[BẬT MÍ] Top 8 cách chữa nhiệt miệng mà không phải ai cũng biết

Top 8 cách chữa nhiệt miệng mà không phải ai cũng biết
5/5 - (1 bình chọn)

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ aphthous ulcer là một tình trạng vô cùng phổ biến. Mặc dù bệnh lý này ít gây nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác vô cùng khó chịu và nhức nhối cho người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Sao Thái Dương về cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả.

Top 8 cách chữa nhiệt miệng mà không phải ai cũng biết
Top 8 cách chữa nhiệt miệng mà không phải ai cũng biết

Tại sao bạn bị nhiệt miệng liên tục

Khi niêm mạc miệng bị xây xát sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn trong miệng phát triển và gây ra các vết loét hay nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng xảy ra thường xuyên thì có thể do một số nguyên nhân sâu xa khác.

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng liên tục:

  • Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiệt miệng là do suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập và tấn công gây tổn thương và dẫn đến nhiệt miệng.
  • Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới cũng là nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng. Nội tiết tố thất thường sẽ khiến nhiệt độ cơ thể nữ giới thay đổi không kiểm soát. Từ đó dễ dàng gây ra các vết loét trong khoang miệng.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori cũng có nguy cơ bị nhiệt miệng cao. Nguyên nhân bởi vi khuẩn này có khả năng theo đường thực quản lên khoang miệng và sẽ gây tổn thương tại vị trí này. Với bội đôi sản phẩm nước súc miệng Valentine và Kem đánh răng dược liệu Thái Dương có cùng thành phần Nano bạc có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bên cạnh đó, kem đánh răng dược liệu Thái Dương còn có chứa  thêm dịch chiết dược liệu như dịch chiết lược vàng, dịch chiết cau giúp tăng cường hoạt tính kháng khuẩn, bảo vệ nướu răng, giúp răng chắc khỏe hơn.

Xem thêm về sản phẩm Kem đánh răng dược liệu Thái Dương: Tại đây

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng dễ gây nhiệt miệng. Thói quen đánh răng quá nhiều lần trong ngày với lực quá mạnh tay hoặc sử dụng một số loại kem đánh răng không phù hợp có thể gây xây xát khoang miệng. Những tổn thương này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiệt miệng kéo dài liên tục.
  • Sự thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, sắt, kẽm hay axit folic cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Nguyên nhân bởi các loại vitamin và khoáng chất này giúp kích thích sản xuất các tế bào lympho, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp vết thương mau lành.
  • Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh cũng dễ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Người thường xuyên ăn đồ cay, nóng hoặc sô-cô-la, dâu tây, phô mai, cà phê và một số thực phẩm có vị chua có thể tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.

Một số biện pháp chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả nhất

Các bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng

Giải nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Tác dụng của mật ong trong điều trị nhiệt miệng: trong mật ong có chứa một lượng lớn các  Hydroperoxide tự nhiên, giúp khử trùng mạnh, dễ dàng kháng khuẩn và kháng nấm. Không chỉ vậy, mật ong còn có khả năng thúc đẩy quá trình lành vết thương lên tới 97% nhờ vào khả năng tái tạo mô hiệu quả đến kinh ngạc. Hơn nữa, nó còn chứa rất nhiều loại khoáng chất dồi dào như kẽm, sắt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Uống mật ong thường xuyên cũng có thể hạn chế nguy cơ bị nhiệt miệng.

  • Dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vết loét:

Tiến hành vệ sinh sạch sẽ vết loét rồi dùng tăm bông thấm một chút mật ong và chấm nhẹ nhàng nhiều lần lên vết nhiệt trong khoang miệng giúp mật ong thẩm thấu sâu vào vết loét. Để mật ong lưu lại trên vết loét khoảng 5 – 7 phút rồi rửa lại bằng nước ấm cho trẻ. Áp dụng khoảng 3 lần mỗi ngày và duy trì đều đặn khoảng 1 tuần, vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng biến mất.

Giải nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Giải nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng như thế nào trong điều trị nhiệt miệng: Nước muối sinh lý thường đẳng trương với dịch cơ thể và có độ tinh khiết cao hơn với nước muối tự pha thông thường. Nước muối thường có tính sát khuẩn cao, dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn ở các vị trí lở loét và giảm nồng độ axit ở miệng khiến vết loét mau lành.

Cách sử dụng nước muối sinh lý trong điều trị nhiệt miệng:

Dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày sẽ hạn chế tối đa vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế lở loét và hôi miệng. Mỗi lần súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra, nên duy trì khoảng 3 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể ngậm nước muối sinh lý trong miệng một lúc rồi nhổ ra cũng sẽ tăng hiệu quả sát khuẩn. Đây là cách điều trị nhiệt miệng đơn giản và rẻ tiền lại mang đến hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua.

Mẹo trị nhiệt miệng bằng sắn dây

Theo quan niệm của Đông Y bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, phế, vị, bàng quang. Bột sắn dây có chức tác dụng giải nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể. Chính nhờ công dụng giải độc, làm mát này mà bột sắn dây được dân gian lưu truyền để trị nhiệt miệng, hạn chế sự hình thành các vết lở loét trong khoang miệng một cách hiệu quả. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả, thu được kết quả nhanh chóng và lại rất tiết kiệm chi phí.

Cách sử dụng bột sắn dây trong điều trị nhiệt miệng: Pha bột sắn dây đã nghiền mịn với nước đun sôi để nguội, không nên cho thêm đường. Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ, nên nấu chín bột sắn dây để hạn chế ảnh hưởng đến đường tiêu hoá. Uống nước sắn dây pha loãng hàng ngày, mỗi ngày dùng 2 lần. Sử dụng bột sắn dây chỉ sau 1 ngày có thể thấy rõ tình trạng phù nề ở vết loét giảm đi đáng kể. Nên duy trì uống đều đặn trong vòng 1 tuần các vết loét sẽ nhanh liền.

Mẹo trị nhiệt miệng bằng sắn dây
Mẹo trị nhiệt miệng bằng sắn dây

Húng chó trị nhiệt miệng tận gốc

Tác dụng trị nhiệt miệng của húng chó: Húng chó có bộ phần dùng là lá. Lá húng chó có tính ấm và chứa nhiều tinh dầu. Loại thảo dược này được biết đến với khả năng làm mát máu, có tác dụng kháng viêm, tinh dầu húng chó cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả. Do đó, húng chó được dân gian xem như một loại thảo dược trị nhiệt miệng thần kỳ.

Cách điều trị nhiệt miệng tận gốc bằng húng chó: Lá húng chó rửa sạch để loại bỏ hết chất bụi bẩn. Lấy vài lá húng chó nhai kỹ trong khoảng 2 phút rồi uống với một ngụm nước mát. Nên sử dụng mỗi ngày khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày, duy trì trong khoảng 1 tuần, các nốt nhiệt sẽ dần dần biến mất.

Chữa nhiệt miệng bằng Tây Y

Khi sử dụng các biện pháp dân gian trị nhiệt miệng mà không có hiệu quả, người bệnh cần tiến hành điều trị bằng các biện pháp khác như sử dụng một số loại thuốc tây y. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tây y cần có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể. Dưới đây là một số loại thuốc tây y có thể sử dụng để điều trị nhiệt miệng:

Thuốc uống chống viêm dẫn xuất steroid

Thuốc chống viêm dẫn xuất steroid hay còn gọi là thuốc chống viêm corticoid. Thuốc được sử dụng trong trường hợp bị nhiệt miệng nặng, kéo dài lâu ngày, đã điều trị bằng nhiều biện pháp thông thường nhưng không khỏi. Khi đó có thể dùng đến thuốc chống viêm Corticoid. Loại thuốc này có công dụng chống viêm, tiêu sưng rất hiệu quả, từ đó có thể giúp giảm nhanh tình trạng nhiệt miệng, làm vết loét nhanh liền.

Lưu ý: Không nên lạm dụng sử dụng thuốc chống viêm dẫn xuất steroid liều cao  trong thời gian dài, dừng thuốc đột ngột, phải giảm liều từ từ để tránh gặp tác dụng phụ.

Chữa nhiệt miệng bằng Tây Y
Chữa nhiệt miệng bằng Tây Y

Thuốc kháng sinh

Nếu vết lở loét, nhiệt miệng lớn, và kéo dài khoảng hơn 1 tuần, vết loét  không có dấu hiệu lành lại mà lan rộng hoặc ngày càng viêm, sưng to có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Trong trường hợp người bệnh bị nhiệt miệng do nguyên nhân nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nhiệt miệng. Một số loại kháng sinh thường được bác sĩ kê trong điều trị nhiệt miệng bao gồm: biseptol có chứa sulfamethoxazole và trimethoprim, kháng sinh Spiramycin, kháng sinh metronidazol.

Lưu ý: không nên tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị nhiệt khi không có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng bội nhiễm, kháng kháng sinh ở vi khuẩn.

Thuốc kháng nấm

Một số trường hợp nhiệt miệng có thể do nguyên nhân nhiễm nấm. Khi đó, cần phải điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng nấm như: nystatin, fluconazol, itraconazole. Có thể sử dụng kết hợp thuốc bôi và uống để tăng hiệu quả điều trị.

Các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng

Thường xuyên vệ sinh răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ giúp khoang miệng được sạch sẽ, loại bỏ tối đa thức ăn dư thừa và vi khuẩn trong khoang miệng, vừa ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, vừa giảm thiểu tình trạng hôi miệng.

  • Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng sau khi ăn cơm và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ. Tuy nhiên không nên đánh răng quá nhiều lần trong ngày vì có khả năng làm mòn men răng và dễ gây ê buốt.
  • Không nên chải răng quá mạnh tay, hạn chế nguy cơ xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Thay bàn chải đánh răng thường xuyên (khoảng 3 – 4 tháng nên thay bàn chải 1 lần).
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám và thức ăn thừa từ sâu trong các kẽ răng mà bàn chải khí có thể len lỏi tới được.
  • Những mảng bám lâu ngày có thể hình thành nên cao răng. Chính vì thế, bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo tình trạng răng miệng luôn ở trạng thái tốt nhất, không cho vi khuẩn có môi trường để phát triển gây nhiệt miệng.

Duy trì thói quen lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học: thói quen lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học sẽ là yếu tố chủ yếu làm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiệt miệng. Không những vậy, việc duy trì thói quen tốt còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và hạn chế sự tác động của các tác nhân gây hại.

  • Hạn chế thức khuya và hạn chế stress, giảm thiểu nguyên nhân gây nhiệt miệng.
  • Uống đủ nước và hạn chế sử dụng những đồ cay nóng.
  • Thường xuyên ăn nhiều rau xanh. Có thể tăng cường sử dụng những loại rau có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc như rau má, giá ngổ, rau dền.
  • Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin A, C và khoáng chất như: chanh, cam, dâu tây, đu đủ giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng.
  • Sử dụng thêm viên sủi vitamin hoặc bổ sung vitamin e viên uống khi cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng.

Xem thêm:

[GIẢI PHÁP] Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi?

Ngày viết:
Để lại câu hỏi về bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 1799