Nhiệt miệng là tình trạng xảy ra khá phổ biến gây ra sự khó chịu, khó khăn khi ăn uống, khi nói. Bài viết dưới đây của Sao Thái Dương sẽ giới thiệu một số cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn, hiệu quả.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có thể gây ra bởi rất nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến gây ra nhiệt miệng là do nội tiết tố bên trong cơ thể. Cụ thể như:
- Một số tổn thương nhỏ trong miệng do vô tình như đánh răng quá mức hay khi chơi thể thao, cắn vào,…
- Một số loại thức ăn như: sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, hoặc các loại thực phẩm nóng, có nhiều gia vị hoặc có vị chưa
- Do cơ thể bị thiếu hụt một số chất như vitamin B12, acid folic, sắt,…
- Do một số loại vi khuẩn có trong miệng.
- Do thay đổi số lượng hormon trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Do phải chịu áp lực lớn, stress.

6 cách chữa nhiệt miệng dân gian hiệu quả nhất.
Mẹo dân gian chữa nhiệt miệng bằng nước khế chua.
Acid folic trong khế chua có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Và một tác dụng ít người biết đến của khế chua là chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.
Sử dụng khế chua làm cho răng và nướu chắc khỏe và trắng sáng tự nhiên. Ngoài ra khế chua còn có chứa các thành phần như vitamin C, các nguyên tố vi lượng canxi, sắt, vitamin K, A, B2,… có tác dụng giải nhiệt, điều trị nhiệt miệng từ bên trong.
Chuẩn bị: 2-3 quả khế chua.
Cách làm:
- Cắt thành múi khế chua đã rửa sạch. Đun sôi với nửa lít nước, để lửa nhỏ trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Đợi nước khế nguội rồi lọc lấy nước khế chua, bỏ bã. Nước khế chua chỉ sử dụng trong ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
- Dùng nước khế chua để ngậm 4-5 phút, sau đó rửa sạch miệng bằng nước lọc.
Bạn có thể uống nước ép khế hàng ngày cũng có tác dụng điều trị nhiệt miệng.
Phương pháp này cần kiên trì sử dụng trong 3-4 ngày có thể thấy hiệu quả rõ rệt là các vết loét sẽ dần biến mất.
Uống nước ép hoặc nước sắc rau diếp cá.
Rau diếp cá là một loại rau quen thuộc được sử dụng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ viêm tiêu mủ nên còn được sử dụng để điều trị nhiệt miệng tại nhà.
Theo một số nghiên cứu, rau diếp cá có chứa chất decanoyl-acetaldehyd. Chất này làm cho rau má có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó sử dụng rau má đem lại hiệu quả tốt trong điều trị nhiệt miệng tại gia.
Một số cách sử dụng rau má để điều trị nhiệt miệng tại gia.
- Sử dụng nước ép rau má.
- Sắc lấy nước uống.
- Ăn sống.
Do rau má có tính hàn nên cần thận trọng và điều chỉnh liều lượng phù hợp mùa đông và mùa hè, và không được quá lạm dụng nó.

Bôi nước ép rau ngót.
Rau ngót là một loại rau khá phổ biến ở Việt Nam, nó được biết đến như là một loại rau khá lành tính. Ngoài một số tác dụng như chữa táo bón, hạ huyết áp, giảm đường huyết,… rau ngót còn có công dụng điều trị nhiệt miệng.
Chuẩn bị: 5 – 10g lá rau ngót tươi.
Cách làm:
- Rửa sạch, giã nhỏ và vắt lấy nước lá rau ngót vừa chuẩn bị.
- Sử dụng bông hoặc vải mềm thấm nước lá rau ngót rồi thấm nhẹ nhàng lên lưỡi, vòm miệng và lợi.
Bạn nên sử dụng phương pháp này 2-3 lần/ngày để có được hiệu quả mong muốn.
Uống nước cam hàng ngày.
Nước cam là một thức uống khá quen thuộc với mọi người, rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng làm đẹp da rất tốt. Hàm lượng lớn vitamin C trong cam có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa tốt, đồng thời cũng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt.
Ngoài ra trong nước cam còn có thành phần là các chất folate, vitamin B có tác dụng hỗ trợ hình thành, sửa chữa các tổ chức tổn thương giúp các vết loét nhanh lành hơn.
Nước cam rất tốt cho sức khỏe, các bạn nên uống nước cam hàng ngày. Tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều nước cam một ngày và hạn chế uống nước cam vào buổi tối vì rất dễ gây ra tiêu chảy.

Thoa mật ong lên vết loét.
Mật ong rất phổ biến trong đời sống tuy nhiên ít ai biết đến mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Mật ong có hiệu quả tốt đối với những vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ. Ngoài ra mật ong còn giúp ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.
Phương pháp sử dụng mật ong rất đơn giản. Bạn chỉ cần thoa mật ong lên vết nhiệt miệng 4 lần/ngày. Bạn cần lựa chọn những loại mật ong nguyên chất và sử dụng kiên trì để có được hiệu quả chữa lành vết thương tốt hơn.
Sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng.
Sắn dây là một dược liệu quen thuộc, hay được sử dụng trong Đông Y để điều trị bệnh đau bụng, chóng mặt, buồn nôn. Và sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt nên được nhiều người sử dụng để chữa nhiệt miệng tại nhà.
Cách làm:
- Chuẩn bị một ly nước ấm với ⅓ nước nóng pha với ⅔ nước ở nhiệt độ phòng.
- Đổ bột sắn dây vào ly có chứa nước ấm rồi khuấy đều.
Bạn có thể tăng/giảm lượng bột sắn dây để điều chỉnh độ sệt của nước. (càng nhiều bột thì càng sệt).
Phương pháp này khá là an toàn để điều trị nhiệt miệng tại nhà tuy nhiên cần thận trọng với một số đối tượng như: người đang sử dụng thuốc tiểu đường, bệnh nhân bị ung thư vú hoặc các loại ung thư nhạy cảm với nội tiết tố khác, người đang uống methotrexate hoặc tamoxifen.

Ưu, nhược điểm của phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian.
Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản, dễ làm.
- Nguyên liệu tự nhiên, an toàn, dễ kiếm.
- Ít các tác dụng phụ hơn các loại thuốc tây.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với những người bị nhiệt miệng ở thể nhẹ.
- Tác dụng chậm, phương pháp phải được duy trì trong một thời gian mới thấy hiệu quả.
- Cần phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
- Đôi khi các phương pháp trên hơi rườm rà, tốn thời gian và không phù hợp với những con người bận rộn.
Đối với những người bận rộn, không có thời gian sử dụng các phương pháp dân gian trên thì có thể sử dụng bộ đôi nước súc miệng Valentine (với thành phần chính là nano bạc) và kem đánh răng dược liệu Thái Dương (với thành phần chính là nano bạc và tinh chất lược vàng) giúp bảo vệ răng miệng hiệu quả. Thành phần nano bạc và tinh chất lược vàng có hiệu quả trong các trường hợp hôi miệng, viêm lợi, sâu răng, nhiệt miệng, chảy máu chân răng.
Nước súc miệng Valentine không chứa cồn, êm dịu, nhẹ nhàng, an toàn với cả trẻ nhỏ. Loại nước súc miệng này nên được sử dụng hàng ngày, mỗi ngày tối thiểu 2 lần, sáng – tối sau khi đánh răng