Tụt lợi khi niềng răng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Mảng bám cao răng  (Nguồn: Internet)
5/5 - (1 bình chọn)

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả giúp khắc phục các khuyết điểm của răng miệng, mang lại hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng, khiến chân răng bị lộ, gây ê buốt răng và mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân nào gây tụt lợi? Có cách nào để khắc phục không? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

Niềng răng có bị tụt lợi không?

Câu trả lời là có. Niềng răng có thể gây tụt lợi, nhưng không phải trường hợp nào cũng bị. Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa để di chuyển răng và hàm về vị trí mong muốn. Niềng răng được sử dụng để điều trị các vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như răng mọc lệch, răng hô, răng móm… 

Tuy nhiên, trong quá trình niềng vì một số nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không đúng cách, lực siết mắc cài chưa phù hợp, chế độ ăn không hợp lý… có thể gây tụt lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và quá trình niềng. 

Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Bị tụt lợi có niềng răng được không?

Niềng răng có bị tụt lợi không? (Nguồn: Internet)
Niềng răng có bị tụt lợi không? (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu nhận biết bị tụt lợi khi niềng răng

Tụt lợi khi niềng răng là một biến chứng không hiếm gặp, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ. Để có thể phát hiện và điều trị tụt lợi kịp thời, bạn cần nắm được những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Chảy máu chân răng: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của tụt lợi. Bạn có thể bị chảy máu chân răng khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc khi ăn.
  • Nướu sưng đỏ: Nướu xung quanh răng bị tụt thường có màu đỏ, sưng tấy, có thể kèm theo đau nhức.
  • Răng nhạy cảm: Răng bị tụt lợi thường trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ, thức ăn ngọt hoặc chua.
  • Mảng bám và vôi răng tích tụ nhiều: Tụt lợi khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến mảng bám và vôi răng tích tụ nhiều hơn.
  • Hơi thở có mùi: Mảng bám và vôi răng tích tụ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra hơi thở có mùi hôi.
Nướu răng sưng đỏ là nguyên nhân gây nên tụt lợi khi niềng răng
Nướu răng sưng đỏ (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi là biến chứng thường gặp khi niềng răng. Tụt lợi không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể khiến răng đau nhức, ê buốt và gây mất thẩm mỹ. Có nhiều nguyên nhân khiến niềng răng bị tụt lợi, bao gồm: 

Mảng bám cao răng

Mảng bám cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi khi niềng răng. Điều này là do khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn do vướng mắc cài. Các mảng bám thức ăn nếu không được làm sạch sẽ kết tụ lại thành cao răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn phát triển sẽ gây viêm nướu, dẫn đến tụt lợi nếu không được khắc phục kịp thời.

Giải đáp: Lấy cao răng xong bị tụt lợi không?

Mảng bám cao răng (Nguồn: Internet)
Mảng bám cao răng (Nguồn: Internet)

Vệ sinh răng miệng sai cách

Đánh răng quá mạnh hoặc chà sát vào chân răng làm một thói quen vệ sinh răng miệng xấu, có thể gây nhiều tác hại. Khi đánh răng quá mạnh, bàn chải sẽ tác động một lực lớn lên nướu răng, làm tổn thương các mô nướu. Điều này khiến cho nướu sưng viêm, đỏ tấy, chảy máu, từ đó có thể gây ra các bệnh như tụt lợi, viêm lợi, viêm nha chu, thậm chí là mất răng.

Đánh răng quá mạnh (Nguồn: Internet)
Đánh răng quá mạnh (Nguồn: Internet)

Mắc các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu có thể là nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng. Để đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất, bạn nên thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng nếu có. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng

Lực siết mắc cài chưa phù hợp

Lực siết mắc cài cũng có thể là nguyên nhân gây ra tụt lợi khi niềng răng. Lực siết quá mạnh sẽ tạo ra một lực kéo lớn lên răng. Lực kéo này có thể khiến răng di chuyển nhanh chóng, vượt quá khả năng thích ứng của nướu. Điều này có thể khiến nướu bị tổn thương, dẫn đến tụt lợi. Ngoài ra, lực siết quá mạnh cũng có thể làm răng lung lanh. Răng lung lanh sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu. Khi nướu bị viêm, các mô nướu sẽ bị tổn thương, dẫn đến tụt lợi.

Lực siết mắc cài chưa phù hợp (Nguồn: Internet)
Lực siết mắc cài chưa phù hợp (Nguồn: Internet)

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý có thể dẫn đến bị tụt lợi khi niềng răng, trong đó thiếu vitamin C là nguyên nhân chính. Thiếu vitamin C là nguyên nhân gây viêm nướu Scorbut, một tình trạng viêm nướu nghiêm trọng dẫn đến niềng răng bị tụt lợi. Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, một loại protein giúp giữ cho nướu khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu vitamin C, nướu sẽ trở nên yếu và dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột cũng có thể góp phần gây tụt lợi. Đường và tinh bột là nguồn thức ăn lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh trong miệng. Khi vi khuẩn này phát triển quá mức, chúng có thể gây viêm nướu.

Chế độ ăn uống không đủ chất(Nguồn: Internet)
Chế độ ăn uống không đủ chất (Nguồn: Internet)

Tay nghề của bác sĩ

Tụt lợi khi niềng răng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó lựa chọn nha khoa kém uy tín là một trong những nguyên nhân phổ biến. Khi niềng răng tại các nha khoa kém uy tín, bác sĩ có thể không có chuyên môn và tay nghề cao, dẫn đến việc sử dụng lực quá mạnh và không phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Điều này có thể khiến răng bị lung lay và tụt lợi. 

Bị tụt lợi khi niềng răng để lại hệ quả như thế nào?

Bị tụtụt lợi khi niềng răng là một biến chứng không hiếm gặp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. 

Răng bị tăng độ nhạy cảm

Khi nướu răng bị tụt xuống, chân răng sẽ lộ ra bên ngoài, ngà răng không được bảo vệ. Điều này khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng, lạnh, chua, cay. Những cơn ê buốt dữ dội từ chân răng khiến bạn khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn, làm cho bữa ăn chẳng còn ngon miệng nữa. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chân răng bị mòn, răng nhạy cảm và yếu hơn bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, răng có thể bị rụng vĩnh viễn. 

Răng nhạy cảm hơn khi ăn độ nóng, lạnh, cay (Nguồn: Internet)
Răng nhạy cảm hơn khi ăn độ nóng, lạnh, cay (Nguồn: Internet)

Dẫn tới các bệnh lý răng miệng

Tụt lợi làm giảm khả năng bảo vệ của nướu đối với răng. Nướu là mô mềm bao quanh răng và giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, mảng bám, thức ăn thừa,… Khi nướu bị tụt xuống, khả năng bảo vệ của nướu đối với răng sẽ giảm đi, khiến răng dễ bị tổn thương và mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng. 

Có thể khiến răng dài và to ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi niềng răng, lực siết của mắc cài có thể tác động lên nướu răng, làm cho nướu bị kéo xuống, lộ chân răng. Điều này khiến răng trong dài và to hơn bình thường. Răng dài và to ra khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin khi cười nói. 

Tụt lợi gây mất thẩm mỹ(Nguồn: Internet)
Tụt lợi gây mất thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

Mất răng vĩnh viễn

Tụt lợi làm lộ ra phần chân răng, khiến chân răng dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Chân răng là bộ phận quan trọng của răng, có chức năng giữ răng chắc chắn trong xương hàm. Khi chân răng bị tổn thương, răng sẽ trở nên yếu và dễ bị lung lay. Nếu không được điều trị kịp thời, răng có thể bị rụng vĩnh viễn. Ngoài ra, tụt lợi cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng, các bệnh lý này có thể dẫn đến mất răng. 

Mất răng vĩnh viễn do tụt lợi (Nguồn: Internet)
Mất răng vĩnh viễn do tụt lợi (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị tụt lợi

Niềng răng là một quá trình chỉnh nha phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp giữa bác sĩ và người thực hiện. Trong suốt quá trình niềng, nếu xuất hiện tình trạng tụt lợi, bạn cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: Tụt lợi có tự khỏi không? Nên làm gì khi bị tụt lợi?

Trong trường hợp nhẹ

Tụt lợi nhẹ thường không đau nhức, khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu không điều trị, nó có thể gây ra biến chứng về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. 

Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách

Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng. Dưới đây là một số thói quen tốt cần được duy trì để cải thiện tình trạng tụt lợi: 

  • Sử dụng bàn chải lông mềm sẽ giúp bạn làm sạch răng mà không tổn thương nướu. 
  • Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào buổi sáng và tối. 
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận được. 
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày. 
Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn (Nguồn: Internet)
Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn (Nguồn: Internet)

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng giúp hỗ điều trị tụt lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm và sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Bạn có thể áp dụng chế độ sau: 

  • Hạn chế ăn đồ ngọt và thức ăn có nhiều đường để phòng ngừa sâu răng. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây như cam, nho, dâu tây… để bổ sung vitamin C, B và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng. 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho nướu, giúp nướu khỏe mạnh hơn. 
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. 
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, sữa chua, thịt, trứng, hải sản, các loại đậu, nấm… để giúp xương và răng chắc khỏe, bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. 
Bổ sung nhiều hoa quả tươi (Nguồn: Internet)
Bổ sung nhiều hoa quả tươi 
(Nguồn: Internet)

Trong trường hợp nặng

Nếu bạn bị tụt lợi khi niềng răng, đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả. Răng ngày càng ê buốt, nhạy cảm, mảng bám và cao răng tích tụ nhiều hơn, răng có thể bị lung lay, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tùy vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chọn một trong các phương pháp sau: 

  • Ghép lợi: là một kỹ thuật nha khoa nhằm tái tạo phần nướu bị mất hoặc bị tổn thương. Bác sĩ sử dụng mô nướu từ một vị trí khác trong khoang miệng của chính bệnh nhân để ghép vào vị trí nướu bị tụt. Hoặc dùng nướu nhân tạo để lấy từ nguồn cung cấp mô bên ngoài. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm. 
  • Lấy cao răng: Giúp làm sạch bề mặt răng và nướu. Điều này giúp giảm thiểu các tác nhân gây viêm nướu, từ đó giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tụt lợi. Quy trình lấy cao răng thường được thực hiện trong khoảng 30 phút bởi các kỹ thuật viên, nha sĩ có tay nghề. 
  • Chỉnh hình xương hàm: Trong trường hợp tụt lợi do tiêu xương hàm, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định phẫu thuật chỉnh xương hàm để tạo chỗ cho nướu phát triển. Phương pháp này thường mất nhiều thời gian để hồi phục. Bệnh nhân cần kiên nhẫn thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Phẫu thuật ghép lợi (Nguồn: Internet)
Phẫu thuật ghép lợi (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng

Tụt lợi khi niềng răng không chỉ ảnh hưởng đến sức thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe như viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là mất răng. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau: 

  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng trước khi niềng răng.
  • Bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng.
  • Thực hiện đúng lịch hẹn tái khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa về cách chăm sóc răng miệng. 
  • Không hút thuốc lá. 
  • Sử dụng máy tăm nước để làm sạch các vùng răng và nướu khó tiếp cận.
  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe răng miệng. 
  • Các thực phẩm cứng, dai có thể làm tổn thương nướu và mắc cài, làm tăng nguy cơ tụt lợi. 
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe(Nguồn: Internet)
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về nguyên nhân và cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được những thông tin về bệnh này, từ đó có biện pháp phòng ngừa, duy trì răng và nướu khỏe luôn khỏe mạnh. 

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799