Bà bầu bị nhiệt miệng là vấn đề xảy ra khá phổ biến và được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của Sao Thái Dương sẽ giới thiệu đến các bạn một vài phương pháp hiệu quả giúp chữa nhiệt miệng cho bà bầu.
Những khó khăn khi điều trị nhiệt miệng cho bà bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm đối với người phụ nữ và cả thai nhi. Do vậy quá trình bị nhiệt miệng và điều trị cho bà bầu cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như:
- Không nên sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng thông thường mà nên thiên về những cách điều trị dân gian sẽ có tính an toàn hơn.
- Khi bị nhiệt miệng, bà bầu sẽ bị sưng đau, dẫn đến khó ăn, khó uống, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu ngay tại nhà
Sử dụng nước súc miệng
Khi thấy xuất hiện những nốt nhiệt miệng đầu tiên thì mẹ bầu hãy sử dụng nước súc miệng Valentine của Sao Thái Dương. Đây là sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại, có sự kết hợp giữa Nano bạc và menthol rất phù hợp với tình trạng nhiệt miệng, hôi miệng, sâu răng, viêm lợi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng kết hợp với kem đánh răng của Sao Thái Dương để hạn chế tình trạng viêm nhiễm răng nướu, tụt lợi chảy máu chân răng và giúp răng được chắc khỏe hơn.

Sử dụng baking soda chữa nhiệt miệng cho bà bầu
Baking soda có tính kiềm, do đó mà nó có khả năng trung hòa acid có trong khoang miệng đồng thời có thể tiêu diệt và loại bỏ được 1 số loại vi khuẩn ở miệng. Chính vì thế nó sẽ giúp các nốt nhiệt miệng nhanh lặn hơn.
Cách sử dụng baking soda chữa nhiệt miệng cho bà bầu cũng rất đơn giản. Mẹ bầu chỉ cần pha 1 muỗng cà phê baking soda với nửa cốc nước ấm và dùng hỗn hợp đó súc miệng thường xuyên 2 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Dùng dấm táo chữa nhiệt miệng
Trong giấm táo có chứa một lượng lớn acid axetic. Đây là một loại acid có thể gây ức chế các vi khuẩn xấu và làm sạch khoang miệng cũng như giúp duy trì được hệ vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Từ đó, các vết lở miệng cũng sẽ nhanh lành hơn.

Chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng cũng như thúc đẩy nhanh quá trình làm lành các vết lở do nhiệt miệng gây ra.
Trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể thưởng thức 1 ly trà hoa cúc ấm hoặc sử dụng trực tiếp túi lọc trà đắp lên vết loét sẽ có tác dụng giảm đau nhức.
Chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng sữa chua
Như chúng ta đã biết trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp cơ thể đánh bại các tác nhân gây nhiệt miệng. Mỗi ngày ăn 1 hộp sữa chua thì tình trạng nhiệt miệng sẽ cải thiện dần dần. Mẹ bầu hãy an tâm sử dụng vì sữa chua là loại thực phẩm rất lành tính lại có lợi cho đường tiêu hóa.

Giải đáp thắc mắc khi bà bầu bị nhiệt miệng
Trong thời gian mang thai chắc hẳn rất nhiều chị em gặp phải tình trạng nhiệt miệng và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp 1 số những thắc mắc được rất nhiều mẹ bầu quan tâm:
Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống trong giai đoạn mang thai đã rất quan trọng thì khi bị nhiệt miệng chế độ ăn còn quan trọng hơn. Bởi nếu không chú ý sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu có thể thêm các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hằng ngày giúp thanh nhiệt:
- Các loại rau xanh
- Các loại quả giàu vitamin C như chanh, cam, quýt, bưởi, cà chua….
Thêm vào đó, bà bầu cũng nên bổ sung những loại nước ép hay sinh tố hoa quả sẽ giúp phòng ngừa nhiệt miệng quay trở lại. Nhóm thực phẩm chứa vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, virus, bảo vệ và chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai.
Những loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi bị nhiệt miệng đó là:
- Các thực phẩm đông lạnh
- Đồ ăn cay nóng
- Các loại đồ uống lạnh…
Các loại này sẽ làm cho những nốt nhiệt miệng lan rộng hơn, gây viêm loét, tình trạng nhiệt miệng tồi tệ hơn, dẫn đến ăn uống cũng khó khăn hơn. Ngoài ra mẹ bầu cũng cần chú ý trong thời gian này không sử dụng các loại đồ uống có cồn, cafein như cà phê, rượu, bia..
Bà bầu có được dùng thuốc trị nhiệt miệng không?
Đối với phụ nữ có thai luôn được khuyến cáo không nên có sự can thiệp của các loại thuốc tây vào cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là vào 3 tháng đầu mang thai. Do vậy khi bị nhiệt miệng mẹ bầu không nên sử dụng thuốc bởi trong thuốc sẽ có những thành phần có thể gây ảnh hưởng đến bé nên cần phải hạn chế sử dụng. Ngay cả đối với thuốc nhiệt miệng quen thuộc Orecortia cũng nên cân nhắc lợi ích, nguy cơ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thay vì sử dụng các loại thuốc mẹ bầu nên tìm kiếm những cách điều trị nhiệt miệng từ các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn tại nhà, vừa có độ an toàn lại rất lành tính. mẹ bầu có thể tham khảo những cách chữa nhiệt miệng đã được đề cập phía trên để áp dụng.
Trong trường hợp các mẹ bầu muốn sử dụng thuốc để nhanh khỏi thì hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
