Tiểu không tự chủ là một bệnh không hề hiếm gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau.Tuy nhiên, không phải loại nào cũng tốt và đem lại hiệu quả cao. Vậy nên sử dụng thuốc điều trị tiểu không tự chủ loại nào? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tiểu không tự chủ là tình trạng gì?
Tiểu không tự chủ là tình trạng đi tiểu mất kiểm soát. Có khi đang hoạt động bình thường bạn cũng sẽ tiểu són, tiểu ít ra ngoài. Chứng bệnh này gặp hầu hết tất cả mọi người, không chỉ riêng người già.
Nếu không được chữa trị, nó sẽ gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Đối với người cao tuổi hay người nằm liệt giường, họ còn trở thành gánh nặng của người chăm sóc và bị ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Một số biểu hiện của tình trạng tiểu không tự chủ như đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu ít, không nhiều. Tiểu đêm nhiều, sáng dậy có tình trạng rò rỉ nước tiểu….
Phân loại các tình trạng tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ thường được chia thành các nhóm sau:
- Tiểu không tự chủ cấp kỳ: tình trạng này xảy ra là do bàng quang tăng hoạt, phát tín hiệu khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu mãnh liệt, không thể kiềm chế được trước khi vào nhà vệ sinh.
- Nước tiểu thường bị rò liên tục nên thể tích khá lớn, thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc tổn thương cột sống.
- Tiểu không tự chủ do thần kinh: xảy ra do rối loạn thần kinh (ví dụ như liệt) dẫn đến việc nhịn tiểu không thể kiểm soát.
- Tiểu không tự chủ do gắng sức (hoặc do stress): nước tiểu bị rò rỉ khi tập thể dục, chạy nhảy, ho, hắt hơi, cười,… Tình trạng này xảy ra do hệ thống cơ nâng đỡ bàng quang yếu đi hoặc bị tổn thương, phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
- Tiểu không tự chủ dạng phối hợp: ở trường hợp này, bàng quang hoàn toàn bị mất kiểm soát. Thường là dạng kết hợp của tiểu gấp không tự chủ và tiểu không tự chủ do gắng sức.
Nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng hoặc viêm ngứa âm đạo
- Táo bón lâu ngày, đặc biệt là ở phụ nữ cao tuổi
- Sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày hoặc các chất kích thích như cà phê, rượu, bia dẫn đến những phản ứng quá mức của cơ bàng quang
- Do rối loạn thần kinh và cơ bắp ( bệnh Parkinson, Alzheimer): do các xung động thần kinh truyền từ não đến bàng quang bị cản trở khiến các cơ ở vùng này bị mất kiểm soát.
- Các bệnh lý liên quan đến cơ chậu, bàng quang.
Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng tiểu không tự chủ như:
- Giới tính: tình trạng tiểu không tự chủ phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai, sau sinh hoặc giai đoạn tiền mãn kinh ( nội tiết tố thay đổi nhiều)
- Tuổi tác: người lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng này cao hơn
- Sử dụng chất kích thích
Top 5 nhóm thuốc dùng để điều trị tình trạng tiểu không tự chủ
Nhóm thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc này dùng để điều trị chứng tiểu không tự chủ do nguyên nhân viêm nhiễm đường tiết niệu.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng là: beta- lactam ( trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ) và Quinolon ( cho trường hợp nặng hơn)
Nhóm thuốc kháng cholinergic

Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho dạng tiểu không tự chủ cấp kỳ hay tiểu không tự chủ thôi thúc do có tác dụng ức chế những kích thích làm bàng quang co bóp quá mức dẫn đến són tiểu ra ngoài. Từ đó giúp bàng quang được thư giãn, cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ.
Các thuốc thường dùng là Tolterodine, Oxybutynin, Daniferacin…
Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường có tác dụng không mong muốn như táo bón, mờ mắt, khô miệng, mặt đỏ bừng,…
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng
Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị cho người bệnh tiểu không tự chủ do căng thẳng, stress, rối loạn thần kinh hoặc thôi thúc. Đồng thời cũng có tác dụng tránh người bệnh rơi vào tình trạng trầm cảm, lo lắng khi mắc chứng bệnh này.
Các thuốc thường được sử dụng là Amitriptylin, Clomipramine, Tianeptine, Duloxetine…
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc là chóng mặt, khô miệng, buồn ngủ, ngủ gật,…
Thuốc chẹn alpha
Thuốc chẹn alpha được sử dụng cho các dạng tiểu không tự chủ do nguyên nhân hẹp ống niệu đạo hoặc tiểu gấp. Vì vậy, nhóm thuốc này thường sử dụng cho nam giới.
Các thuốc thường dùng là Doxazosin, Prazosin, Terazosin,…
Tác dụng không mong muốn có thể gặp của nhóm thuốc này là: chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, ngủ gật, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là hạ huyết áp và ngất.
Estrogen
Estrogen là một loại hormone ở phụ nữ. Vì vậy, nhóm thuốc này được sử dụng để bổ sung nội tiết tố nhằm trị chứng tiểu không tự chủ ở phụ nữ có thai, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh hay lớn tuổi.
Tuy nhiên, thuốc này vẫn có thể có tác dụng phụ nếu lạm dụng như tăng huyết áp, ung thư vú,…
Xem thêm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị tiểu đêm nhiều lần
Biện pháp điều trị tiểu không tự chủ không dùng thuốc
Điều trị tiểu tự chủ, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp sau:
Liệu pháp hành vi được áp dụng khi bệnh ở mức độ nhẹ:
- Luyện tập bàng quang: thực hiện bằng cách cố gắng nhịn tiểu khoảng 10 phút mỗi lần cơ thể buồn tiểu. Việc này sẽ giúp bạn kéo dài thời gian muốn đi tiểu và dần trở về nhịp sinh học bình thường.
- Đi tiểu 2 lần: bạn cần cố gắng chờ thêm khoảng 1-2 phút để tiểu thêm sau khi đi tiểu lần đầu để loại sạch nước tiểu ra khỏi bàng quang, từ đó tránh hiện tượng tiểu són.
- Tập thói quen đi tiểu theo lịch trình: cố gắng lên lịch trình và đi tiểu theo những khung giờ cố định cách nhau khoảng 2-4 giờ để cơ thể dần thích nghi và quay trở về trạng thái bình thường.
Vật lý trị liệu (còn gọi là bài tập Kegels)

Bài tập này có tác dụng thúc đẩy và tăng cường lên cơ sàn chậu, cơ vòng niệu đạo. Khi đó sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được vấn đề tiểu tiện tốt hơn.
Để tập hiệu quả bạn có thể tập vào thời gian buổi sáng hoặc tối.
Bước 1: Thả lỏng cơ thể, ngồi tư thế thoải mái, hít sâu
Bước 2: Tự thắt chặt các cơ để ngừng tiểu khoảng 10 giây
Bước 3: Thả lỏng cơ thể và lặp lại các bước trên khoảng 10-15 lần
Mẹo khắc phục tình trạng tiểu không tự chủ bằng thảo dược
Có thể thấy, bệnh tiểu không tự chủ có rất nhiều phương pháp để điều trị. Tuy nhiên, có một phương pháp rất phổ biến, được nhiều người áp dụng, phù hợp với nhiều đối tượng và nhiều mức độ bệnh khác nhau, đó chính là thảo dược. Vậy làm thế nào để sử dụng các sản phẩm từ thảo dược một cách an toàn và hiệu quả cao? Hãy tìm hiểu ngay sản phẩm Dạ Minh Châu của Sao Thái Dương nhé!
Sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu như:
- Ích trí nhân: có tác dụng ôn tỳ, khai vị, ôn thận, cố tinh, súc niệu nên giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ một cách hiệu quả.
- Thỏ ty tử: có tác dụng ôn thận tráng dương, ích âm, cố tinh súc niệu nên cũng rất tốt trong việc điều trị tiểu không tự chủ.
- Xà sàng tử: có công dụng chữa liệt dương, làm ấm tử cung và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, trong đó có tiểu không tự chủ.
- Tiểu hồi hương: điều trị thận hư yêu thống, từ đó cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Cao đậu tương lên men: có tác dụng bổ thận, lợi tiểu.
Có thể thấy, đây đều là những thảo dược rất tốt cho hệ tiết niệu, vì vậy sản phẩm có công dụng hỗ trợ bổ thận dương, cố tinh, tan huyết ứ, hỗ trợ giảm đau mỏi lưng, tiểu đêm nhiều lần. Nhờ vậy mà sản phẩm mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn có ưu đãi từ nay đến hết năm 2022, Sao Thái Dương cam kết sẽ hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng về chất lượng sản phẩm sau khi dùng không quá 3 viên/ 1 vỉ/ 1 hộp. Thủ tục hoàn tiền vô cùng đơn giản, khách hàng mua sản phẩm ở đâu sẽ được hoàn tiền ở đấy. Nếu có thắc mắc vui lòng gọi về số điện thoại 18001799 sẽ được hỗ trợ.
Cách dùng:
- Uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
- Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Giá: 50.000/ hộp 2 vỉ x 6 viên
Xem thêm phản hồi của khách hàng về TPBVSK Dạ Minh Châu
https://vtc.vn/phuong-phap-giup-tieu-dem-dut-diem-tim-lai-co-the-khoe-manh-ar646954.html
Xem thông tin sản phẩm: Tại Đây
Bài viết liên quan