Hôi miệng là một bệnh lý răng miệng phổ biến ở nước ta. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến người mắc tự ti, ngại giao tiếp. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người đã áp dụng các phương pháp dân gian, trong đó có sử dụng chanh. Vậy trị hôi miệng bằng chanh có hiệu quả? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm câu trả lời cho vấn đề này và 10 cách trị cải thiện hơi thở có mùi bằng chanh qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về hôi miệng
Theo ước tính của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, hiện có khoảng 40% dân số Việt Nam mắc chứng hôi miệng, tương đương với 40,5 triệu người. Đây là một tỷ lệ khá cao, cho thấy hôi miệng là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến ở Việt Nam.
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, xuất phát từ trong khoang miệng. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhất là người lớn tuổi. Mùi hôi khó chịu thường do sự giải phóng của các hợp chất lưu hình trong khoang miệng. Các hợp chất này được tạo ra bởi vi khuẩn kỵ khí trong quá trình phân giải protein.

Nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn tích tụ trong miệng. Vi khuẩn này phân hủy thức ăn thừa, tạo ra các hợp chất có mùi hôi. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ hơi thở có mùi:
- Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng. Khi bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, thức ăn thừa và mảng bám sẽ tích tụ trên răng và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… cũng có thể gây mùi.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống tiết cholin, thuốc hóa trị,… có thể làm khô miệng.
- Các loại thực phẩm và đồ uống gây mùi như tỏi, hành tây, cà phê, rượu bia,… gây ra mùi hôi tạm thời.
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
- Các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,… có thể gây ra mùi hôi từ dạ dày, khiến hơi thở có mùi.
- Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,… gây ra mùi hôi từ đường hô hấp.

Hôi miệng gây ảnh hưởng như thế nào?
Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng hôi miệng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh, cả về mặt thể chất và tinh thần. Bệnh này có thể khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp, khép kín. Lâu dần, gây mất thiện cảm với đồng nghiệp, khách hàng. Hôi miệng còn là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như:
- Bệnh lý răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.
- Bệnh lý tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, bệnh tiểu đường.
- Bệnh lý đường hô hấp, chẳng hạn như viêm xoang, viêm amidan.

Chanh có trị hôi miệng được không?
Câu trả lời là có, chanh có thể trị hôi miệng. Chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là vitamin C và axit ascorbic, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa hoạt động của gốc tự do, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi và các mảng bám trên răng. Từ đó cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.
Bên cạnh đó, tinh dầu có trong chanh còn giúp củng cố mạch máu, axit trong chanh giúp kích thích vận động của cơ dạ dày, kích thích dạ dày tiết axit tiêu từ đó cải thiện đáng kể các bệnh lý về tiêu hóa gây hôi miệng.
Có thể bạn quan tâm: 20 cách làm nước súc miệng chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả nhanh chóng

10 cách trị hôi miệng bằng chanh đơn giản tại nhà
Chanh là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Không chỉ là một loại quả có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, chanh còn là một phương pháp trị hôi miệng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Dưới đây là 10 cách trị hôi miệng bằng chanh tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
Công thức chữa hôi miệng bằng lá chanh
Lá chanh là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng nó còn là một loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe răng miệng. Lá chanh có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa. Từ đó, cải thiện mùi hôi do bệnh lý.
Cách thực hiện: Cho 10-20 lá chanh vào nồi cùng 1 lít nước, đun sôi trong 10-15 phút. Vớt lá chanh ra, để nguội bớt rồi súc miệng với nước này.

Trị hôi miệng bằng lá và vỏ chanh
Vỏ chanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, vitamin P, kali, canxi, acid citric, limonene, chất xơ, salvestrol, flavonoid polyphenol… Những chất này có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng miệng, hạn chế hình thành mảng bám, cho răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát.
Cách thực hiện: Cho lá vài lá chanh và vỏ chanh vào nồi, đổ một cốc nước lọc, đun sôi. Dùng nước này để súc miệng ngày 2 lần sáng và tối.

Trị hôi miệng bằng nước cốt chanh
Chanh được biết đến với công dụng diệt virus, diệt khuẩn, nâng cao khả năng miễn dịch, cân bằng độ pH trong khoang miệng. Nhờ đó mà dùng chanh sẽ giúp chúng ta cải thiện một số vấn đề, bệnh lý về răng miệng, đồng thời giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tối ưu.
Cách thực hiện: Vắt lấy nước cốt chanh và pha với một ít nước ấm. Súc miệng với hỗn hợp này trong vòng 30 giây rồi nhổ ra. Thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách trị hôi miệng bằng gừng và chanh
Trong gừng có chứa hoạt chất 6-gingerol, có tác dụng kích thích tăng tiết enzyme sulfhydryl oxidase. Enzyme này có tác dụng phá vỡ các hợp chất chứa lưu huỳnh gây mùi trong miệng. Ngoài ra, gừng còn chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 củ hành tươi, cạo vỏ, thát lát mỏng. Cho gừng vào nước ấm, đun sôi, lọc lấy nước. Trộn nước này với 2 thìa nước cốt chanh. Súc miệng 2-3 lần/ngày để giảm hôi miệng.

Cách trị hôi miệng bằng chanh và muối
Chanh và muối là hai nguyên liệu quen thuộc trong đời sống thường ngày, cách trị hôi miệng bằng muối và chanh vừa đơn giản, tiết kiệm mà mang lại hiệu quả cao. Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn, giúp giảm vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đặc biệt, muối còn chứa flo, hoạt chất có thể sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ các vi gây hại trong miệng.
Cách thực hiện: Vắt lấy nước cốt của 1 quả chanh và hòa với 1 thìa muối. Súc miệng bằng hỗn hợp này trong vòng 30-60 giây, ngày 2-3 lần.

Dùng chanh và kem đánh răng trị hôi miệng
Ngoài các cách trị hôi miệng phổ biến như đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng thì phương pháp kết hợp nước cốt chanh và kem đánh răng cũng được nhiều người áp dụng. Cách làm này không quá phức tạp, nguyên liệu lại dễ tìm kiếm, chỉ cần 2 thứ là kem đánh răng và chanh là bạn đã có thể tự làm tại nhà.
Cách thực hiện: Trộn nước cốt chanh với kem đánh răng theo tỷ lệ 1:1. Đánh răng như bình thường bằng hỗn hợp này.

Chữa hôi miệng bằng chanh và quế
Quế có vị cay ngọt, mùi thơm nồng, chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn. Tinh dầu quế có chứa cinnamaldehyde, có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây hôi miệng như Listeria, Salmonella. Chanh kết hợp với quế giúp ngăn ngừa sâu răng, làm giảm các bệnh lý về răng miệng và hỗ trợ điều trị hôi miệng đáng kể.
Cách thực hiện: Trộn đều bột quế, nước cốt chanh và nước ấm thành hỗn hợp sánh mịn. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày.

Cách trị hôi miệng bằng chanh và baking soda
Baking soda là một loại muối có tính kiềm nhẹ, được biết đến với nhiều công dụng như kháng khuẩn, tẩy trắng, cân bằng độ pH. Sử dụng chanh và baking soda sẽ giúp làm sạch răng miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng, giúp hơi thở thơm tho.
Cách thực hiện: Trộn đều 1 muỗng cà phê baking soda với 1 thìa nước cốt chanh. Đánh răng nhẹ nhàng với hỗn hợp này trong khoảng 2 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch.

Cách trị hôi miệng bằng chanh và mật ong
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng trị hôi miệng. Mật ong có chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm, bao gồm hydrogen peroxide, methylglyoxal, pinocembrin, và quercetin. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám răng. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm sạch khoang miệng, giúp hơi thở thơm mát.
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần pha một thìa mật ong với nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 3-5 phút.

Một số lưu ý khi chữa hôi miệng bằng chanh
Các cách chữa hôi miệng bằng chanh dễ thực hiện tại nhà và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, để biện pháp này đạt hiệu quả tốt nhất và tránh gây tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chanh có chứa axit citric, có thể gây kích ứng niêm mạc miệng nếu sử dụng quá nhiều. Bạn chỉ nên súc miệng bằng nước cốt chanh 2-3 lần/ngày, mỗi lần không quá 30 giây.
- Không nên sử dụng nước súc miệng giảm hôi miệng bằng chanh cho người có răng nhạy cảm, vì axit citric trong chanh có thể làm mòn men răng.
- Trẻ em có niêm mạc miệng nhạy cảm hơn người lớn. Do đó, bạn không nên cho trẻ sử dụng chanh để trị hôi miệng.
- Các biện pháp này có hiệu quả chậm, vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài.
- Ngoài ra, cần kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách, thay đổi thói quen sinh hoạt…
- Đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về các cách trị hôi miệng bằng chanh. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý này. Từ đó, có biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp, giúp bạn lấy lại tự tin trong giao tiếp.