm soát lượng nước tiểu từ thận. Desmopressin sẽ giúp hạn chế sự gia tăng cơn khát, tránh cung cấp quá nhiều nước và đi tiểu quá nhiều. Thuốc cũng có tác dụng làm giảm tần suất đi tiểu ở trẻ em và làm giảm số đợt đái dầm ở trẻ. Một số chế phẩm thuốc trên thị trường: Minirin, Nocdurna, Zydesmo Nasal Spray, Glubet, Des-press,….

Nhóm thuốc Desmopressin chữa tiểu đêm
Nhóm thuốc Desmopressin chữa tiểu đêm

Thuốc chẹn alpha-1

Nhóm thuốc có tác dụng cản trở sự tăng trương lực cơ trơn của bàng quang, giảm sự co cơ trơn khiến xuất hiện cảm giác muốn đi tiểu. Nhóm thuốc này điều trị khá hiệu quả chứng tiểu đêm nhiều lần bởi không những tác động đến cơ trơn bàng quang mà thuốc đi vào cơ thể sẽ khiến các mạch máu trở nên giãn nở, lưu thông khí huyết dễ dàng, điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt. Một số chế phẩm thuốc trên thị trường: Alfuzosin, Tamsasmin, Terazosin, Prazosin,…

Nhóm thuốc kháng Androgen

Nhóm thuốc kháng Androgen hỗ trợ việc điều trị tiểu đêm với hiệu quả khá tốt.Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt. Kết quả là, tình trạng phì đại của tuyến tiền liệt được kiểm soát, bàng quang không bị áp lực, và vấn đề tắc nghẽn ống niệu đạo được giải quyết. Nhờ vào tác động tích cực này, người bệnh có thể tiểu tiện dễ dàng hơn và giảm tần suất tiểu tiện vào ban đêm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc kháng Androgen có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tình dục ví dụ như: gây giảm ham muốn, giảm khả năng cương cứng của dương vật, hoặc tạo ra rối loạn xuất tinh ở nam giới.

Thuốc lợi tiểu Furosemid

Thuốc lợi tiểu Furosemide hoạt động bằng cách tăng cường lượng nước tiểu trong ngày và giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm. Thực tế, đây là một loại thuốc không được phê duyệt chính thức cho việc điều trị tiểu đêm, nhưng bác sĩ có thể kê đơn trong một số thử nghiệm lâm sàng nếu xác định rằng nó mang lại hiệu quả hơn so với tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của loại thuốc này gây nên bao gồm: Giảm thể tích máu nếu như dùng liều cao, mất cân bằng nước và khoáng chất trong cơ thể, có thể gặp các tình trạng buồn nôn hoặc nôn, gây rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng dị ứng như dị cảm và nổi ban, tăng mức đường glucose trong máu và nước tiểu, có thể gây viêm tụy và sự ứ mật của da trở nên màu vàng.

Thuốc lợi tiểu Furosemid
Thuốc lợi tiểu Furosemid

Nhóm thuốc Antimuscarinic

Thuốc Antimuscarinic hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu từ thụ thể acetylcholine tới bàng quang. Điều này giúp kiểm soát tần suất đi tiểu cả ngày lẫn đêm để duy trì ở mức hợp lý. Tác dụng phụ có thể gặp: khô miệng, có thể gây ra tình trạng táo bón, mờ mắt, giảm trí nhớ.

Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Nếu nói về các loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng tiểu đêm, chúng ta không thể bỏ qua nhóm thuốc kháng Cholinergic. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh có tên là Acetylcholine. Thông thường, Acetylcholine sẽ gửi tín hiệu đến não để kích thích bàng quang co thắt. Nhưng khi sử dụng thuốc kháng Cholinergic, sự hoạt động của Acetylcholine được kiểm soát, giúp hạn chế nhu cầu tiểu tiện vào ban đêm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như miệng khô, tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón và ợ nóng, nhòe mắt, và tăng nhịp tim.

Thuốc an thần

Khi bạn phải đối mặt với tình trạng tiểu đêm, giấc ngủ thường không ổn định. Để giải quyết vấn đề này, một số người sử dụng thuốc an thần để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể giúp kiểm soát tình trạng tiểu đêm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải sử dụng một cách hợp lý và không nên lạm dụng, vì việc quá mức sử dụng có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào thuốc. Chỉ khi cần thiết mới nên sử dụng thuốc, tránh tình trạng chỉ uống thuốc mới có thể ngủ được, vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần

Các loại thuốc chữa tiểu đêm được sử dụng phổ biến vì mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý đến những điều sau để tránh các rủi ro không mong muốn:

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa: Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ, sử dụng thuốc theo đơn, không tự y áp dụng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng giờ: Tuân thủ lịch trình uống thuốc, không nên ngưng hoặc thay đổi liều lượng mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thông báo về tình trạng sức khỏe: Trước khi mua thuốc, báo cáo với bác sĩ về lịch sử bệnh lý và dị ứng để nhận đơn thuốc phù hợp.
  • Thận trọng với bệnh nền: Người bệnh có các vấn đề về gan, thận, hoặc huyết áp cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
  • Ngưng thuốc khi gặp vấn đề: Nếu có mẫn cảm hoặc biểu hiện bất thường, ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.
  • Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, và thực hiện hoạt động thể dục để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

Bệnh tiểu đêm nên ăn những thực phẩm nào?

Những quy tắc bạn cần biết về lựa chọn những đồ ăn gì uống gì trị tiểu đêm để phối hợp và sử dụng chúng đạt được hiệu quả mong muốn là: Bạn cần lựa chọn các thực phẩm có khả năng kiểm soát cân nặng của bạn, khi chế biến cần hạn chế muối, không sử dụng những đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích như Cafein,… Đặc biệt là nên ăn các thực phẩm giúp hỗ trợ cải thiện chức năng thận. Thêm vào đó là cần nhớ hạn chế bổ sung nước trước khi đi ngủ 2 giờ.

Sau đây là những thực phẩm giúp trị tiểu đêm mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình:

  • Thứ nhất là giấm gạo: giấm gạo không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn là chất có vai trò trong tăng cường sức đề kháng của cơ thể, có khả năng khử trùng đáng kể, vai trò trong điều tiết lượng nước tiểu, giảm được hiện tượng tiểu đêm do nguyên nhân viêm, nhiễm hệ tiết niệu.
  • Thứ hai là bưởi, trong bưởi có chứa enzym detoxes, đây là một loại enzym có khả năng thanh lọc máu, cải thiện chức năng của hệ thống tuần hoàn. Không những thế, các chất d-limonene có trong bưởi còn giúp ngăn ngừa và làm tan sỏi thận. Bưởi cũng được biết đến là thực phẩm giàu vitamin C, vitamin C là một chất chống oxy hóa rất tốt, góp phần làm giảm nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đêm như căng thẳng, stress.
  • Thứ ba là vỏ quả lựu: Vỏ lựu chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm triệu chứng nóng ở bàng quang và hiệu quả trong loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Những thực phẩm nên ăn khi gặp phải tình trạng tiểu đêm
Những thực phẩm nên ăn khi gặp phải tình trạng tiểu đêm
  • Thứ tư là quả bầu, quả bầu có tính mát và vị ngọt nên có khả năng lợi tiểu, giải độc và thanh mát cơ thể. Ngoài ra, bầu cũng rất giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, các khoáng chất, giúp tăng cường chức năng thận, thông tiểu tốt. Đặc biệt, Vitamin B có trong quả bầu có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ, giúp bệnh nhân có được giấc ngủ sâu hơn, tinh thần sảng khoái, vui vẻ hơn.
  • Thứ năm là giá đỗ, đây cũng là thực phẩm khá phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Trong giá đỗ có chứa hàm lượng lớn các tế bào tăng trưởng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là nguyên tố kẽm, omega 3, chất chống oxy hóa. Ở nữ giới, ăn nhiều giá đỗ sẽ giúp cơ thể bạn sẽ tăng cường việc sản sinh hormone Estrogen và hạn chế các nguyên nhân tiểu đêm do thay đổi nội tiết tố nữ thường gặp ở các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Kẽm có trong giá đỗ có vai trò lớn tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguyên nhân gây tiểu đêm như viêm đường tiết niệu.
  • Cuối cùng là hến, đây là loại thực phẩm giúp thanh nhiệt nên rất tốt cho thận bởi vì có tính hàn. Trong hến cũng chứa nhiều nguyên tố kẽm, sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác, giúp tăng cường sức đề kháng, tiêu viêm cho cơ thể. Do đó, ăn hến sẽ giúp bạn trị chứng tiểu nhiều lần do nguyên nhân viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799